maandag 23 juni 2014

Việt Nam: Thủ tướng có thực sự không màng "hữu nghị viển vông"?

Thủ tướng có thực sự không màng "hữu nghị viển vông"?

Hạ Mai (Viet-Studies) - Ngày 2-5-2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (HYSY-981) vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tình hình biển Đông nóng lên từng giờ, ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo của người dân Việt Nam dâng ngùn ngụt. Nhân dân khắp nơi sôi sục, mong đợi giới lãnh đạo cấp cao tỏ rõ thái độ, có những bước đi cương quyết, kịp thời, song mặt nước vẫn lặng như tờ. Sự im lặng khó hiểu từ phía những người có trách nhiệm không chỉ làm tích tụ thêm những bức xúc của người dân, mà còn khiến những bực bội bấy lâu kìm nén có nguy cơ bùng phát.

1- Dàn dựng

Ngày 8-5-2014, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khai mạc, TBT Nguyễn Phú Trọng – với chức trách của mình, đọc lời mở màn Hội nghị. Cả nước nín thở trông chờ, hy vọng sẽ được nghe những tuyên bố xứng tầm, hoặc chí ít thì cũng có những động thái nào đó về vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, giọng nói có phần rề rà, vẻ bình chân như vại của Tổng Bí thư và chủ đề “lãng nhách” bàn về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trở nên phản cảm trên nền vấn đề Biển Đông đang nóng rẫy (cho dù chắc chắn, Nguyễn Phú Trọng không động chạm đến biển Đông vì Vua tập thể” (BCT) đã quyết định như vậy!). Những hy vọng, trông đợi nhanh chóng chuyển thành ê chề, chán chường và tức giận, kết quả là Nguyễn Phú Trọng hứng đủ mọi rủa xả, thóa mạ.

Trong lúc thái độ, phản ứng của các tầng lớp nhân dân căng như dây đàn, ngày 11-5-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Myanmar, có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của các nhà lãnh đạo ASEAN. Chưa nguôi nỗi thất vọng vì Nguyễn Phú Trọng, chẳng mấy ai trông đợi ở bài phát biểu của Thủ tướng, song Thủ tướng đã có cú “lật cánh” ngoạn mục khi nhắc đến các cụm từ “biển Đông”, “ngang nhiên”, “hung hăng”, “vi phạm đặc biệt nghiêm trọng”….Trước khung thành không có thủ môn, Thủ tướng chỉ việc co chân và… sút!

Dù đã có một vài cụm từ có vẻ cương quyết, nhưng nếu phân tích kỹ toàn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đặt trong bối cảnh nguy cơ, hiểm họa từ giàn khoan HYSY-981, sẽ chẳng thấy có nhiều điều đặc biệt: Giọng điệu vừa phải, lời lẽ uyển chuyển, nhẹ nhàng, không động chạm, tránh né, không dám gọi đúng tên sự việc… Sau hơn 10 ngày im lặng, những gì mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Myanmar là chưa đủ, là điều ít nhất có thể làm. Chính kiến, thái độ của Thủ tướng là nhỏ bé trong so sánh với những gì mà Bắc Kinh đang làm. Bất kỳ Nguyên thủ quốc gia bình thường nào cũng có thể phát biểu mạnh mẽ, thuyết phục, cứng rắn hơn thế; nhưng, bài phát biểu đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt – nó đã đánh trúng tâm lý bức bối của người dân. Nó được tung hô hơn giá trị đích thực, nhất là bởi bộ máy báo chí “định hướng XHCN” và đội quân Dư luận viên (DLV) đông đảo.

Tiếp dòng sự kiện, chiều ngày 14-5 -2014, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 bế mạc. Dù đã một lần thất vọng, người dân vẫn mong manh trông đợi những thông điệp mới từ Tổng Bí thư, nhất là khi đã có một trong bốn tứ trụ khai bước, mở đường. Nhưng, như Trần Hữu Dũng đúc kết thì “diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng có 7 đề tài chính. Hai đề tài đầu tiên (và dài nhất) là: 1- Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam; 2- Tích cực đấu tranh với những biểu hiện lai căng. Đề tài thứ 4 là ngắn nhất, nói về quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Không có bất cứ một chữ “Trung Quốc” nào và chỉ có duy nhất một chữ “biển Đông” (còn từ “văn hóa” thì được nói đến hơn 30 lần)”.

Một lần nữa người dân Việt Nam lại ngã ngửa! “Ấn tượng” Myanmar, vì thế, càng khắc đậm dấu ấn. Mưa đá, bão đá tiếp tục trút ào ào về phía Nguyễn Phú Trọng, nhất là khi trước đó (ngày 13-5-2014), thông tin về việc người anh “bốn tốt” khước từ gặp gỡ Nguyễn Phú Trọng đã lan tràn trên thế giới mạng (dù việc đề nghị gặp Tập Cận Bình, coi đó là một kênh để giải quyết vấn đề cũng là lẽ thường).

Khi Nguyễn Phú Trọng (cùng với một loạt nhân vật khác) đã “chết lâm sàng” và mười ngày sau sự kiện Myanmar – thời gian vừa đủ để “ấn tượng Myanmar” bắt đầu nhàn nhạt (trong khi biển Đông ngày càng căng thẳng); đồng thời, sau khi đã thỏa thuê ném đá, nhân dân cần tiếp một cú chích “vitamin liều cao”, thì Manila và Diễn đàn kinh tế Thế giới về Đông Á 2014 là một cơ hội thích hợp. Quả thật, Thủ tướng đã làm một động tác kích đẩy nhẹ nhàng chỉ với cụm từ “hữu nghị viển vông” và đã đạt hiệu suất ngoài mong đợi, trong phút chốc “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, trở thành “anh hùng dân tộc” - thần tượng của một đất nước luôn khát khao thần tượng. Biển Đông đã nóng, những lời ca tụng Thủ tướng bằng những mỹ từ chói sáng nhất, vang vọng nhất, ngời ngợi nhất… còn nóng hơn gấp ngàn lần: “Phát biểu của Thủ tướng hội tụ khí phách Việt Nam”; “Thủ tướng nói lời non sông đất nước”; “phát ngôn của Thủ tướng mang sức hiệu triệu”; “tiếng nói dũng cảm của ông Thủ tướng cự tuyệt thứ "hòa bình hữu nghị viển vông" có giá trị như một lời hô thoát Hán”…

Chỉ nghe Thủ tướng nói, chưa cần xem Thủ tướng làm, một bộ phận đông đảo người Việt, trong đó có cả tầng lớp tinh hoa, đã vội vàng “dịch” lờiThủ tướng thành bốn cơ hội/khả năng sau: 1- Thoát Hán; 2- Tổ quốc trên hết!; 3- “Xoay trục” sang phương Tây; 4- Dân chủ. Bốn cơ hội “tự phiên” đã thắp lên niềm tin, hy vọng về một Việt Nam chuẩn bị cất cánh và thậm chí đã nghĩ đến cơ hội được bày tỏ lòng yêu nước, khi chính giới lãnh đạo khẩn thiết “kêu gọi” nhân dân biểu tình…. Và ngần ấy cơ hội cũng thừa để ve vuốt tinh thần, khát khao, ý chí của người Việt trong nhiều ngày qua – điều mà Thủ tướng đã nhếch môi cười mỉm biết trước. Quả thật, để “ghi điểm”, Thủ tướng không tốn nhiều công sức. Chỉ bằng một con tính lớp một và vài ba thao tác kỹ thuật đơn giản, Thủ tướng đã kịp điều chỉnh, định hướng dư luận theo cách có lợi nhất cho các mục tiêu, tính toán của mình.

2- Đằng sau dòng sự kiện

Song, niềm tin và hy vọng chỉ có thể trở thành hiện thực khi được xây trên nền tảng vững chắc là tính khả thi và mong muốn thực thi của chính trị gia, chứ không phải là các thủ thuật hoặc tiểu xảo chính trị. Xếp đặt, sàng lọc, lắng đọng và móc nối các sự kiện, phần chìm của tảng băng dần lộ diện:

Ngày 5-5-2014, vài ngày sau khi HYSY-981 được ông bạn “16 chữ vàng” đặt phịch vào sân nhà hàng xóm, Blogger AnhBaSam Nguyễn Hữu Vinh – chủ một trang điểm thông tin với tinh thần nhà báo phải nói đúng sự thật bị bắt khẩn cấp. Chủ trang mạng “từ khi khởi đầu đến nay đều ưu tiên cho những thông tin về Trung – Việt, cảnh báo và phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc”[1]; đồng thời, dám đăng những bài điểm trúng huyệt đạo[2] bị “tống kho” đã ngầm phản ánh “quyết tâm” chống Trung Quốc của Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu và ý định “đốn phạt” những người có thông tin, có khả năng bình luận sắc sảo, “đi guốc vào trong bụng”.

Ngày 11-5-2014 (cũng là ngày Thủ tướng tới Myanmar và có bài phát biểu trông đợi) – lần đầu tiên người dân Việt Nam được “bật đèn xanh” biểu tình thể hiện lòng yêu nước (dù có hai loại “biểu tình nhân dân” và “biểu tình quốc doanh”). Hai sự việc đặt cạnh nhau, khiến người Việt phần nào quên điAnhBaSam, bắt đầu tin tưởng ở sự thay đổi của Chính phủ (người Việt Nam vốn cả tin, nhẹ dạ).

Tuy nhiên, sự kiện bạo loạn Bình Dương (12-5), Vũng Áng, Hà Tĩnh (14-5)… đã mang đến những dự cảm chẳng lành. Phóng sự “Đi giữa dòng bạo động” của nhạc sĩ Tuấn Khanh đã giúp giải đáp nhiều nghi vấn. Quả thật, sự lặng thinh và vắng mặt của các lực lượng an ninh theo kiểu thả nổi đám đông, cũng như cách thức tổ chức, kích động biểu tình rất chuyên nghiệp đã chỉ báo về một âm mưu, kế hoạch được sắp đặt tỉ mỉ, tính toán chu đáo “từ trong ruột”. Việc đồn đoán “công an bất ngờ, trở tay không kịp” để bạo động xảy ra đã bị đánh đổ, bị phủ định hoàn toàn bởi “lịch sử hào hùng, vẻ vang” của lực lượng công an từng phá những vụ án hình sự nổi tiếng, từng đánh sập, bóp nghẹt từ trong trứng nước mọi “âm mưu bạo loạn” dù mong manh nhất.

Thêm vào đó, sau nhiều ngày điều tra, bộ máy an ninh tinh nhuệ, khổng lồ, nghiệp vụ cứng đã kết luận Việt Tân là thủ phạm – một kết luận ngô nghê, non nớt, vụng về đối lập với “tài năng” phá án và cùng với kết quả điều tra người cầm đầu gây rối chủ yếu là các băng giang hồ, Bộ Công an đã tự tố cáo. Tư duy “lùn” của bộ máy an ninh đứng dưới “bóng mát” chiếc lọng vàng của Thủ tướng đã không chệch nguyên tắc “chủ nào, tớ ấy” khi phù phép, biến Việt Tân thành “vật tế thần”.

Tuy nhiên, nếu chỉ đổ tội cho Việt Tân thôi thì có vẻ hổng hểnh. Sự đập phá có lựa chọn, mang tính chủ đích “chỉ có 2 doanh nghiệp của Trung Quốc bị đốt cháy” trong số “700 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp bị đe dọa và “trên 460 doanh nghiệp bị đập phá” đã kịp thời lấp đầy lỗ hổng, bẻ quặt một bộ phận dư luận tin rằng có bàn tay của Trung Nam Hải – đó cũng là cách đẩy nghi vấn sang phe Cung vua.

Ngày 17-5-2014 (một ngày trước khi cuộc xuống đường toàn dân được dự kiến), các dòng tin nhắn “Thủ tướng chỉ thị…”; “Thủ tướng yêu cầu…”; “Thủ tướng đề nghị…”, như cơn lũ ập vào hơn 120 triệu thuê bao di động. Việc các nhà mạng (không hiểu vô tình hay hữu ý) “thi nhau sỉ nhục Thủ tướng” (như Huỳnh Ngọc Chênh giễu cợt) đã chính thức phát đi tín hiệu đau thương cho ngày toàn dân xuống đường. Thực vậy, ngày 18-5-2014, câu chuyện biểu tình trở về vạch xuất phát ban đầu. Dưới sự chỉ đạo “xuất sắc” của Thủ tướng, nhân danh tái lập trật tự, an toàn xã hội, người biểu tình bị sách nhiều, bị giam giữ, bị lôi, kéo, khênh vứt lên xe, thậm chí bị đánh đập…

Sau ngày 18-5 đến thời điểm hiện tại, không khí biểu tình xẹp lép. Bình Dương, Vũng Áng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử! Đến hết năm 2015 (không loại trừ còn lâu hơn nữa), Luật Biểu tình vẫn cứ là giấc mơ của nhân dân Việt Nam. Xin mời Trung Quốc tiếp tục nghênh ngang xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã bị dán băng keo vào mồm theo một cách hết sức “hợp pháp”. Cuối cùng, người dân Việt Nam không chỉ mất sạch cơ hội bày tỏ lòng yêu nước, phải bịt mồm, bịt chính kiến, mà việcbắt bớ và theo dõi “bọn phản động” có tư tưởng dân chủ, tư tưởng chống Trung Quốc cũng trở nên dễ dàng hơn.

Sự kiện ngày 18-5 đẩy sự bức bối vốn có lên một mức mới, nhưng chỉ ba ngày sau, những bức xúc có chiều hướng gia tốc đã bị đè bẹp một cách đĩnh đạc, thuyết phục bởi cụm từ “hữu nghị viển vông” (21-5-2014). Tiếp nối những lời phát biểu được mệnh danh là “mang hồn thiêng sông núi”, Thủ tướng “bồi” thêm vào niềm hy vọng của người Việt bằng một “chưởng” kha khá: “Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”[3].

Sau một loạt những mánh lới chính trị, đã đến thời điểm lên tiếng của các DLV. Hàng loạt bài báo chỉ trích phe Cung vua hèn kém, cam tâm nô lệ, bán nước cho Tàu, đứng sau các vụ bạo loạn…và tung hô “thần tượng mới”, gọi đó là “hiểm họa đối với Trung quốc trước mắt và lâu dài”…đã dẫn dắt dư luận theo hướng Tuyên bố “hữu nghị viển vông” định sẵn.

Trong hành động “hậu diễn văn”:

Thứ nhất, Thủ tướng lập tức gửi thông điệp trấn an đối phương: 1- "Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác”[4] (Thủ tướng thật khéo “đánh lận con đen”- câu hỏi không hề nói đến “liên minh quân sự để chống lại một quốc gia khác”); 2- “Việt Nam không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi bị bắt buộc phải tự vệ”[5].

Tuyên bố của Thủ tướng có thể được hiểu như sau: 1- Trung Quốc hoàn toàn yên tâm, Việt Nam sẽ không “xoay trục”, Mỹ và Nhật có muốn cũng không cản được Trung Quốc ở biển Đông; 2- Trung Quốc bình tĩnh đặt giàn khoan, cứ “nuốt” dần biển Đông, miễn là không nổ súng.

Thứ hai, đối với việc kiện Trung Quốc, Thủ tướng tìm kế hoãn binh: “Về giải pháp đấu tranh pháp lý (…), chúng ta đã chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định”[6]Tóm lại, không kiện là do Bộ Chính trị đấy chứ, không phải do tớ - điều Thủ tướng muốn nói là như vậy. Đổ thừa cho Bộ Chính trị cũng có nghĩa là phe Cung vua hứng tiếp mũi dùi dư luận.

Vài ngày sau, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhũn nhặn “phun châu, nhả ngọc” tại Hội nghị Shangri La (31-5-2014) khiến người dân Việt Nam phừng phừng nổi giận, cho dù những gì rơi ra từ miệng Đại tướng đều là ý tứ Bộ Chính trị (trong đó có Thủ tướng), đã được “Vua tập thể” nâng lên, đặt xuống đến bấy bớt. Phát biểu của Phùng Đại tướng không chỉ trấn an các “đồng chí Bốn tốt”, mà còn làm bệ phóng cho Tuyên bố “hữu nghị viển vông” bay cao, bay xa. Nằm trong guồng vận hành của thể chế, khoác áo quan võ, tơi tả trước búa rừu dư luận, Phùng Quang Thanh buộc phải trở thành con tốt thí trên bàn cờ của Thủ tướng.

Như vậy, ngoài những lời tuyên bố, cho đến nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chẳng hề có bất cứ hành động thực tế mạnh mẽ nào trong khi Trung Quốc ngày càng lộng hành trên biển Ðông. Hơn nữa, tuyên bố hay trả lời phỏng vấn cho dù đanh thép và khí phách đến đâu cũng không thể thay thế Tuyên bố chính thức của Chính phủ gửi đến đối phương tuyên ngôn về quan điểm của một Nhà nước có chủ quyền – điều Thủ tướng có thể làm, song vẫn chưa làm và sẽ không làm (nên nhớ, hành động của Trung Quốc, cũng như thái độ, sự ủng hộ hoặc quay lưng của quốc tế phụ thuộc vào phản ứng thực tế của Việt Nam!). Ngay cả đến việc đúng phép ngoại giao và thông lệ quốc tế là triệu Đại sứ Trung Quốc đến để tỏ thái độ, Chính phủ của Thủ tướng cũng không dám làm (trong khi báo chí, ti vi chỉ vừa đưa tin hàng hóa Trung Quốc độc hại, kém chất lượng, Đại sứ Việt Nam đã lập tức bị triệu hồi vào lúc nửa đêm để nghe huấn thị[7]). Việc Thủ tướng “đùn” cho Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn về biển Đông chính là dấu chấm cuối cùng trong Tuyên bố đậm tính viển vông.

3- Khi đã là bản chất…

Đến đây, bản thân dòng sự kiện đã là sự trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi: Thủ tướng có thực sự không màng “hữu nghị viển vông”? Tuy nhiên, sau những “phát biểu xứng tầm nguyên thủ quốc gia”, “hợp ý nguyện lòng dân”, “gây xúc động hàng triệu con tim Việt”… của Thủ tướng trước họa phương Bắc, rất có thể có một câu hỏi vẫn được đặt ra: Phải chăng, Thủ tướng đã thức tỉnh tinh thần dân tộc?

Nhưng, tinh thần dân tộc chỉ có thể thức dậy nếu nó có, dẫu chỉ là đôi chút. Người ta không thể tin Thủ tướng có tinh thần dân tộc, bởi lẽ, một trong những căn cứ tối thiểu, cơ bản nhất là dù ở bất cứ vị trí nào (chưa nói đến vị trí Thủ tướng) cũng phải có ý thức làm lợi cho dân, cho nước, hoặc chí ít là không làm hại, “làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”[8]. Còn Thủ tướng? Những “phát ngôn đanh thép” (?!) thời gian qua thực chất là những tiểu xảo chính trị. Thủ tướng luôn biết chọn vấn đề, thời điểm “ra đòn”, tung hỏa mù, làm nhiễu… để gây uy tín, “ghi điểm”, nhằm củng cố địa vị hoặc bành trướng ảnh hưởng.

Còn nhớ, ngồi vào ngôi vị Thủ tướng nhiệm kỳ đầu, biết rằng tham nhũng đang trở thành bức bối xã hội, Nguyễn Tấn Dũng đã nắm lấy điểm yếu huyệt, lập tức tuyên bố trong Diễn văn nhậm chức: “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi bằng được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí”[9]. Thực tế thì gần hết hai nhiệm kỳ Thủ tướng, tình hình tham nhũng trầm trọng thêm với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp. Năm 2013, theo chỉ số tham nhũng, Việt Nam xếp thứ 116/176 quốc gia được khảo sát. Các vụ đại án tham nhũng đều có bóng dáng của quan chức cấp cao, các nhóm lợi ích đặc quyền, nhóm thân hữu. Tham nhũng tiền bạc, đất đai, tham nhũng quyền lực, chính sách là hiện tượng phổ biến, thường ngày. Những tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước làm ăn lỗ với những con số “khủng” là kết quả xâu xé của tham nhũng[10]. Làn sóng “tái cấu trúc” hệ thống Ngân hàng (Eximbank, Techcombank, Phương Nam, Bản Việt, Vietinbank, BIDV, Bắc Á…) hoặc để thôn tính, hoặc để trốn nợ xấu cũng là dưới bàn tay “phù phép” của các nhóm thân hữu.

Tháng 2-2010, khi vụ việc Đoàn Văn Vươn đang gây nên một làn sóng phản đối lan rộng, bức bối vì thiếu dân chủ dâng cao, Thủ tướng ra tay đúng lúc, kết luận một cách “minh quân”: Chính quyền Tiên Lãng ngụy biện, sai lầm, vô cảm... “quanh co khi phải đối diện với sự thật”. Thế là Thủ tướng trở thành “người hùng”, người dân Tiên Lãng, người dân cả nước đặt hy vọng, tin tưởng vào Thủ tướng”. Nhưng cuối cùng thì…Vươn vẫn hoàn Vươn - người dân vào tù, sai nha thăng Tướng!

Năm 2013, biển Đông tiếp tục nóng lên trước những hung hăng gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc[11]; đồng thời, sự kiện 17-2 đang đến gần, lòng dân sôi sục, Thủ tướng – “kịch nghệ” mở màn vở diễn mới. Ngày 30-12-2013, trong cuộc làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Thủ tướng tuyên bố hùng hồn: Hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang lên kế hoạch tưởng niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1-1974) và 35 năm sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (2-1979). Nhân dân hồ hởi, báo chí hào hứng đợi chờ…. Thế rồi, mọi việc lại rơi tõm vào thinh không và khi dịp kỷ niệm đã qua đi, ngày 19-2-2014, Thủ tướng vớt vát: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17-2-1979”[12]. Hãy xem Thủ tướng giải thích về cái sự “không quên” và “quan tâm”: “Tất cả chiến sĩ hy sinh đều nằm ở nghĩa trang, được nhang khói”[13] (?!).

Cái sự “phát biểu lấy được”, “phát biểu để đó” và “làm ngược lại” của Thủ tướng được phản ánh bằng kết quả trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam từ khi Thủ tướng nhậm chức đến nay:

Về chính trị, đây là thời kỳ tự do ngôn luận bị xiết chặt nhất trong các đời Thủ tướng. Trong hai nhiệm kỳ tại vị, Thủ tướng đã ký hàng loạt Nghị định, Quyết định, Công văn[14]… giáng mạnh vào quyền tự do ngôn luận, đàn áp khốc liệt những người “dám” phản biện, chất vấn hoạt động, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, 1.000 website bị tấn công trong năm 2009 (tăng lên gấp 10 lần so với năm 2008[15]); 300 trang web và blog "không phù hợp" đã bị đánh sập năm 2010[16]. Mặc dù Việt Nam trúng cử với số phiếu cao vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, nhưng năm 2013, tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại “xấu đi nghiêm trọng”, một chiến dịch đàn áp khắc nghiệt đối với các ký giả, blogger được tăng cường. Việt Nam đứng thứ năm trong danh sách top 10 quốc gia cầm tù ký giả tệ hại nhất trên thế giới, là nhà tù lớn thứ hai ở châu Á sau Trung Quốc[17]. Thủ tướng đã “thành công” đưa Việt Nam vào trong danh sách Kẻ thù của mạng Internet, xếp ở vị trí thứ 174/180 nước trong bảng danh sách tự do báo chí[18].

Dưới “tài” chấp chính của Thủ tướng, nông dân bị cưỡng chế, đàn áp, bị thu hồi đất; đặc biệt, đằng sau nhiều vụ cướp đất có bàn tay dính lứu của những nhóm đặc quyền dưới ô dù của Thủ tướng với danh sách tên đất, tên làng dài theo thời gian: Văn Giang, Dương Nội, Bắc Giang, Mễ Trì, Mỹ Đức, Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh), Vũng Áng, Đắc Nông, Ninh Thuận…. Về tự do tôn giáo, Việt Nam là “nước vi phạm quyền tự do tôn giáo tồi tệ nhất trên thế giới”[19].

Về tình hình nhân quyền Việt Nam, đại diện HRW John Sifton nhận xét: “Một chính quyền tàn ác và đàn áp có hệ thống các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội và tập hợp hòa bình, trấn áp những người dám thách thức chính quyền hay dám kêu gọi dân chủ”[20]. John Sifton cảnh báo: Đừng kỳ vọng “việc đưa ra đối thoại chiến lược quân sự và đàm phán tự do thương mại với Việt Nam có thể khuyến khích đất nước này thay đổi”[21]. Ông nhấn mạnh: “Nhà cầm quyền Việt Nam không hề thả lỏng nắm đấm của họ”[22].

Về kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam hết sức bất ổn, chứa đựng nguy cơ rủi ro, suy thoái; tăng trưởng GDP giảm mạnh (năm 2007: 8,46%[23], năm 2011: 5,89%[24]; 2013: 5,4%[25]). Nợ công của Việt Nam đã ở mức trên 81,885 tỷ USD, bình quân nợ công theo đầu người là 905,18USD, chiếm 47,7% GDP, tăng 10,9% so với năm 2013 (tính đến ngày 13-6-2014)[26]. Việt Nam là một trong 20 nước có khả năng vỡ nợ lớn nhất trên thế giới[27], người dân Việt Nam có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực[28], tỷ lệ người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) chiếm 18,2% dân số/năm 2011 (16,1 triệu người/)[29]. Mọi yếu kém trên đây của nền kinh tế đã được Thủ tướng thừa nhận, nhận trách nhiệm và xin lỗi trong kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII (10-2012)[30].

Về văn hoá- xã hội, xã hội Việt Nam ngột ngạt, tù túng, bế tắc, các giá trị đảo lộn, văn hoá – giáo dục tụt dốc, đạo đức suy đồi, bệnh hình thức, thành tích và giả dối tràn lan, len lách trong mọi ngóc ngách xã hội. Phần lớn lớp trẻ bị chủ nghĩa vật chất chế ngự, giành giật, xâu xé quyền lợi, chìm nghỉm trong ham muốn quyền lực, vùng vẫy trong bãi sình lầy của “văn hóa đấm đá". Cơ chế tuyển dụng, sử dụng cán bộ không minh bạch hình thành nên một lớp“thái tử đỏ”, “thế tử Đảng” bất tài, vô dụng, tham lam, “ăn trên ngồi chốc”, thụ hưởng các đặc quyền, đặc lợi.

Tóm lại, Chính phủ của Thủ tướng đã hoàn thành “xuất sắc” nhiệm vụ đàn áp con người về mặt đạo đức, ý thức chính trị, giết dần phẩm giá và nô dịch tư tưởng, dung túng cho cái phi nhân, khiến người dân hoặc thờ ơ, phó thác, bàng quan, vô cảm trước vận mệnh, tương lai đất nước, hoặc mắc “bệnh sợ hãi chính trị” mãn tính, triền miên.

Về quan hệ với Trung Quốc, dưới hai nhiệm kỳ lãnh đạo của Thủ tướng, Việt Nam lún sâu vào quỹ đạo của người láng giềng phương Bắc:

– Thứ nhất, chống Trung Quốc xâm lược là chống Chính phủ

Những lời nói, bài viết, quan điểm về Trung Quốc gây hấn, về chủ quyền biển đảo Việt Nam, về đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa… đều bị cấm đoán, đều bị quy là tội phạm chính trị.

Mọi hành vi, thái độ lên án Trung Quốc đối với Chiến tranh biên giới 1979, cắt cáp tàu Việt Nam trên biển, xâm hại ngư dân Việt Nam…. bị cấm kỵ, bị theo dõi, rình rập, dọa nạt, quy là phản động… Chính phủ của Thủ tướng ngăn cấm, bắt bớ những người yêu nước biểu tình phản đối Trung Quốc… Đó là những hành động tiếp tay cho Trung Quốc, chà đạp lên lợi ích quốc gia, dân tộc. Chống Trung Quốc là chống Chính phủ - như thế, Chính phủ đã đồng nhất mình với Trung Quốc.

– Thứ hai, kinh tế lệ thuộc vào Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, tỷ lệ nhập siêu tăng mạnh qua từng năm: 4,4 tỉ năm 2006; 11,5 tỉ năm 2009; 12,7 tỉ USD năm 2011; 16,4 tỉ USD năm 2012; và 23,7 tỉ USD năm 2013[31]. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 50% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam; đồng thời, 60-70% diện tích lúa nông nghiệp gieo trồng giống lúa lai Trung Quốc[32]. Với việc nhập khẩu tràn lan, hàng kém chất lượng, chứa chất độc hại tràn ngập đất nước, đồng Nhân dân tệ khuynh đảo thị trường tài chính Việt Nam.

Trung Quốc trúng thầu tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… của các dự án kinh tế Việt Nam trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia và an ninh năng lượng. Các chủ đầu tư đều là trụ cột kinh tế như Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Hóa chất[33]….

- Thứ ba, an ninh – quốc phòng bị đe dọa

Với 90% các công trình trúng thầu, tại các địa bàn xung yếu về quốc phòng – an ninh (Quảng Ninh, Vũng Áng, Cửa Việt, Tây Nguyên…), người lao động Trung Quốc sang Việt Nam lập làng, thâm nhập sâu, thậm chí lấy vợ, sinh con, đồng hóa dân tộc.

Đến năm 2013, các công ty Trung Quốc được cấp 19 dự án trồng rừng ở 18 tỉnh với diện tích trên 398.374ha[34] - đây đều là các dự án liên quan tới rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn hoặc ở những vị trí, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh, nơi có nhiều khoáng sản và kim loại quý[35].

Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam – Trung Quốc sửa đổi ngày 11-10-2011 đã mở rộng phạm vi di chuyển, hoạt động các phương tiện vận tải giữa hai nước, cho phép phương tiện vận tải Trung Quốc qua lại 7 cặp cửa khẩu, hoạt động trên 26 tuyến vận tải hành khách và hàng hóa (gồm 17 tuyến giáp biên giới và 9 tuyến vào sâu nội địa)[36]. Từ tháng 8-2012, các tuyến lần lượt được khai thông, có điều, mang tiếng là vận tải hai chiều, song trên thực tế, do Trung Quốc đưa ra quá nhiều quy định khắt khe, nên các doanh nghiệp Việt Nam đành “bó tay”. Cuối cùng, chỉ có các doanh nghiệp Trung Quốc vận tải được hành khách, hàng hóa vào sâu trong lãnh thổ của Việt Nam, biến tuyến vận tải hai chiều thành tuyến một chiều.

Tựu chung lại, mới chỉ điểm qua vài nét khái quát, viện dẫn vài ba con số đã thấy bức tranh chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng Việt Nam hiện tại thật đáng lo ngại, ở mức nguy hiểm. Nó đồng thời cũng cho phép đặt câu hỏi nghi ngờ về các mối liên hệ chặt chẽ của Chính phủ với Trung Quốc. Và quả thật, tình “hữu nghị” mà Thủ tướng nói đến thực không hề “viển vông”.

4-Thực chất đằng sau những tuyên bố…

Đối với đại bộ phận quan chức cấp cao Việt Nam hiện nay, nhất là những quan chức đảm nhiệm vị trí quan trọng, then chốt trong bộ máy Đảng, Nhà nước, mục đích và nhu cầu cấp thiết nhất là kéo dài thời gian tại vị, hoặc nếu không thể kéo dài, thì phải đảm bảo “hạ cánh an toàn”.

Kéo dài thời gian tại vị cũng đồng nghĩa với việc làm phình to thêm khối tài sản cá nhân kếch sù bằng nhiều con đường bất minh khác nhau; đồng thời, tranh thủ thời cơ, gài con, gài cháu, sắp xếp thân tộc vào những vị trí béo bở.

“Hạ cánh an toàn” là sau một quá trình trục lợi bằng quyền lực, rời khỏi chính trường, khối tài sản to lớn phải được bảo toàn và khi không còn chức quyền theo nghĩa chính thống, thì vẫn có thể đứng vào vị trí “cố vấn”- “Thái Thượng Hoàng”.

Trên hai điểm quy chiếu nói trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một hiện thân đầy đủ nhất và câu chuyện “hữu nghị viển vông” cũng nằm trong toan tính ấy, khi thời điểm Đại hội XII Đảng CSVN đang đến gần.

Nhìn tổng thể chính trường Việt Nam hiện nay có hai phe phái chính trị, thường được gọi dưới cái tên “Cung Vua” - “Phủ Chúa”. Hội nghị Trung ương 6 (10-2012) được coi là trận dàn quân đấu đá chính trị trong Đảng CSVN căng thẳng, quyết liệt và nổi bật nhất thời kỳ đổi mới. Kết cục là phe Cung Vua tuy giữ thế thượng phong, nhưng đến phút cuối Phủ Chúa thoát hiểm ngoạn mục. Sau cú suýt đại bại trong gang tấc, Phủ Chúa chẳng những không yếu đi, mà ngày càng mạnh lên, tuy nhiên, để giành phần thắng tuyệt đối tại Đại hội XII, vẫn rất cần hạ bệ, làm mất uy tín phe Cung Vua. Bên cạnh đó, mỗi bước đi chính trị, không thể không tính đến phản ứng của nhân dân và quốc tế. Đúng lúc, trùng hợp, giàn khoan HYSY-981 là một cơ may thích hợp.

Với ngần ấy toan tính, chi li trong hành động, trên thực tế, Thủ tướng đã thành công: TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bạc nhược, hoàn toàn mất điểm và rating của Thủ tướng tăng cao bất ngờ.

Không chỉ có vậy, giàn khoan HYSY-981 và “tinh thần dân tộc” của Thủ tướng đã khiến những bức xúc, đè nén về dân quyền tạm nguôi lắng. Khi cả nước đang mê trong giấc mơ “thoát Hán”, thì những người dân mất đất, những blogger, những nhà hoạt động dân chủ bị giam cầm…. dường như cô đơn hơn với nỗi đau của mình.

Cuối cùng, một kết cục nhìn thấy trước:

1-Ngày 15-8, tới đây, Trung Quốc rút trước mùa bão năm như đã định, Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố thắng lợi.

2- Năm 2016, tại Đại hội XII, một tam giác quyền lực mạnh nhất mọi triều đại được hình thành: TBT Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh (hoặc nếu Nguyễn Tấn Dũng không trở thành TBT, thì với hai “quả đấm sắt” Hoàng Trung Hải, Nguyễn Chí Vịnh, Thủ tướng nghiễm nhiên ở ngôi “Thái Thượng Hoàng” buông rèm cùng nhiếp chính).

5- Vĩ thanh

Hơn một tháng rưỡi trôi qua kể từ ngày Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cọ xát và va đập phũ phàng với hiện thực khắc nghiệt, đa phần người Việt đã qua cơn ảo vọng “thoát Trung”, “xoay trục”.

vì muốn “thoát Trung”, thì phải có dân chủ, mà dân chủ thì đối lập với độc tài – liệu có lãnh đạo nào vì dân tộc, có đủ can đảm dẹp lợi ích cá nhân, phe nhóm, bỏ qua những đặc quyền, đặc lợi khổng lồ thụ hưởng từ thể chế? Câu trả lời đã có sẵn. 

Trong cuộc chạy đua quyền lực, Thủ tướng có thể vượt vũ môn; tuy nhiên, nếu tiếp tục cai trị đất nước theo kiểu “hèn với giặc, ác với dân”, xây nên một Việt Nam nghèo đói, cô đơn, chia rẽ, Thủ tướng liệu có đi xa?

Cần nhớ rằng, lịch sử công bằng và khách quan, non sông, xã tắc sẽ phán xét! Nếu không muốn trở thành tội đồ của lịch sử, nếu không muốn nợ tương lai, Nguyên thủ chỉ có con đường đứng cùng dân tộc.

Ngày 22-6-2014.


*

[1] Nguyễn Trọng Tạo: Nghĩ về anh Ba Sàm khi anh Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, Boxitvn, 08-05-2014.
[2] Trang Basam đã từng đăng: “Ngay từ khi Thủ tướng nhậm chức, cho tới nay, không ít lần ông thể hiện là mình không thân Tàu, mà hướng Tây nhiều hơn, dù đằng sau đó là cái gì, có mấy ai tin hay không?” (Nguồn: Dẫn theo Song Chi: Bộ mặt thật của Thủ tướng, Người Việt Online, 14-9-2012).
[3] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, VGP News, 22-5-2014.
[4] Như trên.
[5] Như trên.
[6] Bộ Chính trị sẽ quyết định thời điểm kiện Trung Quốc, VnEconomy, 29-5-2014.
[7] Trung Quốc, Việt Nam căng thẳng về chất lượng hàng, BBC Vietnamese ,29-8-2007.
[8] Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng, BBC Vietnamese, 9-1-2013.
[9] Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII phát biểu nhậm chức, Thutuongchinhphu.vn, 18-8-2007.
[10] Năm 2010, Vinashin lỗ 4,5 tỉ USD, năm 2011, EVN lỗ 3.500 tỷ đồng, năm 2012, các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lỗ khoảng 2.253 tỷ đồng… Tính chung hai năm 2011- 2012, tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trường bằng 20 năm trước đó; trong số gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao (Nguồn: Chi phí vốn của doanh nghiệp Việt cao gấp 10 lần công ty đa quốc gia, Cafef.vn, 24-11-2012).
[11] Trung Quốc tuyên bố cho khách du lịch đến quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam hồi đầu năm. Tháng 5-2013, Trung Quốc gửi 30 tàu cá lớn từ đảo Hải Nam đến khu vực quần đảo Trường Sa để đánh bắt cá trong vòng 40 ngày. Tàu hải giám của Trung Quốc liên tục thực hiện các chuyến tuần tra trên biển Đông suốt năm. Trung Quốc cho lập vùng nhận dạng phòng không dù không trực tiếp trên biển Đông nhưng có ảnh hưởng khá lớn; đồng thời đã thực hiện một số cuộc diễn tập trên biển Đông.
[12] Thủ tướng: “Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979”, VnExpress.net, 19-2-2014.
[13] Như trên.
[14] Đó là: Nghị định số 136/2006/NĐ-CP (14-11-2006, cấm khiếu nại tập thể); Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg (24-7-2009, không cho phép các nhóm tư nhân nghiên cứu đánh giá về chính sách của Nhà nước); Nghị định02/2011/NÐ-CP (06-01-2011); Công văn hỏa tốc số 7169/VPCP-NC (12-09-2012, cấm không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên “các mạng phản động”, trong đó có trang Web biển Ðông); Nghị định72/2013/NĐ-CP (31-7-2013, hạn chế việc sử dụng blog và các phương tiện truyền thông xã hội, tạo điều kiện trấn áp bất đồng chính kiến); Nghị định 174/2013/NĐ-CP (13- 11 -2013, quy định các khoản xử phạt mới đối với cư dân mạng đã phổ biến nội dung “tuyên truyền chống Nhà nước”, hoặc “tư tưởng phản động” trên phương tiện truyền thông xã hội).
[15] Như trên.
[16] RSF gọi Việt Nam là "kẻ thù của Internet", BBC Vietnamese, 13-3-2011.
[17] 2013: Năm đàn áp khốc liệt đối với ký giả, blogger tại Việt Nam, Voatiengviet.com, 21-06-2014. Trong danh sách này, Việt Nam xếp sau Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Quốc và Eritrea với 34 netizen đang bị giam cầm, chỉ sau con số 70 của Trung Quốc.
[18] Như trên.
[19] Việt Nam bị chỉ trích mạnh về nhân quyền, BBC Vietnamese, 5-6-2013.
[20] Như trên.
[21] Như trên.
[22] Như trên.
[23]Tổng cục Thống kê: Kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010 qua số liệu một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu, www.gso.gov.vn.
[25] GDP năm 2013 tăng hơn 5,4%, VnExpress.net, 23-12-203.
[26] Nợ công ở ngưỡng nguy hiểm: Công bố các khoản nợ để xã hội giám sát,nhanh.net.vn, 16-6-2014. Theo cách tính của Phạm Chí Dũng thì “khối nợ xấu khổng lồ có thể lên đến trên 500.000 tỷ đồng; nợ công quốc gia có thể lên đến 95-106% GDP -theo tiêu chuẩn Liên Hợp Quốc (Nguồn: Phạm Chí Dũng: Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam? Tạp chí Thời đại mới, số 28/tháng 8-2013).
[27] Kinh tế Việt Nam, Wikipedia.
[28] Việt Nam nhiều dân nghèo gần nhất khu vực, BBC Vietnamese, 7-9-2012.
[29] Như trên.
[30] Thủ tướng phát biểu như sau: “Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước” (Nguồn:Sáng nay khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII, VnExpress.net, 22-10-2012).
[31] Giật mình cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Nhập siêu tăng 100 lần trong 10 năm, Dân trí, 21-6-2014.
[32] Mỗi năm, Việt Nam chi khoảng 40 triệu USD để nhập khẩu 13.000-15.000 tấn lúa giống từ Trung Quốc, tương đương với xuất khẩu 100.000 tấn gạo cao cấp (5% tấm) (Nguồn: Giật mình cán cân thương mại…, Dân trí, 21-6-2014).
[33] Trung Quốc trúng thầu 90% công trình thượng nguồn của Việt Nam, Vieetnam Economic Forum, 32-7-2010.
[34] Đang hoàn thiện quy hoạch đất quốc phòng an ninh, Đất Việt, 11-6-2014
[35] Đó là các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Kon Tum, Khánh Hòa, Quảng Nam và Bình Dương, cụ thể là: Quảng Ninh 100.000ha, Nghệ An 70.000ha, Kon Tum 65.000ha, Lạng Sơn 36.000ha, Quảng Nam 30.000ha và Thanh Hóa 21.000ha -tổng cộng là 349.000ha. Trung Quốc họn thuê đất chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên. Đặc biệt, ở các tỉnh có khoáng sản với các tạo quặng trên mặt đất rất cạn, có thể khai thác dễ dàng bằng đào bới.
[36] Bị "ép", doanh nghiệp Việt Nam gặp khó, Báo Giao thông vận tải, 6-3-2014.

http://danlambaovn.blogspot.nl/2014/06/thu-tuong-co-thuc-su-khong-mang-huu.html#more

    • Avatar
      ỦNG HỘ DŨNG XÀ MÂU LÀM TỔNG THỐNG DÂN CHỦ!
      Đầu tiên blogger Nguyễn Ngọc Già trong nước ra quân, đi một đường kết luận thiệt là hoành tráng:

      Tất nhiên, làm gì cũng phải có… tiền. Phần kế tiếp, tôi sẽ cung cấp cho
      ông Dũng một góc nhìn về tài chính có thể rất có lý và rất thú vị.
      Cách
      mạng bất bạo động là phương thức thay đổi chế độ tận gốc rễ mà không đổ
      máu. Nó đang được thời đại ngày nay hoan nghênh. Điều còn lại, làm sao 
      để một nhà độc tài không thể lợi dụng và cướp quyền sau đó, như Putin đã
      làm với Liên Bang Nga là điều khó, nhưng không phải không có cách… “
      ( Nguyễn Ngọc Già: Nguyễn Tấn Dũng có thể cứu nước? )
      Nơi
      lưu ly hải ngoại, GS. Lê Xuân Khoa, tác giả “ Lá thơ ngỏ 36-1 “ trí 
      thức trứ danh hồi 2011, còn chơi trội bằng một câu thiệt là khẳng định:

      * Trước hiểm họa Trung Quốc và tình thế cấp bách hiện thời, cần ủng hộ 
      những lãnh đạo thật lòng bảo vệ độc lập và toàn vẹn chủ quyền của Việt 
      Nam. [i]Nếu ngày nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không những chỉ khẳng 
      định quyết tâm ấy mà còn chủ trương dân chủ hoá chế độ thì người Việt 
      hải ngoại càng cần phải hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự trong nước
      hậu thuẫn cho ông Dũng đánh bại phe thân Tàu độc tài toàn trị. 
      Một khi đã thoát Trung và thể chế dân chủ đã có cơ sở thì những tội lỗi 
      và sai lầm cuả chế độ cộng sản sẽ được xử lý một cách công bằng, nhân 
      đạo. “[/i]
      ( Lê Xuân Khoa: Việt Nam: Cơ hội cuối cùng hay những bước đột phá cần thiết )
      Đực làng Bưng Cầu đọc thấy lấy làm cám cảnh nên mới có lời khuyên:
      Tác giả Nguyễn Ngọc Già ơi!
      Thay vì CHÀO CHỜ TIỀN đút túi
      Sống ” cộng sinh ” với phường việt cộng
      Hãy can trường vận động toàn dân
      Tất cả vùng lên diệt sói lang việt cộng
      Cứu Nước, cứu Dân
      Đừng tham tiền HỢP TÁC với bọn bán nước, buôn dân
      Còn về việc “ cách mạng bất bạo động, không đổ máu “ thì như vầy:
      Trích: " Những thức giả (chứ không phải là trí thức) dưới chế độ CSVN hiện nay, 
      như
      những sĩ quan quân đội, những giáo sư đại học, những chuyên viên các 
      ngành, những nhà nghiên cứu, các văn thi sĩ, các nhà bình luận, ký giả 
      báo chí; xưa nay quý vị lơ là với tình hình đất nước, và làm thinh cộng 
      sinh với chế độ CSVN, nay chắc chắn hơn ai hết, quý vị biết rõ CSVN bán 
      nước, hại dân, thì quý vị còn chờ đợi gì nữa mà chưa ly khai với đảng 
      CSVN? Quý vị tiếp tục cộng sinh với đảng CSVN là quý vị tiếp sức cho 
      CSVN gây họa cho tương lai đất nước. ( Đã đến lúc phải dứt khoát – Trần 
      Gia Phụng ( Danlambao )
      Các quý vị " thức giả " nầy thường giảng giải cho thiên hạ 3 diều:
      1/ Không được tranh đấu bạo động " gây đổ máu - Tàn phá "
      2/ Phải khôn ngoan tranh đấu " Ôn hòa - Bất bạo động "
      3/
      Hãy kiên nhẫn đợi chờ các vị " Khai Dân trí - Chấn Dân khí - Hậu Dân 
      sinh " theo sách lược Phan Chu Trinh trứ danh hồi đầu thế kỷ 20!
      Đực làng Bưng Cầu tui phản biện:
      1/
      Muốn lật đổ chế độ toàn trị việt cộng phải làm cách mạng. Làm cách mạng
      không thể không bạo động đổ màu: May mắn ít đổ máu như Tunisia. Ít may 
      mắn hơn thì mất 9,000 nhân mạng như Ai Cập. Không may như Libya tổn thất
      cả trăm ngàn trước khi Kadhafi chui cống.
      2/ Tranh Đấu Bất Bạo Động theo học thuyết Gandhi gồm 2 sách lược:
      a)
      BẤT HỢP TÁC: Quý vị chỉ nói miệng tài mà hổng chịu thực hành. Các vị 
      vẫn dzui dzẻ " cộng sinh " với việt cộng bán nước. Thỉnh thoảng, áo cồn 
      cà vạt ra cà phê Starbucks giảng Tư do - Dân chủ - Nhân quyền, có tùy 
      viên Sứ quán ngoại quốc chứng đám, bảo kê để quý vị tán dóc cho nhau 
      nghe. Hoặc thượng đài la dô ngoại quốc nói cho ngoại quốc nghe.
      b) 
      BẤT TUÂN DÂN SỰ: Món nầy thì cũng dzậy! Đáng lẽ điều quý vị BẤT TUÂN DÂN
      SỰ trong tầm tay là: Viện dẫn quyền " Tự trị Đại học " tự ý giảng lịch 
      sử theo đúng lịch sử chớ không giảng lịch sử theo " lịch sử đảng ". Quí 
      vị cũng " ôn hòa " từ khước trách nhiệm!
      3/ Chờ " Khai trí - Hậu sinh
      " cũng giống như chờ hồ bác cụ chết sình, bởi dzì khi quí dzị khai trí 
      xong, chệt khựa đã kéo cờ 6 sao lên Ba Đình thì còn " cái tự do " gì mà 
      khai!
      Cho nên mà cho nên, cái thứ nắng hổng ưa, mưa hổng chịu thì chỉ còn ngồi rù gãy háng dái lăn tăn!
      Đối với “ Thầy “ Lê Xuân Khoa của tui, “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư “ xin thưa thỉnh như vầy:
      Thầy mà đặt cược vào phe Dũng xà mâu thì có mấy điều bất tiện:
      Một
      là cái chữ “ Nếu “ ( Nếu ngày nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không 
      những chỉ khẳng định quyết tâm ấy mà còn chủ trương dân chủ hoá chế 
      độ...) nầy ở thể giả định bất trắc khôn lường mà thực tế cho thấy ba 
      Dũng với bản chất cộng sản “ nói láo “ đã từng thể hiện nhiều lần:
      1/
      Khi nhậm chức thủ tể ký 1, ba Ếch dõng dạc hứa: Nếu không bài rừ được 
      tham nhũng sẽ từ chức. Kết quả: Chính dưới triều đại của y tá, tham 
      nhũng phát triển ào ào: Vinashin, Vinalines, E việt cộng... và vụ Thứ 
      trưởng côn an Phạm quý Ngọ, chỉ có đặt cọc sơ sơ riêng một áp phe mà đã 
      tới triệu rưởi đô la Mỹ.
      2/ Hồi năm 2011, chính nhóm 36-1 “ trí thức “
      hải ngoại của thầy Khoa với “ Lá thơ ngỏ “ thời danh kết hợp với “ Kiến
      Nghị “ hoành tráng của 20 nhân sỉ công thần kách mệnh trong nước kêu 
      gọi “ Đệ nhất thủ tướng Á châu “ Dũng xà mâu cởi mở , hòa hợp, hòa giải,
      đoàn kết chống tàu xâm lăng. Kết quả: Thơ ngỏ và Kiến nghị vắng bặt âm 
      hao! Trái lại, đám trẻ biểu tình chống tàu xâm lăng, ủng hộ 2 văn kiện 
      hoành tráng của quí vị bị lâu la côn an, côn đồ đủ loại của Dũng xà mâu 
      bắt bớ, đánh đập cho bầm vập.
      3/ Đầu năm nay Dũng xà mâu làm 2 chiện ruồi bu:
      a)
      Nó tiên bố với hội Khoa học gia cho phép Đà Nẳng tổ chức lễ kỷ niệm 
      cuộc Hải chiến bảo vệ Hoàng Sa của Hải Quân VNCH 1974. Kết quả: Vào giờ 
      chót có lệnh hũy bỏ.
      b) Trong thông điệp đầu năm 2014, tể ta long 
      trọng tuyên bố; Một là “ hoàn thiện thể chế “. Hai là “ Tôn trọng pháp 
      quyền “: Dân được quyền làm bất cứ việc gì luật pháp không cấm. Kết quả:
      Hoàn thiện thể chế không nhúc nhích. Tôn trọng pháp quyền lại càng trớt
      he như sẽ kể dưới đây.
      Khi đi họp bên Phi Luật Tân, Dũng xỏ lá đi 2 đường võ thiệt là huê dạng:
      1/ Không đánh đổi Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ với tình hữu nghị viễn vong!
      2/ Sẽ kiện trung cộng ra trước Tòa án Quốc tế.
      Vừa về tới nhà nó làm ngược lại:

      ra lệnh miệng qua hệ thống media kể cả nhắn tin trên các điện thoại di 
      động: Cấm tiệt biểu tình chống tàu khựa xâm lăng ngày Chủ Nhật 
      18/5/2014!
      Miệng nó nói tôn trọng pháp quyền, tay nó sai lũ âm binh 
      côn an bắt bớ, đánh đập người dân thực hành quyền biểu tình hiến định 
      của công dân.
      Cuối cùng xin nhắc lại câu chuyện trước Đại hội TW 
      6, khi Trọng lú, Sang sâu âm mưu hạ bệ Dũng xà mâu đã chắc ăn đến 90%. 
      Vậy mà rồi chỉ cần Dũng xà mâu đem đầu qua hội chợ Quảng Châu quỳ lạy 
      Tập Cận Bình xin xiết bù lon đít là lật ngược thế cờ, ngồi vững trên 
      ngai tể tướng để cho cho Trọng lú, Sang sâu bơ ngơ, báo ngáo!
      Vậy đó, xem ra Dũng y tá phò chệt tàu còn giỏi hơn Trọng lú, Sang sâu gộp lại.
      Cho nên xin thầy Khoa và các nhà “ thức giả “ trong ngoài nước liệu liệu đó mà làm.
      Giấy ngắn tình dài, xin dừng lại ở đây.
      Đực làng Bưng Cầu cẩn bút,
      Nguyễn Nhơn

    Hành tung tập đoàn bán nước!

    Lê Thiên (Danlambao) - Gần đây báo chí lề dân phản ứng nhiều về lời phát biểu của ông tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng CSVN trong phiên họp tại hội nghị Shangri-La ở Singapore ngày 31/05/2014. Ông Thanh cho rằng quan hệ Việt-Trung vẫn tốt đẹp. Ông ví những sự xung đột giữa hai nước trong vụ giàn khoan HD 981 như “mâu thuẫn bất đồng trong gia đình… va chạm là điều khó tránh khỏi”.

    Bất đồng gia đình và báo cáo bắc triều.

    Ông Thanh nói: “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương… Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”. “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.

    Phùng Quang Thanh còn gào thét: "Không để các lực lượng xấu sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc..."

    Trên Dân Luận ngày 10/6/2014, người ta đọc thấy bài viết của Nguyễn Thanh Giang dưới tiêu đề “Bộ Trưởng Quốc Phòng chống lại Thủ Tướng” mạnh mẽ phản bác những lời lẽ của viên tướng cộng sản phản quốc trắng trợn này. Tuy nhiên, xét cho cùng, cung giọng và lời lẽ phản quốc và thái độ hèn hạ của Phùng Quang Thanh không là điều mới lạ.

    Cách đây hơn một năm, trong bài tường thuật chuyến đi thăm Trung Cộng của Phùng Quang Thanh trong tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng CSVN, báo Quân Đội Nhân Dân đã hớn hở khoe: “Đại tướng Phùng Quang Thanh đã báo cáo với Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu kết quả bước đầu của chuyến thăm, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước CHND Trung Hoa.”

    Ông Thanh là người của quân đội từ trung đội trưởng bò lên cấp tướng, dĩ nhiên phải hiểu thế nào là hệ thống quân giai: Cấp nhỏ (thuộc cấp) mới phải báo cáo lên cấp cao hơn (thượng cấp) và thường chỉ báo cáo trong đơn vị nội bộ.

    Nào ngờ, đường đường là một đại tướng bộ trưởng quốc phòng của một nước đồng thời là ủy viên bộ chính trị của đảng CSVN, Phùng Quang Thanh hèn hạ đến nỗi cúi đầu báo cáo trước một Phó chủ tịch Quân ủy của nước khác? Mặt khác, về “kết quả bước đầu của chuyến thăm”và “kết quả cuộc hội đàm giữa hai đoàn đại biểu” của hai nước/đảng, thì trưởng đoàn đại biểu của nước/đảng nào chịu trách nhiệm báo cáo với nước/đảng mình, tại sao Thanh lại báo cáo cho phía TC, mà lại báo cáo cho một kẻ chỉ ở cấp Phó chủ tịch Quân ủy CSTH?

    Lệ thuộc! Lệ thuộc và mãi mãi lệ thuộc!

    Cả hai thái độ trên của Phùng Quang Thanh ở vào hai thời điểm khác nhau ấy thật ra chỉ là lập lại cái cung cách cố hữu mà đám lãnh đạo đảng CSVN từng hành xử đối với TC suốt gần một thế kỷ qua, từ thời Hồ Chí Minh tới Trường Chinh, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng… Việc đảng, việc nước, gì gì đều cũng tâu trình và nhận chỉ thị từ bắc triều!

    Trong tình trạng lệ thuộc ấy, Hồ Chí Minh cùng bè đảng đã rơi hẳn vào chỗ nô lệ TC, nghe lời TC xúi xiểm, sát hại hàng vạn sinh linh người Việt vô tội trong CCRĐ mà nạn nhân đầu tiên bị lôi ra bắn chết là một người đàn bà – bà NguyễnThị Năm Cát Hanh Long, đại ân nhân đã cứu sống Hồ cùng đồ đệ và cả cái đảng do Hồ cầm đầu! Hồ sơ Cải Cách Ruộng Đất còn đó là bằng chứng cụ thể CSVN không thể chối cãi.

    Cũng vậy, chính vì lệ thuộc TC mà nhóm chóp bu Đảng CSVN đã làm một cuộc thanh trừng gay gắt và tàn nhẫn ngay trong lòng nội bộ của họ, coi những đảng viên có tư tưởng chống Mao (TC) theo Khrushchov (LiênXô) là “bọn theo chủ nghĩa xét lại chống đảng”.

    Chế Lan Viên diễn tả chính xác tư cách phò Mao của Hồ Chí Minh qua câu thơ sau đây:

    Bác Mao chẳng ở đâu xa,
    Bác Hồ ta đó chính là bác Mao!

    Câu thơ ấy cho thấy rõ tâm địa bán nước của Hồ Chí Minh và bè đảng của Hồ đối với Trung Cộng. “Mao nào ở đâu xa!” Hắn đang thống trị Việt Nam, qua Hồ Chí Minh đấy!

    Còn nữa! Cuộc chiến biên giới Hoa-Việt năm 1979! Đám chóp bu CSVN và CSTH vẫn ung dung hưởng thụ và tàn nhẫn đẩy hàng vạn sinh linh của hai nước vào chỗ bắn giết nhau dã man! Nhưng bọn CSVN nào thiết gì tới mạng dân! Chết! Chết nữa! Chết nữa đi… dưới ngọn cờ đảng vinh quang! Nhưng rồi người chết không được được dâng một nén hương! Không ai được phép tổ chức tưởng niệm, ghi công, cầu siêu hay vinh danh gì sốt!

    Rồi thì điều gì đã xảy ra sau cuộc chiến “anh em đồng chí” ấy?

    Năm 1990, CSVN bắt đầu van xin CSTH chấp nhận cho lãnh đạo cấp cao phía VN sang hầu TC! Đó là thời điểm Liên Xô đang đi vào tan rã. Dĩ nhiên đây là cơ hội bằng vàng cho TC ép Việt Nam. Một đoàn “đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước CSVN” được phép sang Tầu, nhưng không được đến thủ đô Bắc Kinh mà phải dừng lại ở Thành Đô (Tứ Xuyên). Ở đó, vào ngày 03/9/1990, phía Việt Nam gồm Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng được Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng của TC tiếp kiến. Phái đoàn CSVN chấp nhận thua thiệt nhục nhã đủ điều từ Hội nghị này.

    Chứng cớ từ bên trong.

    Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ, người trực tiếp có mặt trong Hội nghị Thành Đô đã có một thiên hồi ký về “hậu trường” Hội Nghị Thành Đô. (Bấm vào Google tìm xem Hồi ức và Suy nghĩ của Trần Quang Cơ). Mở đầu chương 16, Trần Quang Cơ viết: “Từ tháng 9/90, Trung Quốc luôn coi ta mắc nợ họ về thoả thuận Thành Đô, đòi ta thực hiện thoả thuận đó.” Sau Hội nghị Thành Đô, “Theo thoả thuận giữa hai bên, ngày 5/11/91, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa hai nước” với nhiều điều kiện bất lợi hoàn toàn cho phía Việt Nam. 

    Trần Quang Cơ thú nhận: “Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa ‘diễn biễn hòa bình’ của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô” [cùng những sai lầm lầm kế tiếp khác].

    Trong chương 10 Hồi ức và Suy Nghĩ, dưới tựa đề “Thuốc đắng [dã tật] nhưng không dã được tật”. Trần Quang Cơ kể lại: “Ngày 5.6.90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương Đảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh. 

    Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Đặng [Đặng Tiểu Bình] (nói qua Kayson), Nguyễn Văn Linh nói “Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa”. 

    Theo Trần Quang Cơ, TBT Nguyễn Văn Linh “sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để ‘bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội’”. Nguyễn Văn Linh kể lể: ‘Đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội... chúng âm mưu diễn biến hòa bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì Xã hội chủ nghĩa, nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội... Tô sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin”. 

    Bài học giáo điều.

    Chuyện gì diễn ra cho Việt Nam sau cái nhục Thành Đô? Đó là thảm họa mất đất, mất đảo, mất biển! Đau lòng lắm! Và nhiều chuyện đau lòng khác sẽ tiếp tục xảy đến cho Tổ Quốc Việt Nam! Uất hận trào dâng!

    Ấy mới rõ lời phát biểu của Phùng Quang Thanh chỉ là sự lặp lại cái ý đồ muôn thuở của đảng bán nước mà thôi. Cùng với Phùng Quang Thanh, ngày 02/6/2014, tên vô lại Nguyễn Bắc Việt, nhân danh ĐBQH Ninh Thuận lớn tiếng vung vít giữa nghị trường kỳ họp thứ 7 của cái gọi là Quốc hội Khóa 13 CSVN: “Phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi…”

    Bằng giọng điệu kẻ cả lên lớp về “lòng yêu nước”, tên Bắc Việt không ngại mắng mỏ và dạy khôn các “đồng chí đại biểu” của y: “Còn một vế theo tôi là chúng ta chưa thực sự quan tâm, đó là yêu chế độ và lo cho con tàu Cộng sản vàcông dân quốc tế.” 

    Thì ra cũng mùi “mácxít, stalinít và maoít” giống như Phùng Quang Thanh: Nhai lại vụng về mấy cái bài học “đấu tranh tư tưởng vì một chủ nghĩa cộng sản quốc tế” mà Hồ Chí Minh đã lãnh từ Stalin và Mao Trạch Đông mang về truyền bá trong nước.

    Nhưng với thành phần lãnh đạo CSVN, vấn đề Biển Đông là vấn đề “nhạy cảm”. Thảng hoặc Nguyễn Phú Trọng có lên tiếng thì cũng bập bẹ mấy câu vơ vẩn, mấy chữ nghĩa mập mờ, nói lấy được. Thế nên Từ Linh trên blog “pro & contra” của mình, đã đưa ra nhận xét: “Nhục! Trên thế giới, có lãnh tụ cao cấp nào khi kẻ xâm lược đã vào đến tận nhà mà vẫn cứ thản nhiên đứng trước quần thần nói chuyện văn hóa lai tạp, không một lần dám gọi tên kẻ xâm lược, chỉ nhắc chuyện ngoại xâm cho có lệ…”

    Những Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bắc Việt… cũng chỉ là những học trò giáo điều, đang trả bài trước Đảng, không đáng để tâm tới!

    Lời “sấm sét” của Nguyễn Tấn Dũng?

    Phải chăng lời phát biểu của những lãnh đạo cỡ bự như cỡ Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mới có trọng lượng?

    Có lẽ do khao khát một lời tuyên bố mạnh miệng từ những lãnh đạo cấp cao mà “nhà tranh đấu dân chủ” Nguyễn Thanh Giang chợp lấy lời “sấm sét” của Nguyễn Tấn Dũng để ca tụng ngài Thủ tướng có “tinh thần sáng suốt và sự dũng cảm”, “hoàn toàn xứng đáng được tung hô vạn tuế”.

    Chúng ta hãy nghe Nguyễn Thanh Giang trần tình: “Chỉ riêng câu nói sau đây [của Nguyễn Tấn Dũng] hoàn toàn xứng đáng được tung hô vạn tuế”. Ông Giang dẫn lời Dũng: “Tôi [Nguyễn Tấn Dũng] muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

    Với Nguyễn Thanh Giang, câu nói của Nguyễn Tấn Dũng “thật là hào sảng, thật là oanh liệt, thật là chí lý”. Giang lại đóng vai luật sư bào chữa cho Dũng: “Một số người chê trách Thủ tướng nói một đàng, làm một nẻo hoặc nói mà không làm. Thực tế cho thấy ông đã muốn thật, đã nói thật nhưng chưa thể làm nổi. Còn đường lối ‘kinh tế thị trường định hướng XHCN’, Đảng còn đứng trên luật pháp, báo chí còn bị ngáng miệng… thì có mời Lý Quang Diệu sang làm thủ tướng cũng không thể chống được tham nhũng. Tội của Vinashin, Vinaline… chủ yếu là do chủ trương “Kinh tế quốc doanh làm chủ đạo’. Đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên là do cái hớ hênh của Nông Đức Mạnh, Thủ tướng không thể làm trái quyết định của Tổng Bí thư. Bắt ai, thả ai không hoàn toàn do Thủ tướng…”

    Trên cương vị lãnh đạo, nếu Nguyễn Tấn Dũng cảm thấy điều gì vượt quá khả năng hay phạm vi hành xử thì hà cớ gì ông ta lại boa hoa nói nhăng nói cuội vô trách nhiệm? Nói được mà không làm được nhiều lần trong nhiều trường hợp thì còn xứng đáng nắm giữ vai trò lãnh đạo nữa hay không? Ấy thế mà ông Giang lại đi tán tụng ông Dũng, rằng lời nói của Dũng “thật là hào sảng, thật là oanh liệt, thật là chí lý”.

    Vài vụ việc trong quá khứ.

    Trước tiên là vụ bốcxít Tây Nguyên mà chính Nguyễn Thanh Giang gợi nhắc đến để bênh vực Dũng. Ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp dự án bốcxít? Nếu không phải là Dũng thì việc Cù Huy Hà Vũ đâm đơn kiện Dũng cũng chỉ là trò hề hay là việc vớ vẩn của một kẻ mắc bệnh tâm thần mà thôi. Đàng này, vì cái đơn kiện ấy mà Cù Huy Hà Vũ bị bắt bỏ tù!

    Vả lại, lẽ nào ông Giang quên đi chuyện ông tướng Võ Nguyên Giáp tới hai lần gửi thư cho chính Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngưng dự án bốcxit. Nguyễn Tấn Dũng có hứa “làm theo ý đại tướng” đấy! Nhưng rồi dự án bốcxít vẫn tiến hành! Chó sủa mặc chó sủa!

    Nguyễn Tấn Dũng đã từng nói mà không làm, ngay trong những điều thuộc vi quyền hạn của ông ta, ông dư sức giải quyết.

    Chẳng hạn, trong vụ Đảng và Nhà Nước CSVN cướp đoạt đất đai Tòa Khâm sứ cũ của Giáo Hội Công Giáo hồi đầu năm 2008. Hồi đó ngài Thủ tướng thân hành tới Tòa Tổng Giám mục Hà Nội gặp gỡ trò chuyện thân mật với Đức TGM Ngô Quang Kiệt và hứa hẹn ngon lành! Ông cùng Đức TGM Ngô Quang Kiệt thị sát hiện trường khu đất bị cướp đoạt và sử dụng bừa bãi. Ông Thủ tướng cười cười nói nói vui vẻ với Đức TGM! Người Công giáo hân hoan tin vào thiện chí của Thủ tướng. Nhưng cuối cùng, giáo dân bị bắt và bị truy tố! Đất đai Tòa Khâm sứ không hoàn trả cho chính chủ. Bản thân Đức TGM Ngô Quang Kiệt bị bầm giập trước khi mất quyền mục vụ để sống thầm lặng trong đan viện Châu Sơn, xa Tổng Giáo phận ngài đã từng coi sóc!

    Năm 2011, khi mà Trung Cộng gia tăng sức mạnh quân sự của họ hòng biến Hoàng Sa thành cứ điểm kinh tế-chính trị-quân sự của họ với ý đồ chế ngự Biển Đông, lòng dân Việt Nam sôi sục. Phong trào biểu tình chống Trung Cộng xâm lược nổi lên, nhưng bị chính Đảng và Nhà nước CSVN đàn áp dã man. Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện, hứa hẹn một luật biểu tình sẽ được sớm biểu quyết! Nhưng rồi luật biểu tình chỉ là bánh vẽ! Người biểu tình yêu nước tiếp tục bị bắt bớ, đánh đập, đàn áp man rợ và bị vu khống là “thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, phản động, chống phá...

    Các chiến sĩ hải quân VNCH anh dũng đổ máu năm 1974 để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc nay được nhân dân Việt Nam nhắc tới, biểu lộ thương tiếc và kính trọng. Đặc biệt cố Trung Tá Ngụy Văn Thà, người chiến sĩ VNCH “hy sinh chết theo tàu” được tôn vinh. Ra trước Quốc Hội CSVN, Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần đề cập tới Việt Nam Cộng Hòa, nhìn nhận VNCH là một quốc gia hợp pháp trước quốc tế, chứ không gọi xách mé mất dạy là “ngụy quân – ngụy quyền” như trước đây. Nhưng rồi mọi sự đã nhanh chóng chìm sâu dưới đáy đại dương giống như 74 chiến sĩ VNCH. Hoàng Sa của Việt Nam đã là Tây Sa của Trung Cộng!

    “Hỏa lực mồm” và sự “chần chừ”.

    Nguyễn Tấn Dũng và tập đoàn Đảng CSVN thuộc loại siêu về “hỏa lực mồm[1]” giống như “đồng chí đàn anh” của họ! Cho nên, cũng như các vụ khác mà Nguyễn Thanh Giang cố biện hộ, Dũng phát ngôn là một chuyện, làm được hay không thì tùy thuộc đỉnh cao quyền lực đảng!

    Theo tiết lộ của Ts Dương Danh Huy trong bài “Bộ Chính trị định đoạt về Biển Đông?” trên BBC ngày 10/6/2014, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao trả lời phóng viên Reuters ngày 22/5/2014: “Cá nhân tôi là một luật gia, tôi luôn luôn hỏi mình khi nào là thời điểm để sử dụng biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta phải chờ quyết định của Chính phủ!” Nhưng Thủ tướng Chính phủ lại bảo: “Bộ Chính trị sẽ quyết định ‘thời điểm nào hợp lý’ (?) cho vụ kiện.”

    Dương Danh Huy đành than thở: “Dường như có điều gì đó làm họ chần chừ!” Phía CSVN càng “chần chừ”, CSTH càng làm tới, bằng cả biểu dương sức mạnh quân sự lẫn thách thức về mặt pháp lý trước quốc tế. Họ xua giàn khoan khổng lồ HD 981 cùng tàu chiến và cả phi cơ chiến đấu vào khu vực Hoàng Sa, còn phía nhà cầm quyền Việt Nam thì cứ… “chần chừ”. Sự chần chừ ấy có thể sẽ là ảo tưởng cho những ai kỳ vọng vào một giải pháp Biển Đông thắng lợi to lớn cho Việt Nam, đưa Hoàng Sa, Trường Sa trở về với Tổ Quốc thân yêu!

    Thêm bằng chứng bán nước.

    Mới vừa đầu Tháng Sáu này đây, TC lại nộp lên LHQ một loạt bằng chứng về việc phía CSVN từ năm 1974 trở về trước đã từng công khai công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà TC gọi là Tây Sa và Nam Sa.

    Dĩ nhiên, Công hàm năm 1958 do Phạm Văn Đồng là bằng chứng không thể thiếu! Bên cạnh đó còn có bản đồ do CSVN in và phổ biến, không có tên Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong khi tên Tây Sa và Nam Sa lại nổi bật.

    Cả sách giáo khoa Địa lý (Lớp Chín) của CSVN in năm 1974 cũng là bằng chứng Việt Nam xác nhận “các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là của Trung Quốc”! Hoàng Sa, Trường Sa không có tên trong sách này! Chả trách đông đảo người Việt Nam (đặc biệt người dân Miền Bác XHCN) chẳng hề nghe biết hai tiếng Hoàng Sa, Trường cho tới sau năm 1979.

    Trong một bài viết, Ts Trần Công Trục nhìn nhận “các tài liệu trưng bày trên là có thật” nhưng ông Trục bảo đó không phải là những chứng liệu lịch sử và cũng không có tính cách pháp lý”.

    Đầu năm 1974 – ngày 19/01/1974, TC xua quân đánh cướp Hoàng Sa của Việt Nam khiến 74 chiến sĩ hải quân VNCH hy sinh. Cuốn sách Địa Lý của CSVN in năm 1974, khó có thể tin là nó xuất hiện vào đầu năm 1974. Nhưng nếu quả thực như vậy thì ta có thể suy rằng hai bên CSTH và CSVN đã có sự bàn bạc tính toán trước khi TC xua quân đánh chiếm Hoàng Sa. Mặt khác, lúc xảy ra trận Hoàng Sa và sau đó, CS Bắc Việt hoàn toàn im lặng, một sự im lặng được hiểu là đồng thuận với cuộc xâm lăng của TC. Sách Địa lý chứng minh sự đồng thuận ấy. CSVN hãy cãi chày cãi cối với TC, nhưng không thể lấp liếm tội bán nước đối với dân tộc và Tổ Quốc.

    E rằng TC còn nắm trong tay những bửu bối – độc chiêu khác chưa tung ra trong lúc này, nên CSVN cứ “chần chừ” chăng? Chờ xem!

    (16/6/2014)
    danlambaovn.blogspot.com

    __________________________________

    Chú thích:

    [1] Từ ngữ của Đông Bình, báo GDVN ngày 06/6/2014 “ Trung Quốc cho người phát ngôn tiếp tục ‘ngậm máu phun người’”.

    http://danlambaovn.blogspot.nl/2014/06/hanh-tung-tap-oan-ban-nuoc.html

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten