woensdag 2 september 2015

Hà Nội : Lễ mít tinh, diễu binh mừng Quốc khánh 2/9

Thứ tư, 2/9/2015 | 06:24 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Lễ mít tinh, diễu binh mừng Quốc khánh 2/9

30.000 người đại diện cho các lực lượng quân đội, công an và nhiều tầng lớp nhân dân đã tham gia lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành qua nhiều tuyến phố trung tâm thủ đô trong sự chào đón của người dân. 
  • 8h45 icon
    Kết thúc lễ diễu binh, diễu hành qua lễ đài ở quảng trường Ba Đình, 30.000 người chia thành hai ngả đang tiến sâu vào các tuyến phố Hà Nội. Ngả thứ nhất là quảng trường Ba Đình - Hùng Vương - Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Liễu Giai. Ngả thứ hai quảng trường Ba Đình - Hùng Vương - Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - Nhà hát Lớn - Trần Khánh Dư.
    db5-6115-1441161579.jpg
    Xe chỉ huy dẫn đầu đoàn diễu binh, diễu hành trên phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Quý Đoàn.
    mohoi-7521-1441159134.jpg
    Nhiệt độ Hà Nội sáng nay là 27 độ C. Do phải diễu hành qua quãng đường dài, hầu hết chiến sĩ đều đổ mồ hôi. Ảnh: Quý Đoàn.
    do4-1864-1441163200.jpg
    Đoàn diễu binh đi từ Hàng Khay tiến vào phố Tràng Tiền. Ảnh: Bá Đô.
    do1-1597-1441163201.jpg
    Nữ cảnh sát cơ động diễu qua phố Hàng Khay. Ảnh: Bá Đô.
    do3-6754-1441163201.jpg
    Đoàn đại diện cho lực lượng công an xã đi qua khu vực Nhà hát Lớn. Ảnh: Bá Đô.
    do1-8423-1441163934.jpg
    Người dân trên phố Nguyễn Thái Học khi đoàn hồng kỳ diễu qua. Ảnh: Quý Đoàn.
  • 8h40 icon
    Tại quảng trường Ba Đình, lễ mít tinh chuẩn bị khép lại với màn văn hóa - nghệ thuật, giai điệu bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” vang lên. Trong khi đó, tại Sài Gòn, đường phố vắng vẻ. Ở quán cafe, nhiều người dân theo dõi diễu binh, diễu hành qua màn ảnh nhỏ.
    Ông Văn Quốc Huy (61 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết, 70 năm Quốc khánh là mốc trọng đại của dân tộc, việc theo dõi diễu binh cũng là cách nhìn lại chặng đường đã qua. "Tôi kỳ vọng đất nước sẽ ngày càng phát triển, đời sống thịnh vượng hơn", vị cựu chiến binh nói.
    2a-9226-1441158313.jpg
    Người dân TP HCM theo dõi diễu binh qua màn ảnh nhỏ. Ảnh: Phạm Duy.
    camco-2996-1441164426.jpg
    Người dân Hà Nội chờ xem đoàn diễu binh trên phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Hoàng Phương.
    Ông Hà Văn Tải (86 tuổi), nguyên Chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An, cán bộ tiền khởi nghĩa từng tham gia cướp chính quyền, dạy bình dân học vụ, chia sẻ cảm xúc khi theo dõi lễ diễu binh.
  • 8h35 icon
    Tại quảng trường Ba Đình, kết thúc phần diễu hành là đoàn xe Quốc hiệu, đi đầu là biểu tượng nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên, sau đó là biểu tượng nhà nước Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Kết thúc phần nghi lễ tại quảng trường Ba Đình, đoàn diễu binh, diễu hành sẽ chia làm hai ngả về phía Kim Mã và ngược lên Văn Miếu.
    ptt-3646-1441162123.jpg
    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi các cựu chiến binh tham dự lễ diễu binh, diễu hành. Ảnh: Đình Nam.
    cugiaa-3716-1441158140.jpg
    Cụ ông Nguyễn Duy Ân (82 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội) thức cả đêm để chờ con đón đi xem diễu binh. Hơn 4h sáng, ông và con cháu đã có mặt tại phố Nguyễn Thái Học. Đoàn diễu hành đi qua, ông giơ cao chiếc cờ và hô vang Hồ Chí Minh muôn năm. Ảnh: Bá Đô.
    dan-4051-1441158598.jpg
    Người dân trên phố Nguyễn Thái Học ngắm đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Quý Đoàn.
    Trên các tuyến đường đoàn diễu binh đi qua, người dân đứng, ngồi kín hai bên. Nhiều cựu chiến binh đã trải qua chiến tranh, từng nếm trải những mất mát, đau thương; hay các em bé lần đầu tiên được xem diễu binh đều chăm chú theo dõi.  
    Bà Nguyễn Thị Hằng (83 tuổi ở Kim Mã) mang ghế ra vỉa hè ngồi từ 5h sáng. Cách đây 70 năm, bà Hằng là cô bé 13 tuổi theo bố mẹ đi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. Khi đó không được vào quảng trường nhưng bà vẫn rất háo hức. "Đất nước 70 tuổi rồi, chỉ mong sẽ ngày càng giàu mạnh, nhân dân ấm no, lớp trẻ lớn lên được hưởng thành quả tốt nhất", bà nói.
  • 8h24 icon
    vanmieu1-4086-1441157280.jpg
    Đoàn diễu binh qua phố Văn Miếu. Ảnh: Bá Đô.
    Tại quảng trường Ba Đình, khối nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên đang tiến qua lễ đài. Trong khi đó, các khối quân đội, công an nhân dân chia thành hai ngả đã tiến sâu vào các tuyến phố. Người dân đứng kín hai bên đường vỗ tay chào đón. Rất nhiều người đã dùng điện thoại, máy ảnh để ghi lại cảnh diễu binh.
    danchao1-1454-1441157498.jpg
    Người dân vỗ tay khi đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Bá Đô.
    qd2-8364-1441157777.jpg
    Đoàn diễu binh đi qua phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Quý Đoàn.

    (Video)

  • 8h15 icon
    Tại quảng trường Ba Đình, các khối công an nhân dân gồm: cảnh sát cơ động, giao thông, phòng chống tội phạm, đặc nhiệm, phòng cháy chữa cháy... đang tiến qua lễ đài. Ra đời từ khi chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, trải qua các thời kỳ, cảnh sát nhân dân đã gắn bó với nhân dân và các lực lượng chức năng, trừng trị tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân.
    Tham dự lễ mít tinh có đại diện nhiều đại sứ quán. Tham tán Đại sứ quán Nga gửi lời chúc mừng nhân dân Việt Nam.

(Video)
  • 8h05 icon
    Các khối nam, nữ dân quân tự vệ tiến vào lễ đài. Cùng với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, lực lượng nữ tự vệ đã có vai trò quan trọng trong cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền năm 1945. Trong hai cuộc kháng chiến, nữ tự vệ vừa lao động sản xuất, bảo vệ nhà máy, vừa chịu đựng vất vả, động viên chồng con lên đường đánh giặc.  
    Tuổi già, không thể xuống Hà Nội theo dõi lễ diễu binh trực tiếp, ông Hoàng Đình Trân (82 tuổi, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn), nguyên Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Lạng Sơn, theo dõi qua tivi. Nhận xét các đội diễu binh đi rất đẹp, thể hiện được sức mạnh, ông Trân mong rằng đất nước Việt Nam phát triển mạnh, ai cũng có công ăn việc làm, sinh viên ra trường không còn rơi vào cảnh thất nghiệp. Lao động trong nước không phải đi xuất khẩu mà Việt Nam còn thuê được người nước ngoài về làm giàu cho mình. 
    bado1-2980-1441157266.jpg
    Cảnh sát chuyển nước uống cho người dân ngồi xem đoàn diễu binh trên phố Nguyễn Thái Học. Ảnh: Bá Đô.
    bd8-2525-1441157872.jpg
    Trẻ em ngồi bên vỉa hề tuyến phố Nguyễn Thái Học - Kim Mã chờ đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Bá Đô.
    dan1-9299-1441158691.jpg
    Người dân trải báo xuống lòng đường, vỉa hè, ngồi chờ xem đoàn diễu binh. Ảnh: Bá Đô.
  • 8h00 icon
    Khối sĩ quan đặc công đang tiến vào lễ đài. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dặn dò lực lượng này: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt, các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt, bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt”. Thực tế đây là binh chủng mạnh trong quân chủng lục quân. 
    dantoca-8833-1441163482.jpg
    Tại TP Lạng Sơn, người dân đến khu vực tượng đài Hoàng Văn Thụ để mít tinh, chào mừng Quốc khánh. Ảnh: Mây Hồng.
    Ở Lạng Sơn, người dân thành phố và các huyện lân cận như Cao Lộc, Lộc Bình, Chi Lăng đổ đến khu vực tượng đài Hoàng Văn Thụ để theo dõi chương trình giao lưu dân ca chào mừng ngày 2/9. Bà Hà Thị Cồ (62 tuổi, huyện Cao Lộc) cho biết năm nào cũng rủ vài người cùng làng ra thành phố chơi hội 2/9. Đến đây, bà được hát sli lượn giao duyên. 
    Tại Nghệ An, cùng con cháu theo dõi tivi màn diễu binh 2/9, thiếu tướng Bùi Tùng chia sẻ cảm nhận:

  • 7h50 icon
    Khối học viên các trường sĩ quan tiến qua lễ đài. Tham dự đợt kỷ niệm này có rất nhiều trường sĩ quan, gồm: lục quân, chính trị, hậu cần, kỹ thuật quân sự, phòng không không quân, không quân, hải quân, biên phòng, đặc công, tăng thiết giáp, pháo binh, công binh, phòng hóa, thông tin, bộ binh... Các học viên được tập trung tập luyện từ 4 tháng trước. 
    bd7-4263-1441157558.jpg
    Nữ chiến sĩ thông tin diễu binh qua phố Văn Miếu. Ảnh: Bá Đô.
  • 7h43 icon
    Đội hình diễu binh của lực lượng vũ trang tiến vào lễ đài. Đi đầu đội hình diễu binh là xe chỉ huy của trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp theo đoàn diễu binh là các khối quân nhạc, sĩ quan lục quân, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, phòng không, không quân, hải quân.  
    vovantuan-5947-1441154961.jpg
    Trung tướng Võ Văn Tuấn trên xe chỉ huy tiến vào lễ đài. Ảnh chụp qua màn hình.
    gh3-2886-1441166449.jpg
    Xe rước cờ Quyết chiến, quyết thắng tiến vào lễ đài. Ảnh: Giang Huy.
  • 7h35 icon
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kết thúc bài diễn văn hơn 20 phút bằng lời kêu gọi đại đoàn kết toàn dân, đưa đất nước sánh vai cùng bè bạn, giữ gìn toàn vẹn non sông gấm vóc, tin tưởng dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những kỳ tích mới.
    ​Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu chỉ đạo lễ diễu binh, diễu hành trong tiếng quân nhạc. Đi đầu đội hình là xe Quốc huy nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc huy được đặt trên nền trống đồng tượng trưng cho lịch sử, cội nguồn văn hóa dân tộc. Hành tiến cùng xe Quốc huy là 54 đôi nam, nữ thanh niên, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Tiếp theo là khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc và xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
    quochuya-8478-1441170736.jpg
    Xe rước Quốc huy đi qua Quảng trường Ba Đình. Ảnh: Giang Huy.
  • 7h25 icon
    Diễn văn của Chủ tịch nước nêu rõ, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng có nhiều khó khăn, như: chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo trên thế giới, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền biển đảo ngày càng gia tăng trên biển Đông. 
    gh2-6561-1441166281.jpg
    Các lực lượng tham gia lễ diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Ảnh: Giang Huy.
  • 7h20 icon
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Cách mạng tháng 8 đưa Việt Nam từ nước thuộc địa nửa phong kiến thành đất nước độc lập, nhân dân từ thân phận nô lệ thành người tự do, cổ vũ phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa trên thế giới. 70 năm qua, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam đã giữ vững nền độc lập tự chủ, bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng 8. 
    ongsang-1532-1441153327.jpg
    Chủ tịch Trương Tấn Sang đọc diễn văn trên lễ đài. Ảnh chụp qua màn hình.
    Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước cũng thể hiện sự tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước; khắc ghi công ơn to lớn của hàng triệu anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do, vì chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc; ghi nhớ sự giúp đỡ của nhân dân các nước anh em đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay.
  • 7h10 icon
    Trên khán đài, Ban tổ chức đang giới thiệu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đoàn khách quốc tế tới tham dự lễ mít tinh. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc diễn văn, nhắc lại sự kiện cách đây đúng 70 năm, tại vị trí này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thể thế giới khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    Trên nhiều tuyến phố, người dân tập trung rất đông. Các thanh niên tình nguyện và công an luôn nhắc nhở người dân đứng đúng vị trí, không tràn ra lòng đường.
    nguyenthaihoc1-7838-1441153008.jpg
    Người dân tập trung theo dõi diễu binh trên đường Nguyễn Thái Học. Ảnh: Bá Đô.
  • 7h05 icon
    Ngọn lửa truyền thống biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và trường tồn của dân tộc Việt Nam được những vận động viên tiêu biểu rước từ Bảo tàng Hồ Chí Minh tiến vào Quảng trường Ba Đình. Ngọn lửa được trao cho trung tướng Triệu Xuân Hòa, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân để thắp lên đài lửa. Lãnh đạo Đảng, nhà nước và các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành làm lễ chào cờ trước Quảng trường Ba Đình. Cùng lúc, tại Hoàng thành Thăng Long, 21 loạt đại bác đắt đầu nổ vang rền.
    duoca-7709-1441170946.jpg
    Ngọn lửa được những vận động viên tiêu biểu rước từ Bảo tàng Hồ Chí Minh tiến vào Quảng trường Ba Đình. Ảnh: Giang Huy.
    db3-1345-1441154284.jpg
    21 loạt đạn bác nổ vang rền trong khu vực Hoàng thành. Ảnh: Quý Đoàn.



    (Video)

  • 7h00 icon
    Lễ chào cờ ở Quảng trường Ba Đình bắt đầu. 21 loạt đại bác cũng được khai hỏa tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long.
    Bà Lê Thi, một trong hai người tham gia kéo cờ lễ độc lập 70 năm trước kể lại:
    bd1-2541-1441153208.jpg
    Quảng trường Ba Đình lúc 7h sáng nay. Ảnh chụp qua màn hình.
    Ông Nguyễn Thanh Hiền, cựu chiến binh đến từ Yên Mỹ (Hưng Yên) chia sẻ: “Tôi may mắn so với nhiều đồng đội đã ngã xuống, được ra dự 70 năm ngày Quốc khánh. Là người dân, thấy thủ đô trang nghiêm, long trọng kỷ niệm ngày lễ lớn như thế này thì không biết nói gì hơn, kính chúc toàn thể người dân và đồng đội Đoàn 814, Mặt trận B2 Nam Bộ luôn mạnh khỏe”.
  • 6h55 icon
    Đoàn lãnh đạo Đảng, nhà nước đang tiến ra lễ đài, chuẩn bị cho lễ chào cờ bắt đầu lúc 7h5. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch nước sẽ đọc diễn văn và đến 7h40 bắt đầu chương trình diễu binh diễu hành. Điều hành lễ diễu binh là trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
    chaocoa-1340-1441171376.jpg
    Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quan khách tham dự lễ mít tinh. Ảnh: Giang Huy.
  • 6h40 icon
    Xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, hàng nghìn người dân đang chờ đợi. Sau đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010, đến nay người dân thủ đô mới lại được chứng kiến các lực lượng phô diễn sức mạnh. Dù quy mô đợt này không như trước, không có sự tham gia của vũ khí trang bị, nhưng người dân vẫn háo hức.
    Ở góc đường Nguyễn Thái Học - Lê Trực, hai cựu chiến binh Đoàn Văn Hào (89 tuổi) và Nguyễn Xuân Tiến (92 tuổi) khoác trên mình bộ áo lính gắn đầy huân chương, kỷ niệm chương ngồi lặng lẽ chờ đợi. Ngày 2/9/1945, hai cụ may mắn có mặt ở Hà Nội để chứng kiến lễ mít tinh và nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.
    “Khi nghe Hồ Chủ tịch đọc tuyên ngôn, chúng tôi vỗ tay giòn vang như những tràng pháo, nhiều người đã khóc vì niềm hạnh phúc khi trở thành người dân của một đất nước độc lập”, ông Tiến chia sẻ. Sau này được dự nhiều lễ diễu binh, diễu hành, nhưng đối với ông, ngày độc lập năm 1945 để lại dấu ấn khó phai mờ. 
    phao-4963-1441151535.jpg
    Ảnh: Quý Đoàn.
    Tại Hoàng thành Thăng Long, pháo lễ đã vào đội hình, đạn pháo đã lên bệ. 75 lính pháo binh trang phục chỉnh tề sẵn sàng nhận lệnh từ 6 chỉ huy để khai hỏa. Sẽ có 21 loạt pháo đại bác được bắn cùng thời điểm chào cờ tại Quảng trường Ba Đình. Đảm nhận nhiệm vụ này là Lữ đoàn Pháo binh Tất Thắng (Binh chủng Pháo binh), sản xuất đạn pháo 105 mm là Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng).
    db2-2289-1441154095.jpg
    Đạn đại bác đã sẵn sàng. Ảnh: Quý Đoàn.
  • 6h30 icon
    Trời Hà Nội đang rất đẹp, gió mát, nhiều tuyến phố thoang thoảng mùi hoa sữa - báo hiệu Hà Nội đã vào thu. Người gia đình giục giã nhau dậy từ sớm, sau khi gửi xe ở nhà người quen, hoặc các điểm trông giữ ở đầu phố, thì cùng nhau đi bộ vào trung tâm Ba Đình. Các tuyến phố đoàn diễu binh đi qua sẽ cấm toàn bộ phương tiện, người dân có thể đi bộ vào phố và đứng trên vỉa hè theo dõi.
    Nguyễn Minh Nguyệt (Đại học Ngoại thương) cùng bạn đến xem diễu binh từ sớm. “Em thấy mình may mắn khi được sinh ra trong thời bình, có mặt ở thủ đô Hà Nội để chứng kiến những giây phút trọng đại của đất nước như thế này”, Nguyệt nói.
    bd9-3250-1441158267.jpg
    Người dân đứng chờ đoàn diễu binh đi qua. Ảnh: Bá Đô.
    nguoidan1-3757-1441150372.jpg
    Người Hà Nội xuống đường đi xem diễu binh, diễu hành từ 5h30 sáng.
    nguoidan2a-9674-1441150372.jpg
    Ảnh: Hoàng Phương.
  • 6h25 icon
    dieubinh-7012-1441149858.jpg
    Các lực lượng tham gia diễu binh tiến vào vị trí chuẩn bị. Ảnh: Quý Đoàn.
    Từ đêm 1/9, các khối quân, dân tham gia diễu binh từ nhiều ngả đã di chuyển về đường Hoàng Hoa Thám, chuẩn bị cho lễ mít tinh cử hành lúc 7h sáng 2/9 tại quảng trường Ba Đình. 
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/le-mit-tinh-dieu-binh-mung-quoc-khanh-29-3273124.html

Thứ tư, 2/9/2015 | 13:07 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ tư, 2/9/2015 | 13:07 GMT+7

Những bóng hồng tham gia diễu binh

Trong số 30.000 người tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày Quốc khánh có nhiều nữ chiến sĩ xinh đẹp thuộc các lực lượng cơ động, quân y, cảnh sát giao thông...
Khối nữ chiến sĩ quân y tiến qua lễ đài trong Quảng trường Ba Đình. Đây là lực lượng luôn bám sát bộ đội, vừa chiến đấu vừa cấp cứu, điều trị thương binh, bệnh binh, chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của bộ đội.
Khối nữ tự vệ.
Nữ chiến sĩ dân quân du kích miền Nam.
Mỗi khi các bóng hồng diễu qua đường phố lại nhận được những tràng pháo tay và lời động viên hô vang "Cố lên" của nhân dân. Ảnh: Hoàng Phương.
Thiếu nữ trong khối 54 dân tộc anh em. 
Thiếu nữ duyên dáng trong trang phục người Mông.
Thiếu nữ trong khối văn hóa - nghệ thuật.
Để chuẩn bị cho lễ diễu binh được tốt nhất, các cô gái phải trải qua quá trình luyện tập một thời gian dài dưới cái nắng gay gắt của mùa hè.
Khối phụ nữ diễu hành qua lễ đài.
Các nữ chiến sĩ cảnh sát giao thông dù mướt mồ hôi vẫn tươi cười chào nhân dân khi đi qua phố Tràng Thi.

Giang Huy - Bá Đô
http://vnexpress.net/photo/thoi-su/nhung-bong-hong-tham-gia-dieu-binh-3273244.html

Thứ tư, 2/9/2015 | 22:07 GMT+7

Pháo hoa Quốc khánh rực sáng giữa trời mưa

Đêm 2/9, pháo hoa đồng loạt được bắn lên trên bầu trời Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng mừng 70 năm Quốc khánh.
Tối 2/9, Hà Nội có mưa, thời tiết mát mẻ, người dân kéo về quanh hồ Hoàn Kiếm chờ đón màn pháo hoa. Đúng 21h, pháo hoa đồng loạt khai hỏa ở 5 điểm là hồ Hoàn Kiếm, công viên Thống Nhất, hồ Văn Quán, sân Vận động quốc gia Mỹ Đình và Hồ Tây, rực sáng trong vòng 15 phút.
Cơn mưa nặng hạt kéo dài từ chiếu tối đến tận giờ khai hỏa khiến màn pháo hoa không được như mong đợi của người dân.
Bất chấp thời tiết không thuận lợi, hàng nghìn người dân thủ đô đội mưa, đứng quanh hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục để ngắm pháo hoa.
Pháo hoa rực sáng giữa trời đêm ở khu vực sân Vận động quốc gia Mỹ Đình.
Đây là địa điểm thoáng, đẹp để người dân chiêm ngưỡng trọn vẹn màn pháo hoa 15 phút.
Ngoài bắn pháo hoa, Hà Nội còn tổ chức diễu binh, diễu hành hoành tráng sáng 2/9 với sự tham gia của hơn 30.000 người đến từ các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, dân sự...
Đây là lần đầu tiên thành phố Đà Nẵng bắn pháo hoa trên sà lan đặt giữa sông Hàn. Nhờ đó, người dân có thể chiêm ngưỡng màn pháo hoa từ hai bên bờ sông, trên những cây cầu hoặc trên nhà cao tầng.
Dù pháo hoa đã trở thành đặc sản của Đà Nẵng nhưng người dân luôn chờ đợi. Trước khi bắn pháo hoa, trời Đà Nẵng có mưa rải rác.
Ngoài bắn pháo hoa, Đà Nẵng còn tổ chức chương trình ca nhạc, trình diễn lướt ván, dù kéo trên sông Hàn.
Tại Hải Phòng, mặc trời mưa, người dân đổ về hai bên bờ hồ Tam Bạc, nơi diễn ra màn bắn pháo hoa tầm cao chào mừng Quốc khánh. Người dân chuẩn bị điện thoại, máy tính bảng để ghi lại những màn pháo hoa đẹp mắt.
Màn pháo hoa khai hỏa chậm 30 phút so với dự kiến. Nhiều người tỏ ra thất vọng với màn pháo hoa xám xịt, nhiều khói do ảnh hưởng của thời tiết.
(Video)

http://vnexpress.net/photo/thoi-su/phao-hoa-quoc-khanh-ruc-sang-giua-troi-mua-3273304.html


Tại TP HCM, hàng chục nghìn người có mặt từ rất sớm tại quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) để xem pháo hoa kỷ niệm 70 năm ngày Quốc Khánh.

Nhóm phóng viên

http://vnexpress.net/photo/thoi-su/phao-hoa-quoc-khanh-ruc-sang-giua-troi-mua-3273304.html

Thứ tư, 2/9/2015 | 19:07 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ tư, 2/9/2015 | 19:07 GMT+7

Báo quốc tế viết về lễ diễu binh mừng Quốc khánh Việt Nam

Nhiều hãng tin, tờ báo lớn trên thế giới đưa tin, đăng ảnh về cuộc diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Việt Nam.
1-4439-1441190847.jpg
Bài viết về lễ diễu binh, diễu hành mừng Quốc khánh Việt Nam được đăng tải trên CNA. Ảnh chụp màn hình
Hãng tin NBC News của Mỹ hôm nay đăng một bộ ảnh chụp những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9 của Việt Nam. Bộ ảnh lột tả sự trang nghiêm, hào hùng của những người lính tham gia diễu binh, vẻ đẹp của các nữ chiến sĩ trong khối diễu hành cũng như không khí rộn ràng, náo nức ở Quảng trường Ba Đình trong buổi lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh.
Hãng thông tấn Đức DPA cũng phản ánh không khí hào hùng của lễ diễu binh, diễu hành. "Với 21 loạt đại bác từ hoàng thành Thăng Long, cuộc diễu binh của 30.000 binh sĩ và quần chúng nhân dân bắt đầu từ 7h, trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình", DPA đưa tin.
Sau khi điểm lại tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, hãng tin này nêu những điểm đáng chú ý nhất trong diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong đó có những thách thức mà dân tộc Việt Nam đang phải đối mặt, "đặc biệt là việc tranh chấp chủ quyền biển, đảo ngày càng gia tăng trên Biển Đông".
"Tôi rất tự hào về đất nước trong thời điểm này. Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo hiện nay và sau này sẽ bảo vệ vững chắc đất nước", DPA trích trả lời phỏng vấn của ông Nguyen Duc Gan, 68 tuổi, ở Hà Nội.
ss-vietnam-national-day-03-jpo-nbcnews-u
Đại diện lực lượng dân quân dân tộc thiểu số diễu hành qua lễ đài. Ảnh: Reuters
AFP gọi lễ diễu binh mừng Ngày Quốc khánh hôm nay là một trong những sự kiện nổi bật nhất của Việt Nam suốt nhiều năm qua. Bên cạnh việc điểm lại các dấu mốc lịch sử quan trọng, hãng thông tấn Pháp còn nhắc tới bước phát triển nhanh về kinh tế của Việt Nam những năm gần đây.
IBTimes đăng tải đoạn video ghi lại cảnh đoàn diễu binh trong trang phục chỉnh tề, nghiêm hàng thẳng lối đi qua các con phố của Hà Nội, đồng thời dẫn lại cảm nghĩ của một số người dân có mặt tại thủ đô.
"Đã 70 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Người dân Việt Nam rất hạnh phúc và tự hào về nền độc lập, tự do và chủ quyền lãnh thổ của mình. Mặc dù chúng tôi là một nước nhỏ nhưng lại có thể đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, bất kể họ mạnh đến đâu", IBTimes dẫn lời ông Phan Khac Nhat, một người dân Hà Nội, chia sẻ.
Bà Nguyen Thi Lap, 62 tuổi, thì cho hay rất vui mừng khi được sống trong hòa bình và chứng kiến Việt Nam phát triển thịnh vượng, cũng như có một đội quân hùng mạnh để bảo vệ đất nước.
Trong bài viết "Việt Nam thể hiện sức mạnh quân đội nhân ngày Quốc khánh", Channel News Asia (CNA) của Singapore nhấn mạnh việc hơn 30.000 người trong các khối quân sự và dân sự diễu binh, diễu hành qua Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước quốc dân đồng bào cách đây 70 năm.
"Lực lượng diễu binh do Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam dẫn đầu, gồm các khối quân đội, công an và dân quân. Tên lửa và xe thiết giáp không tham gia vào lễ diễu binh này", CNA miêu tả.
Tờ báo cũng dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn phát biểu với báo chí rằng "với điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, nhà nước chọn cách tiết kiệm vì với riêng số lượng người tham gia diễu binh, diễu hành, chi phí đã khá tốn kém, nếu có vũ khí càng tốn kém hơn".
Xinhua đăng gần như toàn bộ bài diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước lễ diễu binh, trong đó có đoạn: "Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và ngày Quốc khánh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tận tâm tận lực, nâng cao ý chí, giữ vững thành quả cách mạng..."
"Ngoài diễu binh, diễu hành, một loạt hoạt động khác cũng được tổ chức trên cả nước, trong đó có các màn biểu diễn nghệ thuật, triển lãm sách và những hiện vật về Cách mạng tháng Tám, tuần lễ phim quốc gia...", Xinhua đưa tin.
Trí Dũng - Vũ Hoàng

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/bao-quoc-te-viet-ve-le-dieu-binh-mung-quoc-khanh-viet-nam-3273287.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten