Chiến hạm Trung Quốc tới sát Alaska để thách thức Mỹ ?
Tàu chiến Trung Quốc lọt vào khu vực 12 hải lý của quần đảo Aleutian, thuộc tiểu bang Alaska, Hoa Kỳ.Ảnh Wkipedia
Một tiểu hạm đội hải quân Trung Quốc mới đây đã đi qua vùng biển Hoa Kỳ ngoài khơi Alaska. Lầu Năm Góc đã giảm nhẹ tầm quan trọng của sự cố này, nhưng giới quan sát không ngần ngại xem đây là một động thái nắn gân Mỹ của Trung Quốc trước ngày Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm Hoa Kỳ.
Theo các nguồn tin từ phía Mỹ, đoàn tàu Trung Quốc bao gồm năm chiếc, ba khu trục hạm, một tàu đổ bộ và một tàu tiếp liệu đã đi qua vùng biển Alaska của Mỹ, trên đường về nước sau khi tham gia cuộc tập trận với Nga vùng Viễn Đông Nga. Vấn đề đáng chú ý là tiểu hạm đội Trung Quốc đã băng qua vùng hải phận 12 hải lý của quần đảo Mỹ Aleutian.
Theo Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lênh Hải quân Mỹ thì sự kiện xẩy ra vào hôm thứ Tư 02/09. Học viện Hải quân Mỹ tính toán dựa trên vị trí các tàu này xác đinh vụ việc xảy ra vào khoảng đêm 02/09 rạng sáng 03/09. Đây chính là lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama có mặt tại tiểu bang Alaska.
Có điều, theo Lầu Năm Góc Mỹ, việc chiến hạm Trung Quốc băng qua vùng 12 hải lý ngoài khơi Alaska không hề vi phạm luật, và hành động đó cũng tương tự như những gì Hải quân Mỹ thường làm ở vùng eo biển Hormuz, ngoài khơi Iran.
Rõ ràng là phía Mỹ muốn giảm nhẹ mức độ quan trọng của vụ tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực 12 hải lý trong vùng biển của mình, cho dù giới quan sát đã nhấn mạnh đến tính chất hiếm hoi của sự kiện này.
Theo Thiếu tướng Hải quân Mỹ đã về hưu David Titley, hiện giảng dạy tại Đại học Tiểu bang Pennsylvania, đồng thời là chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, hành động của Trung Quốc « rõ ràng là một tín hiệu ». Tuy nhiên, nếu mọi người đều đồng ý rằng đó là một tín hiệu, nhưng ý nghĩa chính xác của tín hiệu đó vẫn là một điều gây tranh luận.
Đối với một số nhà phân tích, dụng tâm phô trương năng lực quân sự của Trung Quốc đã bộc lộ rõ ràng, đặc biệt trong lãnh vực Hải quân. Chỉ mới đây thôi, lực lượng Hải quân Trung Quốc chỉ hoạt động luẩn quẩn ven bờ, nhưng trong những năm gần đây, họ càng lúc càng đi được xa hơn, và ví dụ cụ thể nhất là các cuộc tập trận trên vùng Địa Trung Hải, sát cạnh châu Âu, hoặc là việc chiến hạm Trung Quốc tham gia chiến dịch chống hải tặc ngoài khơi Vịnh Aden.
Ý nghĩa thứ hai của động thái này là nhắm khẳng định vai trò mới của Trung Quốc tại vùng Bắc Cực. Tại vùng này, hiện tượng băng tan nhanh đã mở ra cho Trung Quốc khả năng rút ngắn đáng kể tuyến hàng hải từ Trung Quốc qua châu Âu, đồng thời cho phép Bắc Kinh nhòm ngó nguồn dầu khí chưa khai thác dưới đáy biển.
Riêng đối với Mỹ, có thể xem đây là một hành động nhằm thăm dò phản ứng của Mỹ, trước chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp diễn ra. Giới quan sát đã gắn liền thời điểm diễn ra vụ thâm nhập, trùng hợp với lúc Tổng thống Mỹ Obama có mặt ngay tại hiện trường Alaska, trong lúc tại Bắc Kinh, Quân đội Trung Quốc ra oai bằng việc phô trương các loại tên lửa có khả năng bắn tới Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, việc Bắc Kinh phô trương thanh thế cũng được cho là nhằm phản pháo lại một loạt những đòn tấn công từ phía Washington như việc Mỹ sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt nhắm vào các các nhân hay doanh nghiệp Trung Quốc được hưởng lợi nhờ những vụ tin tặc tấn công vào nước Mỹ, hay là những lời công kích của Bộ trưởng tài chánh Hoa Kỳ nhắm vào thủ đoạn phá giá đồng nhân dân tệ vừa được Trung Quốc tung ra vào tháng Tám.
http://vi.rfi.fr/phan-tich/20150905-chien-ham-trung-quoc-toi-sat-alaska-de-thach-thuc-my
Theo Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lênh Hải quân Mỹ thì sự kiện xẩy ra vào hôm thứ Tư 02/09. Học viện Hải quân Mỹ tính toán dựa trên vị trí các tàu này xác đinh vụ việc xảy ra vào khoảng đêm 02/09 rạng sáng 03/09. Đây chính là lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama có mặt tại tiểu bang Alaska.
Có điều, theo Lầu Năm Góc Mỹ, việc chiến hạm Trung Quốc băng qua vùng 12 hải lý ngoài khơi Alaska không hề vi phạm luật, và hành động đó cũng tương tự như những gì Hải quân Mỹ thường làm ở vùng eo biển Hormuz, ngoài khơi Iran.
Rõ ràng là phía Mỹ muốn giảm nhẹ mức độ quan trọng của vụ tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực 12 hải lý trong vùng biển của mình, cho dù giới quan sát đã nhấn mạnh đến tính chất hiếm hoi của sự kiện này.
Theo Thiếu tướng Hải quân Mỹ đã về hưu David Titley, hiện giảng dạy tại Đại học Tiểu bang Pennsylvania, đồng thời là chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, hành động của Trung Quốc « rõ ràng là một tín hiệu ». Tuy nhiên, nếu mọi người đều đồng ý rằng đó là một tín hiệu, nhưng ý nghĩa chính xác của tín hiệu đó vẫn là một điều gây tranh luận.
Đối với một số nhà phân tích, dụng tâm phô trương năng lực quân sự của Trung Quốc đã bộc lộ rõ ràng, đặc biệt trong lãnh vực Hải quân. Chỉ mới đây thôi, lực lượng Hải quân Trung Quốc chỉ hoạt động luẩn quẩn ven bờ, nhưng trong những năm gần đây, họ càng lúc càng đi được xa hơn, và ví dụ cụ thể nhất là các cuộc tập trận trên vùng Địa Trung Hải, sát cạnh châu Âu, hoặc là việc chiến hạm Trung Quốc tham gia chiến dịch chống hải tặc ngoài khơi Vịnh Aden.
Ý nghĩa thứ hai của động thái này là nhắm khẳng định vai trò mới của Trung Quốc tại vùng Bắc Cực. Tại vùng này, hiện tượng băng tan nhanh đã mở ra cho Trung Quốc khả năng rút ngắn đáng kể tuyến hàng hải từ Trung Quốc qua châu Âu, đồng thời cho phép Bắc Kinh nhòm ngó nguồn dầu khí chưa khai thác dưới đáy biển.
Riêng đối với Mỹ, có thể xem đây là một hành động nhằm thăm dò phản ứng của Mỹ, trước chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp diễn ra. Giới quan sát đã gắn liền thời điểm diễn ra vụ thâm nhập, trùng hợp với lúc Tổng thống Mỹ Obama có mặt ngay tại hiện trường Alaska, trong lúc tại Bắc Kinh, Quân đội Trung Quốc ra oai bằng việc phô trương các loại tên lửa có khả năng bắn tới Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, việc Bắc Kinh phô trương thanh thế cũng được cho là nhằm phản pháo lại một loạt những đòn tấn công từ phía Washington như việc Mỹ sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt nhắm vào các các nhân hay doanh nghiệp Trung Quốc được hưởng lợi nhờ những vụ tin tặc tấn công vào nước Mỹ, hay là những lời công kích của Bộ trưởng tài chánh Hoa Kỳ nhắm vào thủ đoạn phá giá đồng nhân dân tệ vừa được Trung Quốc tung ra vào tháng Tám.
http://vi.rfi.fr/phan-tich/20150905-chien-ham-trung-quoc-toi-sat-alaska-de-thach-thuc-my
Mỹ phát hiện tàu hải quân Trung Quốc gần Alaska
Chiến hạm Trung Quốc.DR net
Vào lúc tổng thống Barack Obama đang có mặt tại Alaska, ngày 02/09/2015 Lầu Năm Góc thông báo 5 tàu hải quân Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển Bering, gần hải phận của Hoa Kỳ. Theo giới quan sát đây là một hành vi mới cho thấy Hải quân Trung Quốc ngày càng mở rộng hoạt động xa bờ.
Bản tin của Reuters cho biết, ngày 03/09/2015 bộ Quốc phòng Trung Quốc trong một thông cáo ngắn gọn xác nhận Hải quân nước này đang thực hiện “các cuộc thao diễn thường lệ”.
Trong lúc một quan chức thuộc Quốc phòng Mỹ cho biết Washington theo dõi chặt chẽ các hoạt động của 3 tàu chiến Trung Quốc, 1 tàu tiếp dầu và 1 tàu đổ bộ đang tiến về phía quần đảo Aleutian. Vẫn theo quan chức này trước mắt Hoa Kỳ chưa xem sự hiện diện nói trên là một mối đe dọa và tàu Trung Quốc vẫn còn đang trong vùng biển quốc tế nhưng đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy Bắc Kinh đang hết sức quan tâm đến vùng Bắc Cực. Quần đảo Aleutian nằm trong khu vực Biển Bering, giữa hải phận của Mỹ và Nga.
Sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc diễn ra vào lúc tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang có mặt tại Alaska và vùng Bắc Cực để vận động dư luận về nhu cầu cấp bách bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Về phần mình, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị công du Hoa Kỳ trong tháng 9/2015.
Về mối quan tâm của Trung Quốc đối với Bắc Cực, một vùng được cho là giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tiềm năng về dầu hỏa, báo The Wall Street Journal ấn bản ngày 02/09/2015 nhắc lại, năm 2012 lần đầu Trung Quốc đưa tàu phá băng đến Bắc Cực và theo báo chí Bắc Kinh từ đó đến nay con đường hàng hải đi qua phía bắc này đã được một số tàu chở hàng của Trung Quốc sử dụng.
Năm 2013 Trung Quốc được công nhận là thành viên quan sát của Hội đồng Bắc Cực, bên cạnh 8 thành viên thường trực gồm Canada, Mỹ, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Nga.
Hải quân Trung Quốc và Nga vừa tập trận chung từ ngày 20 đến 28/08/2015 trong vùng Thái Bình Dương, cách Biển Bering khoảng 2.000 hải lý về phía tây.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150903-my-phat-hien-tau-hai-quan-trung-quoc-gan-alaska
Trong lúc một quan chức thuộc Quốc phòng Mỹ cho biết Washington theo dõi chặt chẽ các hoạt động của 3 tàu chiến Trung Quốc, 1 tàu tiếp dầu và 1 tàu đổ bộ đang tiến về phía quần đảo Aleutian. Vẫn theo quan chức này trước mắt Hoa Kỳ chưa xem sự hiện diện nói trên là một mối đe dọa và tàu Trung Quốc vẫn còn đang trong vùng biển quốc tế nhưng đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy Bắc Kinh đang hết sức quan tâm đến vùng Bắc Cực. Quần đảo Aleutian nằm trong khu vực Biển Bering, giữa hải phận của Mỹ và Nga.
Sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc diễn ra vào lúc tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang có mặt tại Alaska và vùng Bắc Cực để vận động dư luận về nhu cầu cấp bách bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Về phần mình, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị công du Hoa Kỳ trong tháng 9/2015.
Về mối quan tâm của Trung Quốc đối với Bắc Cực, một vùng được cho là giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tiềm năng về dầu hỏa, báo The Wall Street Journal ấn bản ngày 02/09/2015 nhắc lại, năm 2012 lần đầu Trung Quốc đưa tàu phá băng đến Bắc Cực và theo báo chí Bắc Kinh từ đó đến nay con đường hàng hải đi qua phía bắc này đã được một số tàu chở hàng của Trung Quốc sử dụng.
Năm 2013 Trung Quốc được công nhận là thành viên quan sát của Hội đồng Bắc Cực, bên cạnh 8 thành viên thường trực gồm Canada, Mỹ, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Nga.
Hải quân Trung Quốc và Nga vừa tập trận chung từ ngày 20 đến 28/08/2015 trong vùng Thái Bình Dương, cách Biển Bering khoảng 2.000 hải lý về phía tây.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150903-my-phat-hien-tau-hai-quan-trung-quoc-gan-alaska
Hội nghị Bắc Cực : Mỹ kêu gọi nỗ lực để hãm hâm nóng Trái đất
Băng Bắc Cực tan chảy đe dọa cuộc sống các loài động vật.NOAA
Tổng thống Hoa Kỳ tới dự hội nghị các quốc gia Bắc Cực, tại Alaska, khai mạc hôm nay, 31/08/2015, với kêu gọi thế giới nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Alaska là một trong những khu vực nơi hệ quả của quá trình Trái đất bị hâm nóng thể hiện rõ ràng nhất.
Theo AP, tới Alaska hôm qua 30/08, trước hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Cực, trả lời báo giới Ngoại trưởng Hoa Kỳ lên án phe hoài nghi về tác động của con người đến biến đổi khí hậu, như những kẻ « hết sức vô trách nhiệm ». Ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh : Tổng thống Obama coi biến đối khí hậu như « một trong các thách thức nghiêm trọng nhất », « một vấn đề an ninh quốc gia ».
Alaska là một nơi thể hiện rõ các tác động ghê gớm của biến đổi khí hậu : băng hà tan chảy như tuyết dưới ánh sáng mặt trời, nước không ngừng dâng cao nhấn chìm càng ngày càng nhiều vùng đất. Tình trạng ở Alaska là dấu hiệu cho thấy trước những cảnh tượng sẽ xảy ra ở phần còn lại của thế giới, nếu quá trình nhiệt độ tăng cao không được hãm lại nhanh chóng.
Theo các nhà quan sát, trong chuyến đi Alaska, Tổng thống Barack Obama phải điều hòa được hai mục tiêu trái ngược, giữa một bên là chủ trương bảo vệ tiểu bang phía bắc này khỏi các hậu quả nhãn tiền của biến đổi khí hậu và bên kia là quyết định cấp phép cho công ty Shell khai thác dầu khí tại chính đất Alaska trước đó, bị các nhà hoạt động môi trường phản đối mạnh. Giải thích về mâu thuẫn này, Ngoại trưởng Kerry nói đến mệnh lệnh phải cân bằng giữa các đòi hỏi cơ bản của nền kinh tế và nhu cầu sống còn trước biến đổi khí hậu. « Đây chính là điều mà chúng ta sẽ thảo luận » tại hội nghị này, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Theo Phủ Tổng thống Mỹ, một trong những điều cần ưu tiên là Hoa Kỳ bảo đảm độc lập về năng lượng, song song với việc đòi hỏi các công ty dầu khí phải tôn trọng một cách nghiêm ngặt các quy định môi trường, theo luật pháp Mỹ.
Bắc Cực đang tan băng là khu vực bị nhiều quốc gia công nghiệp nhòm ngó : Nga, Na Uy, Đan Mạch, Island, Canada, Hoa Kỳ hay Trung Quốc…. Theo một số nghiên cứu, trữ lượng dầu ở đây ước tính có thể chiếm tới 13% trữ lượng toàn cầu, 30% khí đốt, chưa nói đến các nguồn lợi hải sản, khoáng sản và tiềm năng hàng hải.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150831-hoi-nghi-bac-cuc-my-keu-goi-no-luc-de-ham-ham-nong-trai-dat
Alaska là một nơi thể hiện rõ các tác động ghê gớm của biến đổi khí hậu : băng hà tan chảy như tuyết dưới ánh sáng mặt trời, nước không ngừng dâng cao nhấn chìm càng ngày càng nhiều vùng đất. Tình trạng ở Alaska là dấu hiệu cho thấy trước những cảnh tượng sẽ xảy ra ở phần còn lại của thế giới, nếu quá trình nhiệt độ tăng cao không được hãm lại nhanh chóng.
Theo các nhà quan sát, trong chuyến đi Alaska, Tổng thống Barack Obama phải điều hòa được hai mục tiêu trái ngược, giữa một bên là chủ trương bảo vệ tiểu bang phía bắc này khỏi các hậu quả nhãn tiền của biến đổi khí hậu và bên kia là quyết định cấp phép cho công ty Shell khai thác dầu khí tại chính đất Alaska trước đó, bị các nhà hoạt động môi trường phản đối mạnh. Giải thích về mâu thuẫn này, Ngoại trưởng Kerry nói đến mệnh lệnh phải cân bằng giữa các đòi hỏi cơ bản của nền kinh tế và nhu cầu sống còn trước biến đổi khí hậu. « Đây chính là điều mà chúng ta sẽ thảo luận » tại hội nghị này, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Theo Phủ Tổng thống Mỹ, một trong những điều cần ưu tiên là Hoa Kỳ bảo đảm độc lập về năng lượng, song song với việc đòi hỏi các công ty dầu khí phải tôn trọng một cách nghiêm ngặt các quy định môi trường, theo luật pháp Mỹ.
Bắc Cực đang tan băng là khu vực bị nhiều quốc gia công nghiệp nhòm ngó : Nga, Na Uy, Đan Mạch, Island, Canada, Hoa Kỳ hay Trung Quốc…. Theo một số nghiên cứu, trữ lượng dầu ở đây ước tính có thể chiếm tới 13% trữ lượng toàn cầu, 30% khí đốt, chưa nói đến các nguồn lợi hải sản, khoáng sản và tiềm năng hàng hải.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150831-hoi-nghi-bac-cuc-my-keu-goi-no-luc-de-ham-ham-nong-trai-dat
Geen opmerkingen:
Een reactie posten