zondag 26 april 2015

Các loại súng Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam

Thứ sáu, 24/4/2015 | 19:28 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ sáu, 24/4/2015 | 19:28 GMT+7

Các loại súng Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam

Súng trường M-14, M-16, M-60, súng chống tăng hạng nhẹ LAW M-72 là một phần trong những loại súng được Mỹ sử dụng phổ biến trong chiến tranh Việt Nam.
Báo cáo của Stephen Daggett, chuyên gia về chính sách và ngân sách quốc phòng thuộc Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, công bố năm 2010 ước tính Washington đã chi khoảng 111 tỷ USD cho cuộc chiến ở Việt Nam (1955 - 1975), tính theo giá trị vào thời điểm đó. Khoản này chưa bao gồm các khoản viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Mỹ đã đưa hàng chục loại máy bay, trực thăng, phương tiện quân sự, vũ khí cho bộ binh cùng nhiều tàu chiến can thiệp vào cuộc chiến nhưng vẫn gánh chịu thất bại và phải chịu tổn thất lớn về chính trị, tạo ra cái gọi là "hội chứng Việt Nam" ám ảnh Washington nhiều năm sau đó.
Súng trường M-14
1280px-M14-rifle-USA-7-62x51mm-8017-5725
Súng trường M-14. Ảnh: Wikipedia.
M-14 là vũ khí chính được bộ binh Mỹ sử dụng trong giai đoạn đầu chiến tranh Việt Nam. Loại súng trường cỡ nòng 7,62 mm này có độ chính xác cao và hỏa lực mạnh nhưng lại nặng và khó sử dụng. M-14 cũng khó kiểm soát trong chế độ bắn tự động hoàn toàn.
M-14 dài 1.181 mm, nòng súng dài 559 mm và nặng khoảng 5,2 kg khi rỗng. Vận tốc đạn ra khỏi nòng khoảng hơn 850 m/s, tốc độ bắn 725 viên mỗi phút và tầm bắn 460 m.
Nhằm giúp binh sĩ có vũ khí phù hợp hơn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó Robert McNamara, ra lệnh thay thế M-14 bằng súng trường M-16 vào năm 1964.
Súng trường tấn công M-16
Từ trên xuống: M16A1, M16A2, M4, M16A4,
Từ trên xuống là các biến thể của M-16 gồm M16A1, M16A2, M4, M16A4. Ảnh: Wikipedia.
Súng trường tấn công M-16, cụ thể hơn là M-16A1, cỡ nòng 5,56 mm, là một trong những vũ khí cầm tay phổ biến nhất trong chiến tranh Việt Nam. Ban đầu, một số binh sĩ thích M-14 phản đối đưa M-16 vào sử dụng trong cuộc chiến, gọi nó là "đồ chơi Mattel", lấy theo tên một công ty sản xuất đồ chơi.
Mẫu M-16 đầu tiên biên chế cho lính Mỹ vào tháng 3/1965 còn gặp một số vấn đề như thường bị tắc khi đang bắn. Điều này được cho là yếu tố làm gia tăng thương vong, khiến quốc hội Mỹ phải mở cuộc điều tra. Vấn đề trên nhanh chóng được khắc phục và M-16 trở thành loại vũ khí chính trong cuộc chiến.
M-16 có thể hoạt động với hai chế độ bắn tự động và bán tự động, tầm bắn hiệu quả 300 m, tốc độ bắn 700 - 900 viên mỗi phút. Theo báo cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ năm 1968, M-16 được chấp nhận rộng rãi và chỉ có 38 trên 2.100 cá nhân muốn thay thế M-16.
M-16 vẫn đang được sử dụng trong quân đội Mỹ.
CAR-15
USAF-MP-with-Colt-Commando-9980-14297796
Binh sĩ Không quân Mỹ sử dụng CAR-15 trong một cuộc tập trận bắn đạn thật. Ảnh: Wikipedia.
Colt CAR-15 Commando (XM177) là loại súng carbine tấn công có khe gắn ống ngắm được phát triển trong giai đoạn Mỹ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu về một vũ khí cận chiến dễ mang theo cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ tác chiến trong rừng.
CAR-15 xuất hiện lần đầu vào năm 1966, dựa trên ArmaLite AR-15, mẫu súng là nền tảng để chế tạo M-16. 
CAR-15 dài khoảng 80 cm, nòng súng dài hơn 25 cm và nặng hơn 2 kg. CAR-15 sử dụng loại đạn kích cỡ 5,56 x 45 mm NATO, băng đạn STANAG loại chứa 20 và 30 viên đạn.
Colt 45 1911
M1911-and-M1911A1-pistols-JPG-1115-14297
Súng Colt 45. Ảnh: Wikipedia.
Colt 45 xuất hiện lần đầu vào năm 1911 và được sử dụng trong hai cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam cũng như những hoạt động quân sự khác Mỹ tham gia.
Loại súng ngắn này vẫn tiếp tục được sử dụng trong quân đội Mỹ nhưng chủ yếu là cấp cho sĩ quan hoặc những người tham gia lực lượng đặc biệt.
Colt 45 1911 dài 210 mm, nòng súng dài 127 mm, trọng lượng rỗng 1,14 kg, băng đạn gồm 7 viên và tầm bắn 25 m.
Súng máy hạng nhẹ M-60
M60 on the deck of USS Theodore Roosevelt (CVN-71)
Khẩu M60 trên boong tàu USS Theodore Roosevelt (CVN-71). Ảnh: US Navy.
Súng máy hạng nhẹ M-60, cỡ nòng 7,62 mm, thường được gắn trên phương tiện bọc thép hoặc trực thăng và sử dụng để hỗ trợ bộ binh.
M-60 có tầm bắn hiệu quả 500 m và 1.100 m khi lắp vào giá hai chân và ba chân. Loại vũ khí này còn có thể thay nòng nhanh chóng khi quá nóng để kéo dài tuổi thọ. M-60 có tổng chiều dài 1105 mm, nòng súng dài 560 mm, trọng lượng rỗng 10,51 kg, tốc độ bắn 550 viên mỗi phút và tầm bắn 1.000 m.
Thiết kế tinh vi và cấu trúc phức tạp của M60 lại khiến nó trở thành vũ khí không đáng tin cậy trong điều kiện chiến tranh trong rừng ở Việt Nam. Môi trường tại đây gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống bên trong M60 và việc giữ nó sạch sẽ trở thành ưu tiên thường trực. Cát cũng là yếu tố chính khiến vũ khí này dễ bị kẹt.
Súng chống tăng hạng nhẹ (LAW) M-72
66-kertasinko-75-JPG-6258-1429779680.jpg
Súng chống tăng M-72A2. Ảnh: Wikipedia.
LAW M-72 là loại vũ khí chống tăng hạng nhẹ do Mỹ thiết kế. Trong chiến tranh Việt Nam, binh sĩ Mỹ dùng LAW M-72 chủ yếu để phá boongke. Loại súng này có thể đưa vào trong trận địa do trọng lượng nhẹ, khoảng 2,5 kg, để bắn hỗ trợ tầm trung và phải thay ống phóng lựu mới sau mỗi lần bắn.
LAW M-72 có tổng chiều dài 1.000 mm, tầm bắn tối đa khoảng 500 m, sử dụng đạn cỡ 66 mm và bắn được một phát mỗi phút.
Như Tâm (theo The Finer Times, Military Factory)

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/cac-loai-sung-my-dung-trong-chien-tranh-viet-nam-3204943.html

Chủ nhật, 26/4/2015 | 07:56 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Chủ nhật, 26/4/2015 | 07:56 GMT+7

Các loại pháo Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam

Lựu pháo M101, M102, M114 hay pháo tự hành M107 và M110 là một phần trong những loại pháo được Mỹ sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam.
Theo một số báo cáo, Mỹ đã chi khoảng 111 tỷ USD cho cuộc chiến ở Việt Nam từ năm 1955 đến 1975. Washington điều động tới chiến trường hàng chục loại máy bay, trực thăng, phương tiện quân sự và đặc biệt là những khẩu pháo hỏa lực cực mạnh. Tuy nhiên, họ vẫn thất bại và hứng chịu tổn thất lớn trên phương diện chính trị, tạo ra cái gọi là "hội chứng Việt Nam", nhiều năm sau vẫn ám ảnh người Mỹ.
Lựu pháo M102
M102-Howitzer-A1206-Tai-Iraq-2-5599-6375
Lựu pháo M102. Ảnh: Wikipedia
Tháng 6/1964, Mỹ triển khai lựu pháo M102 hỗ trợ quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Lựu pháo là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh. Với đường đạn vòng cung, tầm bắn đến vài chục km, lựu pháo cho phép xạ thủ có thể tấn công những địa điểm nằm khuất sau vật cản. Nhờ đặc điểm này, chúng thường được sử dụng với số lượng lớn.
Vì ít có khả năng tiêu diệt mục tiêu bằng một hay vài phát đạn, lựu pháo thường được triển khai thành đội và bắn đồng loạt theo hiệu lệnh.
Một khẩu pháo M102 tiêu chuẩn nặng khoảng 1.400 kg, dài 5,2 m, rộng 1,6 m, tốc độ bắn 3 viên/phút, sơ tốc đạn 494 m/s và được điều khiển bởi kíp chiến đấu gồm 8 người. Pháo M102 có khả năng xoay 360 độ trên trục. Nòng pháo có thể nâng cao từ 5 đến 75 độ.
Lựu pháo M114
800px-USArmy-M114-howitzer-8423-14299606
Lựu pháo M114. Ảnh: Wikipedia
Lựu pháo M114 là loại pháo nòng 155mm do Mỹ sản xuất, được sử dụng rộng rãi như loại pháo hạng trung của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới II, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.
Đây là loại pháo xe kéo tương đối cơ động, có thể tác chiến trên nhiều địa hình khó khăn như như rừng rậm hay bùn lầy. Pháo có nòng dài 2,4 m, tầm bắn tối đa 14,6 km, tốc độ bắn 4 lần/phút. Pháo thường được quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa triển khai để tấn công yểm trợ trong các cuộc càn quét, bố trí tại cứ điểm gần khu vực tác chiến.
Lựu pháo M114 xuất hiện trong các chiến dịch lớn như Cedar Fall, Juinction City, Lam Sơn 719, Quảng Trị.
Mặc dù có cỡ nòng và hỏa lực mạnh hơn loại pháo M-46 130mm của quân giải phóng Việt Nam nhưng M114 lại có tốc độ bắn chậm và tầm bắn hạn chế hơn vì thế thường thua thiệt trong các cuộc đấu pháo.
Lựu pháo M101
6261131399-a05211af06-b-8934-1429960668.
Lựu pháo M114. Ảnh: Flickr
Lựu pháo M101 105mm là loại pháo mặt đất hạng nhẹ tiêu chuẩn của quân đội Mỹ, được sản xuất năm 1941. Pháo có độ dài nòng 2,3 m, góc bắn từ -5 đến 66 độ, sơ tốc đạn 472 m/s, tầm bắn 11,2 km, tốc độ bắn từ 3 - 10 lần/phút, góc quay ngang 46 độ, tùy thuộc vào kỹ năng của khẩu đội.
Pháo sở hữu bộ càng có thể xếp mở cơ động, thiết bị chống giật thủy lực, khóa nòng trượt theo phương ngang và cơ chế nạp đạn riêng biệt. Lựu pháo M101 sử dụng loại đạn nổ.
Với độ chính xác cao và hỏa lực mạnh pháo chủ yếu được sử dụng để yểm trợ bộ binh tiến công.
Quân đội Mỹ sử dụng loại pháo này trong suốt Chiến tranh Thế giới II, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.
Pháo tự hành M110
3-m110-phao-tu-hanh-lon-nhat-t-2101-9426
Pháo tự hành M110A. Ảnh: Military-Today
M110 203mm là loại pháo tự hành lớn nhất trong kho của quân đội Mỹ, chính thức biên chế cho các đơn vị Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 1963.
M110 từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh vùng Vịnh. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ, định vị, bắn phá pháo binh đồng thời ngăn chặn hệ thống phòng không đối phương.
Theo thông số kỹ thuật từ nhà sản xuất, M110 nặng 28,3 tấn, dài 18,8 m, rộng 3,1 m, cao 3,1 m, có tầm bắn từ 16,8 km đến 25 km khi bắn đạn tiêu chuẩn, và lên đến 30 km khi bắn đạn có tên lửa hỗ trợ.
Tốc độ bắn điển hình của M110 là ba viên trên hai phút khi hoạt động hết công suất và một viên trên hai phút khi hoạt động bình thường. M110 có một dầm thủy lực hỗ trợ việc nạp đạn. Tuy nhiên, nó dễ bị sự cố và thường làm chậm hoạt động của pháo do kíp chiến đấu phải hạ hoàn toàn nòng trước khi sử dụng.
Tổ điều khiển có thể tăng tốc độ bắn lên hai đến 4 phát một phút nếu nạp đạn bằng tay. Việc này đòi hỏi nhiều sức người nhưng lại có ưu điểm là không cần phải hạ nòng như dùng dầm tự động.
M110 có kíp chiến đấu tiêu chuẩn lên tới 13 người, trong đó 5 người trên xe, gồm lái xe, hai pháo thủ, hai lính thực hiện việc nạp đạn, cùng 8 lính hỗ trợ đi kèm.
Tuy M110 sở hữu hỏa lực cực mạnh nhưng tốc độ bắn quá chậm. Nhược điểm này khiến chúng không được đánh giá cao bằng những khẩu pháo xe kéo nòng dài M46 130 mm hay D74 122 mm của quân giải phóng Việt Nam.
Pháo tự hành M107
m107-self-propelled-artillery-3648-14299
Pháo tự hành M107. Ảnh: Military Factory
M107, từng được quân lực Việt Nam Cộng hòa gọi là "Vua chiến trường", là loại pháo tự hành nòng dài, trang bị cho lục quân Mỹ từ năm 1962. Pháo được triển khai trên chiến trường Việt Nam từ năm 1968.
M107 nặng 28,2 tấn, dài 11,3 m, rộng 3,14 m, cao 3,47 m, nòng pháo dài 9,15 m, sơ tốc đạn 914 m/s, tầm bắn 32,7 km, sở hữu máy nâng và nạp đạn bằng thiết bị thủy lực. Kíp điều khiển pháo gồm 13 người.
Pháo tự hành M107 sử dụng hai loạn đạn là đạn nổ mạnh M437 với bán kính sát thương trên 50 m và đạn hạt nhân 15 kiloton. Vì đạn pháo nặng và có kích thước lớn nên chỉ có thể dự trữ tối đa 2 viên trong xe. Khi tham gia chiến đấu, M107 cần đi cùng xe tải đạn.
Việc nạp đạn được tiến hành thủ công. Trong quá trình nạp, nòng pháo phải hạ xuống sau đó mới nâng lên trở lại để bắn, vì thế tốc độ khai hỏa rất chậm, chỉ từ một đến hai pháo mỗi phút.
Dù được đặt nhiều kỳ vọng nhưng thực tế hiệu quả chiến đấu của pháo M107 tại chiến trường Việt Nam không cao. Một số lượng khá lớn pháo tự hành M107 đã bị tiêu diệt suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Trong chiến dịch Tây Nguyên, quân đội Việt Nam đã thu giữ hàng trăm khẩu pháo cùng hàng nghìn viên đạn, trong đó có 12 pháo tự hành M107.
Vũ Hoàng (tổng hợp)

Geen opmerkingen:

Een reactie posten