Một ngày sau vụ hai chiếc chiến đấu cơ của Trung Quốc SU-27 bay cách phi cơ của Nhật Bản chỉ khoảng 30 mét tại vùng Biển Hoa Đông, Tokyo triệu đại sứ Trung Quốc để phải đối trước một « hành động đáng tiếc và không thể nhấp nhận được ». Đó là lời lẽ đã được phát ngôn viên phủ thủ tướng Nhật Bản sử dụng trong cuộc họp báo hôm nay. Tokyo cho rằng sự cố trên không ngày hôm qua « thực sự có nguy cơ dẫn đến tai nạn ».
Ngay lập tức phía Bắc Kinh phản công. Thông cáo trên mạng internet của bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng « các phi công Trung Quốc rất chuyên nghiệp » và đã xử lý tình hình một cách đúng đắn. Ngược lại, « phi công Nhật Bản đã có hành động nguy hiểm, cố tình khiêu khích ». Một quan chức của Ngoại giao Trung Quốc không ngần ngại tố cáo « Nhật Bản đã cố ý lừa dối quốc tế mà tới nay Trung Quốc vẫn đặt câu hỏi về những ý tồ thực sự » của Tokyo.
Sự cố hôm qua giữa chiến đấu cơ của Nhật Bản và Trung Quốc đã xảy ra tại khu vực cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng từ 200 đến 300 cây số về phía bắc. Quần đảo này được đặt dưới sự kiểm soát của Nhật Bản nhưng đang bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Bản tin của AFP nhắc lại : vào cuối tháng 5/2014, một sự cố trên không tương tự cũng đã xảy ra ngay trong vùng nhận diện phòng không của Nhật Bản và Trung Quốc. Khi đó Hải quân Trung Quốc và Nga đang tiếng hành một cuộc tập trận chung. Bắc Kinh khi đó đã phản đối sự hiện diện của chiến đấu cơ Nhật Bản trong vùng và đòi Tokyo tôn trọng « quyền chính đáng » của Trung Quốc tại khu vực.
Ngay lập tức phía Bắc Kinh phản công. Thông cáo trên mạng internet của bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng « các phi công Trung Quốc rất chuyên nghiệp » và đã xử lý tình hình một cách đúng đắn. Ngược lại, « phi công Nhật Bản đã có hành động nguy hiểm, cố tình khiêu khích ». Một quan chức của Ngoại giao Trung Quốc không ngần ngại tố cáo « Nhật Bản đã cố ý lừa dối quốc tế mà tới nay Trung Quốc vẫn đặt câu hỏi về những ý tồ thực sự » của Tokyo.
Sự cố hôm qua giữa chiến đấu cơ của Nhật Bản và Trung Quốc đã xảy ra tại khu vực cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng từ 200 đến 300 cây số về phía bắc. Quần đảo này được đặt dưới sự kiểm soát của Nhật Bản nhưng đang bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Bản tin của AFP nhắc lại : vào cuối tháng 5/2014, một sự cố trên không tương tự cũng đã xảy ra ngay trong vùng nhận diện phòng không của Nhật Bản và Trung Quốc. Khi đó Hải quân Trung Quốc và Nga đang tiếng hành một cuộc tập trận chung. Bắc Kinh khi đó đã phản đối sự hiện diện của chiến đấu cơ Nhật Bản trong vùng và đòi Tokyo tôn trọng « quyền chính đáng » của Trung Quốc tại khu vực.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten