maandag 27 april 2015

Gần 5 triệu người về đền Hùng ở Phú Thọ trước ngày giỗ Tổ 28-4-2015 + trảy hội Yên Tử 28-2-2015

Thứ hai, 27/4/2015 | 17:45 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ hai, 27/4/2015 | 17:45 GMT+7

Gần 5 triệu người về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ

Sát ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch (28/4), dòng người đổ về khu di tích lịch sử đền Hùng mỗi lúc một đông. Trong 5 ngày qua, ước tính 5 triệu người dân từ khắp cả nước hành hướng về đất Tổ (Phú Thọ).
Lễ hội đền Hùng khai mạc hôm 23/4 (5/3 âm lịch), nhưng từ 19/4 hàng nghìn người dân từ khắp cả nước đã bắt đầu đổ về đây. Sáng 27/4, khu vực cổng đền Hùng đông nghịt người dân hướng lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, nơi đặt các đền thờ vua Hùng.
Theo ước tính của ban tổ chức lễ hội đền Hùng, chỉ trong 5 ngày từ 23 đến 27/4, có khoảng 5 triệu người hành hương về đất Tổ.
Quần thể đền Hùng gồm 4 đền chính (Hạ, Trung, Thượng và Giếng) cùng lăng vua Hùng nằm rải rác trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh. Đường lên các đền là hệ thống hàng trăm bậc đá xuyên qua rừng già.
Người dân hành lễ trước đền Hạ, nơi có cây vạn tuế 800 năm tuổi. Dù lượng khách đổ về đông, hội đền Hùng năm nay diễn ra khá trật tự, không còn cảnh chen lấn, xô đẩy.
Tỉnh Phú Thọ năm nay bố trí hàng trăm công an, cảnh sát, phối hợp cùng lực lượng của Bộ Công an và Quân khu 2 đảm bảo an ninh trật tự cho lễ hội. Do có sự chuẩn bị tốt, hiện tượng tượng trộm cắp, cờ bạc, hàng quán "chặt chém" năm nay đã không còn xuất hiện.
Trung tâm của quần thể đền Hùng là đền Thượng nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trong dịp lễ hội được thực hiện khá tốt. Khu vực di tích không còn cảnh vứt rác bừa bãi hay hàng quán lộn xộn. 
Tuy nhiên, tại giếng "Mắt Rồng" gần đền Giếng, người dân vẫn ném rất nhiều tiền lẻ xuống mặt giếng.
Hiện tượng người dân ném tiền lẻ cũng xuất hiện tại giếng Ngọc trong đền Giếng, dù đã được nhắc nhở.
Hàng quán tại lễ hội đền Hùng năm nay được bố trí ngăn nắp, nằm tách biệt khỏi khu trung tâm lễ hội để đảm bảo trật tự.
Quảng trường Hùng Vương trước ngày giổ Tổ. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa trong suốt thời gian gian lễ hội, đặc biệt là trong ngày chính lễ 10/3 âm lịch.

Quý Đoàn

http://vnexpress.net/photo/thoi-su/gan-5-trieu-nguoi-ve-den-hung-truoc-ngay-gio-to-3207120.html


Thứ năm, 16/4/2015 | 14:15 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 16/4/2015 | 14:15 GMT+7

Phú Thọ dự kiến đón 7 triệu khách dự Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Từ ngày 23 đến hết 28/5 (tức 5-10/3 âm lịch), giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng sẽ diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao và chương trình bắn pháo hoa tầm cao. 
Sáng 16/4, tại Hà Nội, UBND tỉnh Phú Thọ họp báo công bố các hoạt động trong giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng năm Ất Mùi 2015. Lễ hội sẽ diễn ra trong 6 ngày, từ 23 đến hết 28/5 (tức mùng 5 đến hết mùng 10/3 âm lịch). Các hoạt động được tổ chức tập trung tại khu di tích lịch sử đền Hùng, thành phố Việt Trì và các di tích thờ Hùng Vương, danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên toàn tỉnh Phú Thọ. Lễ giỗ tổ do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì với sự tham gia của 5 tỉnh: Sơn La, Phú Yên, Đăk Nông, Tiền Giang và Bạc Liêu.
Giỗ tổ Hùng Vương năm nay vẫn diễn ra các nghi thức truyền thống như: dâng hương tưởng niệm các vua Hùng; lễ giỗ đức quốc tổ Lạc Long Quân; lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; rước kiệu về đền Hùng… Năm nay tỉnh không quy định chọn làng rước kiệu về đền mà trên tinh thần tự nguyện.
"Chúng tôi cũng không tổ chức tập trung vào một thời điểm để các xã cùng rước kiệu mà để các xã tự chọn thời gian trong hai ngày mùng 7-8/3 âm lịch. Mỗi làng có một Thành hoàng riêng và người dân có quyền được thực hành tín ngưỡng một cách tự nguyện. Tỉnh sẽ hỗ trợ an ninh trong lễ rước kiệu cho các xã", ông Hà Kế San, Phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ nói.
le-hoi-den-Hung-2-6285-1429163325.jpg
Lễ hội đền Hùng sẽ diễn ra trong 6 ngày từ ngày 23 đến hết 28/5. Ảnh: HH.
Phần hội của quốc lễ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao như: chương trình nghệ thuật chào mừng lễ hội đền Hùng với chủ đề "Âm vang nguồn cội đất Tổ Hùng Vương" được tổ chức vào 20h ngày 25/4 tại quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Cũng tại đây, ngay sau đêm nghệ thuật là màn bắn pháo hoa tầm cao.
Lễ phát hành bộ tem "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" và "Hát xoan Phú Thọ", triển lãm ảnh "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - hành trình trở thành Di sản thế giới", hội thi gói bánh chưng, giã bánh giày, đánh trống đồng, đâm đuống, múa lân… sẽ được tổ chức làm phong phú hoạt động của lễ hội.
Đặc biệt, nhằm tiến tới năm 2015 đề nghị UNESCO đưa hát xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức nhiều hoạt động quảng bá như: Liên hoan hát xoan cho thanh thiếu niên trên địa bàn, trình diễn hát xoan cộng đồng và hát xoan của các nghệ nhân kế cận thuộc các làng xoan gốc…
"Các hoạt động liên quan đến hát xoan sẽ được tổ chức đậm nét và đặc sắc hơn, để khẳng định nỗ lực của tỉnh Phú Thọ trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá trên quê hương đất Tổ, để năm 2015 chúng ta có thể đề nghị UNESCO đưa hát xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại", Phó chủ tịch Hà Kế San nhấn mạnh.
Giỗ tổ Hùng Vương năm nay diễn ra đúng vào dịp người dân cả nước nghỉ lễ 30/4 nên tỉnh Phú Thọ dự kiến sẽ có khoảng 6-7 triệu khách tới tham dự. "Lượng du khách đổ về quá đông sẽ là khó khăn lớn trong khâu tổ chức. Tỉnh Phú Thọ quyết tâm không để xuất hiện tình trạng ăn xin, ăn mày hành khất, xử lý nghiêm tình trạng chèo kéo, chặt chém tăng giá, hạn chế tối đa tai nạn có thể xảy ra, phân luồng giao thông và làm các bảng chỉ dẫn để người dân đi lại dễ dàng trong khuôn viên lễ hội", ông Hà Kế San nhấn mạnh.
Theo ông San, đến nay các công trình tại đền Hùng đã cơ bản hoàn thành và sẵn sàng phục vụ mùa lễ hội. Những hàng quán trước đây nằm lộn xộn, che chắn di tích đã được sắp xếp lại hợp lý, mở rộng không gian tham quan cho du khách. Tỉnh cũng yêu cầu các hãng taxi ký cam kết không tăng giá, khuyến khích các nhà hàng, khách sạn giữ giá trong dịp lễ hội đền Hùng, trường hợp đặc biệt tăng không quá 3%.
Quỳnh Trang

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/phu-tho-du-kien-don-7-trieu-khach-du-le-gio-to-hung-vuong-3201585.html


Nghẹt thở chen lấn, luồn rừng lên Đền Hùng

Hàng triệu người đã đổ về Đền Hùng (Phú Thọ) trong sáng ngày chính hội (28/4 - tức mùng 10/3 âm lịch). Đường lên núi tắc nghẽn, nhiều người đã bất chấp nguy hiểm băng rừng, leo qua đường núi để lên đền Thượng.
Nghẹt thở chen lấn, luồn rừng lên Đền Hùng
7h45, sau hồi chiêng, trống âm vang khắp núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng thì cũng là lúc nhân dân ùa lên đền Hạ, đền Thượng lễ.
Theo dự kiến của BTC thì ngày 28/4 có khoảng 2 triệu lượt khách về dự lễ.Để lên đến Đền Thượng giữa dòng người như nêm cối, nhiều người đã bất chấp nguy hiểm leo núi Nghĩa Lĩnh để đến nơi một cách nhanh nhất.
Người già, thanh niên vui vẻ, phấn kích kéo tay nhau bám vào rễ cây để leo lên, nhiều người đã trượt chân ngã. Lực lượng an ninh trong đó chủ yếu là công an và cảnh sát cơ động bất lực nhìn dòng người đang luồn rừng, leo núi.
1
Khoảng 8h30 sáng cùng ngày, các ngả đường dẫn lên Đền Thượng và các điểm di tích đã chật cứng người.
2 3
Nhiều người tranh thủ đi đường tắt bằng cách leo núi Nghĩa Lĩnh.
4
Từ thanh niên…
5 6
… đến những người già
7 8
và em nhỏ
9 10 11
Lực lượng an ninh bất lực nhìn dòng người leo núi ở khu vực dù đã được cảnh báo là nguy hiểm.
12 13 14 15
Những đứa trẻ mệt mỏi, bơ phờ khi theo gia đình hành hương về đất Tổ.
Ban tổ chức năm nay đã căng dây, đặt các biển cảnh báo nguy hiểm nhưng càng về trưa, lượng người lên núi Nghĩa Linh lễ Tổ bằng “đường rừng” ngày càng đông.
Trong cái năng oi bức đầu mùa, dòng người hành hương vẫn chen chân lên đền Thượng hành lễ, trong số đó có không ít trẻ nhỏ được bố mẹ đưa đi đã khóc thét trong cái không khí đặc quánh đến nghẹt thở vì lượng người ngày cành đông. Nhiều ông bố, bà mẹ với đứa con trên tay, trên cổ cùng vẻ mặt thất thần mệt mỏi…

http://www.datviet.com/nghet-tho-chen-lan-luon-rung-len-den-hung/

Thứ năm, 26/2/2015 | 01:00 GMT+7

Nườm nượp người trảy hội Yên Tử

Mùng 10 tháng Giêng, lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) mới khai mạc nhưng 6 ngày Tết vừa qua, di tích lịch sử và danh thắng này đã đón hơn 800 nghìn du khách.
Ở độ cao 1.068 m so với mực nước biển, núi Yên Tử không chỉ nổi tiếng bởi cảnh đẹp, nhiều chùa, am, tháp cổ nằm ẩn mình trong rừng cây cổ thụ mà còn được biết đến là nơi hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trải quan hơn 700 năm. Theo Ban quản lý di tích Yên Tử, lễ hội năm nay sẽ khai mạc vào ngày 10 tháng Giêng (28/2) với sự tham gia của hơn 400 đại biểu, 2.500 phật tử cùng hơn 300 diễn viên quần chúng. 
Ban tổ chức dự kiến sẽ có trên 2 triệu lượt khách về tham quan, vãn cảnh mùa lễ hội này. Đường lên chùa Hoa Yên chật cứng người. Đây là ngôi chùa to và cổ kính nhất ở Yên Tử, tọa lạc ở độ cao 535 m so với mực nước biển. Chùa được khởi dựng từ thời nhà Lý, lấy tên là Phù Vân.
Trên 700 năm trước, chùa Hoa Yên chỉ là một thảo am rất nhỏ - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông giảng đạo, khi đó Phật hoàng đổi tên thành Vân Yên. Cả ba vị sư tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đều trụ trì tại chùa này. Đến đời nhà Lê, khi Lê Thánh Tông đi qua thấy hoa lá xanh tươi, sương khói la đà đổi tên chùa thành chùa Hoa Yên.
6.000 m đường rừng núi, hàng chục nghìn bậc đá trơn trượt, đó là thử thách cho những ai muốn lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng). Leo bộ dù khá mệt, mất nhiều thời gian, nhưng dòng người vẫn lên đỉnh núi thiêng này để có được cảm giác thích thú khi chinh phục độ cao, cảm nhận sự khó nhọc của cha ông ngày xưa đã dựng lên ngôi chùa đẹp trên ngọn núi này.
3 nhà ga cáp treo gồm Giải Oan, Hoa Yên và An Kỳ Sinh hoạt động hết công suất, nhưng không đáp ứng kịp số lượng khách. Bà Bùi Thị Kim Thủy, Phó trưởng ban quản lý Di tích lịch sử và Danh thắng Yên Tử nhận xét, lượng khách những ngày đầu năm rất đông, có thời điểm hơn 100.000 người cùng đổ đến. Sáu ngày đầu xuân, Yên Tử đón hơn 800.000 khách tham quan, trong đó có khoảng 3.400 khách quốc tế. Do làm tốt khâu tổ chức, tình hình an ninh trật tự được giữ vững. Có 2 du khách thông báo mất ví, lực lượng chức năng tìm lại được một chiếc. 
Lối lên chùa Một Mái chật kín người. Trong năm qua, ngôi chùa này được trùng tu lại bằng cách tháo dỡ chùa cũ và xây mới toàn bộ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng.
Trong chùa Một Mái có mạch nước ngầm theo vách đá chảy xuống hốc nhỏ. Nguồn nước ở đây được ví von như dòng sữa mẹ không bao giờ cạn. Chị Nguyễn Thị Lan (40 tuổi, TP HCM) đến Yên Tử từ chiều mùng 4 Tết, đợi sáng hôm sau chị đi bộ lên đỉnh rồi ghé vào xin nước. “Tôi nghe nói uống nước trong chùa sẽ mát mẻ, mạnh khỏe cả năm nên lấy một chai về cho gia đình”, chị Lan tâm sự.
Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh Yên Tử, được khởi dựng thời Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Năm 2007, chùa mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6 m, rộng 3,6 m, cao 3,35 m và nặng hơn 70 tấn. Ngôi chùa trông như một đài sen, nơi thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.
Chinh phục được núi Yên Tử, nhiều người dùng tiền để thoa lên đại hồng chuông và khánh đồng tại chân tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông với niềm tin sẽ đem lại nhiều điều may mắn, tốt lành.
Từ khi Yên Tử trở thành điểm du lịch sinh thái, tâm linh, nhiều người dân nghèo cũng có cơ hội kiếm thêm tiền bằng các nghề: hái măng trúc trong rừng sâu, bán gậy tre, lượm ve chai, khuân vác hàng thuê lên xuống núi. Anh Vũ Văn Hưng (30 tuổi, trú xã Thượng Yên Công) cho biết đã gánh 45 kg hàng từ chân núi lên ga cáp treo số 3 với tiền công 160.000 đồng. Đây là hàng hóa của một chủ kinh doanh hàng ăn uống tại nhà ga.
Ông Đinh Văn Đệ (81 tuổi, trú xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh) bán gậy tre cho khách lên núi từ mùng 2 Têt Ất Mùi. Mỗi ngày cụ bán được 100-150 nghìn đồng. "Nhà cách đây 8 km nên 3 giờ sáng tôi đã phải dậy, ôm cả bó gậy tre để kịp vào đây ngồi bán. Đi nhờ xe được còn đỡ mệt, hôm nào không có người giúp, tôi phải đi bộ. Sức yếu không tranh giành được khách nên tiền bán chỉ tạm đủ đong gạo qua ngày", cụ Đệ tâm sự. 
Ban Quản lý di tích Yên Tử cho biết đã tăng cường hơn 30 công nhân dọn vệ sinh môi trường, vận chuyển rác thải trong ngày ra khỏi khu di tích. Hàng quán dịch vụ từ chùa Giải Oan lên chùa Đồng được di chuyển xuống phía dưới. Tuy nhiên, do số lượng người tăng nhanh, các thùng rác công cộng tại khu vực Hoa Yên, nhà ga cáp treo, chùa Đồng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, cộng thêm việc nhiều du khách không có thói quen bảo vệ môi trường, làm đường lên Yên Tử nhiều nơi ngập tràn rác thải.

Giang Chinh - Minh Cương

http://vnexpress.net/photo/thoi-su/nuom-nuop-nguoi-tray-hoi-yen-tu-3150434.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten