vrijdag 4 september 2015

Xác bé trai tị nạn 3 tuổi, quê nhà ở Kobani, Syria, trôi vào biển Thổ Nhĩ Kỳ làm rúng động thế giới giống ‘em bé napalm’

Xác bé trai tị nạn 3 tuổi trôi vào biển Thổ Nhĩ Kỳ làm rúng động thế giới
Thursday, September 3, 2015 5:32:33 PM





MUGLA, Thổ Nhĩ Kỳ (NV) – Hình ảnh bé Aylan, 3 tuổi, chết đuối cùng với bà mẹ và nhiều người  khác khi tìm cách vượt biển qua Hy Lạp, trôi vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ được phát tán nhanh chóng và rộng rãi trên mạng truyền thông xã hội, tạo một áp lực lớn lên giới lãnh đạo Âu Châu về thái độ thờ ơ với dân tị nạn.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ lập biên bản trước khi mang xác của bé Aylan Kurdi, 3 tuổi, ra khỏi bãi biển nghỉ mát Bodrum. (Hình: AP/DHA)

Galip, 5 tuổi, anh trai của bé Aylan, và bà mẹ Rehan, 35 tuổi, nằm trong số 12 người, bị thiệt mạng khi hai chiếc tàu tị nạn bị lật trong khi tìm cách tiến đến đảo Kos của Hy Lạp.

Người cha đau khổ của hai em bé chết đuối đã nhận diện xác họ hôm Thứ Năm và chuẩn bị đưa cả ba về quê nhà ở Kobani, Syria, theo tin của Reuters.

Ông Abdullah Kurdi khóc òa khi từ nhà xác ở Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ, bước ra, nơi thi thể của đứa con trai ba tuổi Aylan của ông tấp vào bờ biển hôm Thứ Tư.

Bức ảnh tấm thân bé nhỏ trong chiếc áo thun màu đỏ, quần cụt xanh, mặt úp xuống, với nước biển liên tục vỗ chung quanh, xuất hiện trên báo chí truyền hình khắp thế giới, gây phẫn nộ lẫn cảm thông trong bối cảnh các nước phát triển không có hành động giúp đỡ nào đối với dân tị nạn.

Gia đình ông Abdullah từng tìm cách xin qua Canada sau khi trốn khỏi thành phố Kobani bị chiến tranh tàn phá, một tiết lộ làm cho chính quyền bảo thủ Canada phải lúng túng.

Ông Abdullah nói, nay Canada đề nghị cho ông vào quốc tịch sau khi chứng kiến những gì xảy ra với gia đình ông, nhưng lần này ông từ chối.

Ông Abdullah có người em gái là Teema Kurdi, cư dân của Vancouver. Hồi Tháng Sáu, khi ở trại tị nạn, gia đình ông có nộp đơn xin được bảo lãnh sang Canada đoàn tụ với người em nhưng bị bác do rắc rối giấy tờ với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Abdullah cho biết, hai lần ông trả tiền cho chủ ghe để đi qua Hy Lạp nhưng cả hai chuyến đều không thành công.

Sau cùng ông quyết định tìm một chiếc thuyền và tự chèo lấy. Trong chuyến đi, thuyền bị nước vào, mọi người hốt hoảng làm thuyền mất thăng bằng và lật úp.

Ông Abdullah kể: “Tôi chụp lấy tay vợ tôi thì hai đứa con lại vuột khỏi tay tôi. Mọi người kinh hãi la hét trong đêm tối. Tôi không còn nghe được tiếng vợ con tôi nữa.”

Những cái chết của gia đình của em Aylan nằm trong số hàng triệu cái chết của người tị nạn trên đường trốn chạy sự hủy diệt tàn phá hiện đang diễn ra tại Syria và Iraq. Nhưng, ít nhất là cho đến giờ, hình ảnh thân xác bé nhỏ của  em chết giạt vào bờ, là biểu tượng mạnh mẽ nhất về thảm cảnh của người tị nạn từ khu vực này. (TP)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=213801&zoneid=1#.VelNYREVi70

Thứ sáu, 04/09/2015

Tin tức / Thế giới / Trung Ðông

Ảnh bé trai Syria chết đuối sẽ giúp thay đổi cục diện giống ‘em bé napalm’?

Sĩ quan cảnh sát bế thi thể bé Aylan 3 tuổi bị chết đuối và trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Sĩ quan cảnh sát bế thi thể bé Aylan 3 tuổi bị chết đuối và trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Hình ảnh mang tính biểu tượng đầy sức mạnh của nạn nhân bom napalm trong Chiến tranh Việt Nam, Phan Kim Phúc, đã giúp thay đổi ý kiến công luận năm 1973 và kết thúc cuộc xung đột.
40 năm sau, bức ảnh gợi nhiều liên tưởng và được cho là bi kịch hơn của một em bé 3 tuổi người Syria, Aylan Kurdi, bị chết đuối và trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc hành trình đến đảo Kos, Hy Lạp, có thể gây ra những tác động tương tự đối với cuộc khủng hoảng hoàn toàn khác với Chiến tranh Việt Nam.
Cậu bé Aylan chỉ là một trong số 2.500 di dân đã chết vì tìm cách vượt Địa Trung Hải trên những chiếc thuyền quá tải và không an toàn.
Hình ảnh đau lòng của cậu bé đã gây tác động mạnh đến toàn thế giới, bất kể quan điểm về vấn đề di cư như thế nào.
Aylan chết đuối cùng anh trai 5 tuổi và mẹ khi trốn chạy khỏi thị trấn Kobane, Syria. Gia đình của Aylan tìm cách đến Canada, nơi họ có người thân.
Cậu bé được tìm thấy nằm sấp trên một bãi biển gần khu nghỉ dưỡng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thật trùng hợp, Canada là nơi bà Phúc, hiện nay khoảng 50 tuổi đang sinh sống, sau khi đã hồi phục từ vụ bỏng bom napalm khủng khiếp hàng chục năm trước.
Hình ảnh 'em bé naplm' la hét vì bị bỏng trong cuộc tấn công bằng bom napalm khiến công chúng Mỹ thấy được nỗi kinh hoàng của chiến tranh.
Hình ảnh 'em bé naplm' la hét vì bị bỏng trong cuộc tấn công bằng bom napalm khiến công chúng Mỹ thấy được nỗi kinh hoàng của chiến tranh.

Không khó để so sánh giữa bức ảnh của cậu bé Aylan và Kim Phúc, một nạn nhân bom napalm trong chiến tranh Việt Nam.
Sức mạnh của hình ảnh cô bé la hét sau khi bị bỏng trong cuộc tấn công bằng bom napalm khiến công chúng Mỹ thấy được nỗi kinh hoàng của chiến tranh trong lúc biểu tình gia tăng đòi chấm dứt 20 năm xung đột.

Không phải ngẫu nhiên mà chỉ vài giờ sau khi xuất hiện bức ảnh thương tâm về cậu bé Syria, nhiều người ủng hộ Đảng Bảo thủ của Anh đã bắt đầu thúc giục Thủ tướng David Cameron rằng đã đến lúc chấp nhận thêm người tị nạn.
Ông Nadhim Zahawi, một dân biểu Đảng Bảo thủ, đồng minh thân cận của ông Cameron, đã lên tiếng về những tác động của bức ảnh.
Ông viết trên Twitter: “Chúng ta không là gì cả nếu không có lòng từ bi. Bức ảnh khiến tất cả chúng ta cảm thấy xấu hổ. Chúng ta đã thất bại ở Syria. Tôi xin lỗi thiên thần nhỏ. RIP”.
Bà Laura Padoan thuộc Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn UNHCR, nơi cung cấp thức ăn, nước uống, giúp đỡ những người tị nạn từ Syria và những nơi khác cho biết, tổ chức đã chứng kiến sự đóng góp lớn trong tuần qua.
Cuộc khủng hoảng di cư đang leo thang với làn sóng người tị nạn tràn vào các thành phố ở Châu Âu để tìm kiếm nơi trú thân.
Theo The Guardian, Express

http://www.voatiengviet.com/content/anh-be-trai-chet-duoi-se-lam-thay-doi-cuc-dien-giong-em-be-napalm/2944207.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten