Tin tức / Kinh tế
Giới trung lưu ở Châu Á làm thay đổi nhu cầu về lúa gạo
31.03.2015
BANGKOK— Giới trung lưu ngày càng đông tại Châu Á đang kích thích nhu cầu về các loại lúa gạo, nhất là thực phẩm làm bằng lúa mì. Nhu cầu gia tăng là kết quả của những thay đổi về khẩu vị và thực chế trong bộ phận này của nền kinh tế Á châu và đánh dấu lợi thế cho những nước xuất khẩu lúa mì như Australia và Hoa Kỳ. Một cuộc phân tích mới đây cho thấy nhu cầu về thực phẩm làm bằng lúa mì sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm sắp tới, đề ra những thách thức cho công nghiệp thực phẩm toàn cầu. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Ron Corben ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nói đến năm 2030, 2/3 trong giới trung lưu toàn cầu, tức là 3,3 tỷ người, sẽ sống ở Châu Á, với Trung Quốc chiếm phần lớn nhất, so với 1,8 tỷ người hiện nay.
Những thay đổi chính đã bén rễ trong ngành công nghiệp thực phẩm. Thu nhập cao hơn đem lại cho giới trung lưu đang tăng tưởng những chọn lựa lớn hơn từ những thực phẩm chính như gạo. Và một sự gia tăng về nhu cầu đối với các thực phẩm làm bằng lúa mì diễn ra vào lúc nhu cầu về gạo dường như không thay đổi tính theo đầu người.
Ông Greg Harvey, giám đốc điều hành nhà máy xay lúa mì có trụ sở ở Singapore, Tập đoàn Interflour, cho biết triển vọng rất tốt đẹp cho lúa mì và các thực phẩm làm bằng các loại hạt ở khắp Châu Á.
Ông Harvey nói: “Khi ta có thành phần trung lưu gia tăng với thu nhập có thể sử dụng ở mức cao dành cho các loại thực phẩm làm bằng hạt, thêm chất protein từ thịt đỏ, và các sản phẩm làm bằng sữa. Và giới trung lưu ở Châu Á ước tính sẽ tăng lên 6 lần trong 20 năm sắp tới và châu Phi, Trung Đông sẽ tăng 1,5 đến 2 lần trong 20 năm sắp tới.”
Sự thay đổi trong mô hình tiêu thụ thấy rõ ở các thương xá và siêu thị. Ông Nick Reirmeir, phó chủ tịch tập đoàn Bán lẻ Thực phẩm Trung ương Thái Lan, nói những thay đổi về khẩu vị rất rõ ràng vào lúc nhu cầu tăng thêm về điều ông gọi là “thực phẩm Tây phương hóa.”
Ông Reirmeir cho biết: “Bánh mì là một trong các yếu tố chủ chốt. Chúng tôi bán rất nhiều bánh mì làm bằng bột chua hôm nay. Và đa số người dân Á Châu rất thích cái vị của loại bánh này. Trong lò bánh ngay cả loại bánh mì đặc biệt sử dụng các loại bột mì khác nhau của Áo, bột mì tím, bột mì Nhật, một nhu cầu lớn về bột mì cũng như các hỗn hợp bánh mì.”
Dự báo mới nhất của Hội đồng Lúa gạo Quốc tế (IGC) dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu sẽ tăng lên tới 719 triệu tấn trong tài khóa 2014-15.
Australia là nước đứng đầu về xuất khẩu lúa mì qua Châu Á, với sự cạnh tranh từ Hoa Kỳ, Canada và các nước thuộc vùng Hắc Hải, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine.
Trong dự báo thường niên công bố tháng 3 năm nay. Cục Nông nghiệp và Kinh tế Tài nguyên và Khoa học, còn gọi tắt là ABARES dự báo sản lượng lúa gạo và hạt dầu sẽ tăng trong vòng 4 năm tới lên tới 42 triệu tấn. Thu hoạch lúa mì toàn quốc hiện giờ có phần chắc sẽ cao trên 24 triệu tấn, với 18 triệu tấn trị giá 4,5 tỷ đôla để xuất khẩu.
Ông Ron Storey, cố vấn làm việc cho cơ quan Dự báo Thu hoạch Australia, nói khẩu vị thực phẩm thay đổi đang đẩy mạnh nhu cầu.
Ông Storey nói: “Sự chuyển biến từ bát cơm qua thịt gà và thịt heo và thêm những sản phẩm làm bằng sữa là điều đang xảy diễn và điều đó dường như là nguyên do thúc đẩy nhu cầu. Một trong những vấn đề thực thụ từ phía cung ứng là khả năng của các nguồn sản xuất hạt khác nhau có thể đáp lại nhu cầu đó trong thời kỳ 10 đến 20 năm sắp tới.”
Những nhà buôn lúa mì nói rằng lượng xuất khẩu của Australia sẽ không đáp ứng được nhu cầu gia tăng, mở đường cho số bán tăng thêm từ khu vực Biển Đen qua Châu Á.
Hiện tại ở Châu Á, mì chiếm một phần chủ yếu trong thị trường lúa mì đã xay, nhất là tại những vùng như Indonesia, nhưng bánh mì lại là khu vực tăng trưởng nhanh nhất. Tại Trung Quốc, lượng nhập khẩu hạt thô đang nhắm mục tiêu vào nhu cầu gia tăng về lúa mạch để sản xuất bia. Số bán hạt để nuôi gia súc cho Trung Quốc cũng gia tăng cho công nghiệp thịt.
Công nghiệp xuất khẩu lúa mì của Australia đã được khai phóng năm 2008, khiến các nhà xuất khẩu lúa mì cá thể có nhiều khả năng hơn nhắm mục tiêu vào nhu cần thị trường thay đổi ở Châu Á, theo bà Rosemary Richards, trong ban quản trị Hiệp hội Xuất khẩu Lúa gạo Australia.
Bà Richards cho biết: “Chẳng hạn như Indonesia, là thị trường lúa mì lớn nhất của Australia. Trước khi từng có từ 6 đến 10 nhà máy xay chính ở thị trường đó. Hiên nay tôi nghĩ có đến 160 nhà máy xay. Vì thế thị trường trở nên manh mún hơn. Có nhiều khách hàng hơn, có những khách hàng mới. Do đó trong khi công nghiệp của chúng ta thay đổi về mặt được khai phóng và có thêm các nhà xuất khẩu hoạt động trên thị trường, thì về phía khách hàng của chúng ta cũng thế.”
Tại Châu Á, những mô hình tiêu thụ thay đổi đang phản ánh trong các công nghiệp chế biến thực phẩm, vào lúc các nhà máy xay và các hãng sản xuất thực phẩm có biện pháp thích nghi hỗ trợ để đáp ứng với các nhu cầu về thực phẩm của các tầng lớp trung lưu đang biến đổi và gia tăng.
http://www.voatiengviet.com/content/gioi-trung-luu-o-chau-a-thay-doi-nhu-cau-xuat-khau-lua-mi/2701345.html
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nói đến năm 2030, 2/3 trong giới trung lưu toàn cầu, tức là 3,3 tỷ người, sẽ sống ở Châu Á, với Trung Quốc chiếm phần lớn nhất, so với 1,8 tỷ người hiện nay.
Những thay đổi chính đã bén rễ trong ngành công nghiệp thực phẩm. Thu nhập cao hơn đem lại cho giới trung lưu đang tăng tưởng những chọn lựa lớn hơn từ những thực phẩm chính như gạo. Và một sự gia tăng về nhu cầu đối với các thực phẩm làm bằng lúa mì diễn ra vào lúc nhu cầu về gạo dường như không thay đổi tính theo đầu người.
Ông Greg Harvey, giám đốc điều hành nhà máy xay lúa mì có trụ sở ở Singapore, Tập đoàn Interflour, cho biết triển vọng rất tốt đẹp cho lúa mì và các thực phẩm làm bằng các loại hạt ở khắp Châu Á.
Ông Harvey nói: “Khi ta có thành phần trung lưu gia tăng với thu nhập có thể sử dụng ở mức cao dành cho các loại thực phẩm làm bằng hạt, thêm chất protein từ thịt đỏ, và các sản phẩm làm bằng sữa. Và giới trung lưu ở Châu Á ước tính sẽ tăng lên 6 lần trong 20 năm sắp tới và châu Phi, Trung Đông sẽ tăng 1,5 đến 2 lần trong 20 năm sắp tới.”
Sự thay đổi trong mô hình tiêu thụ thấy rõ ở các thương xá và siêu thị. Ông Nick Reirmeir, phó chủ tịch tập đoàn Bán lẻ Thực phẩm Trung ương Thái Lan, nói những thay đổi về khẩu vị rất rõ ràng vào lúc nhu cầu tăng thêm về điều ông gọi là “thực phẩm Tây phương hóa.”
Ông Reirmeir cho biết: “Bánh mì là một trong các yếu tố chủ chốt. Chúng tôi bán rất nhiều bánh mì làm bằng bột chua hôm nay. Và đa số người dân Á Châu rất thích cái vị của loại bánh này. Trong lò bánh ngay cả loại bánh mì đặc biệt sử dụng các loại bột mì khác nhau của Áo, bột mì tím, bột mì Nhật, một nhu cầu lớn về bột mì cũng như các hỗn hợp bánh mì.”
Dự báo mới nhất của Hội đồng Lúa gạo Quốc tế (IGC) dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu sẽ tăng lên tới 719 triệu tấn trong tài khóa 2014-15.
Australia là nước đứng đầu về xuất khẩu lúa mì qua Châu Á, với sự cạnh tranh từ Hoa Kỳ, Canada và các nước thuộc vùng Hắc Hải, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine.
Trong dự báo thường niên công bố tháng 3 năm nay. Cục Nông nghiệp và Kinh tế Tài nguyên và Khoa học, còn gọi tắt là ABARES dự báo sản lượng lúa gạo và hạt dầu sẽ tăng trong vòng 4 năm tới lên tới 42 triệu tấn. Thu hoạch lúa mì toàn quốc hiện giờ có phần chắc sẽ cao trên 24 triệu tấn, với 18 triệu tấn trị giá 4,5 tỷ đôla để xuất khẩu.
Ông Ron Storey, cố vấn làm việc cho cơ quan Dự báo Thu hoạch Australia, nói khẩu vị thực phẩm thay đổi đang đẩy mạnh nhu cầu.
Ông Storey nói: “Sự chuyển biến từ bát cơm qua thịt gà và thịt heo và thêm những sản phẩm làm bằng sữa là điều đang xảy diễn và điều đó dường như là nguyên do thúc đẩy nhu cầu. Một trong những vấn đề thực thụ từ phía cung ứng là khả năng của các nguồn sản xuất hạt khác nhau có thể đáp lại nhu cầu đó trong thời kỳ 10 đến 20 năm sắp tới.”
Những nhà buôn lúa mì nói rằng lượng xuất khẩu của Australia sẽ không đáp ứng được nhu cầu gia tăng, mở đường cho số bán tăng thêm từ khu vực Biển Đen qua Châu Á.
Hiện tại ở Châu Á, mì chiếm một phần chủ yếu trong thị trường lúa mì đã xay, nhất là tại những vùng như Indonesia, nhưng bánh mì lại là khu vực tăng trưởng nhanh nhất. Tại Trung Quốc, lượng nhập khẩu hạt thô đang nhắm mục tiêu vào nhu cầu gia tăng về lúa mạch để sản xuất bia. Số bán hạt để nuôi gia súc cho Trung Quốc cũng gia tăng cho công nghiệp thịt.
Công nghiệp xuất khẩu lúa mì của Australia đã được khai phóng năm 2008, khiến các nhà xuất khẩu lúa mì cá thể có nhiều khả năng hơn nhắm mục tiêu vào nhu cần thị trường thay đổi ở Châu Á, theo bà Rosemary Richards, trong ban quản trị Hiệp hội Xuất khẩu Lúa gạo Australia.
Bà Richards cho biết: “Chẳng hạn như Indonesia, là thị trường lúa mì lớn nhất của Australia. Trước khi từng có từ 6 đến 10 nhà máy xay chính ở thị trường đó. Hiên nay tôi nghĩ có đến 160 nhà máy xay. Vì thế thị trường trở nên manh mún hơn. Có nhiều khách hàng hơn, có những khách hàng mới. Do đó trong khi công nghiệp của chúng ta thay đổi về mặt được khai phóng và có thêm các nhà xuất khẩu hoạt động trên thị trường, thì về phía khách hàng của chúng ta cũng thế.”
Tại Châu Á, những mô hình tiêu thụ thay đổi đang phản ánh trong các công nghiệp chế biến thực phẩm, vào lúc các nhà máy xay và các hãng sản xuất thực phẩm có biện pháp thích nghi hỗ trợ để đáp ứng với các nhu cầu về thực phẩm của các tầng lớp trung lưu đang biến đổi và gia tăng.
http://www.voatiengviet.com/content/gioi-trung-luu-o-chau-a-thay-doi-nhu-cau-xuat-khau-lua-mi/2701345.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten