Tin tức / Việt Nam
Nhật ‘tạm ngưng giải ngân ODA’ cho Việt Nam vì vụ hối lộ
Công ty JTC thừa nhận đã hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Hình ảnh/Video
Nhật Bản sẽ ngừng cấp các khoản vay mới cũng như tạm ngưng giải ngân viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.
Hãng tin AFP cùng tờ Japan Times dẫn các nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật và Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội cho biết tin này sau cuộc họp giữa Tokyo với Hà Nội về việc sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản hôm 2/6.
Quyết định này được đưa ra hơn hai tháng sau khi xuất hiện các thông tin về việc chủ tịch một công ty tư vấn của Nhật Bản thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC thừa nhận hành vi đưa hối lộ trong cuộc thẩm vấn hồi tháng Ba rằng công ty đã ‘lại quả’ cho quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương hơn 16 tỷ VND) để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen.
Sau đó, 6 quan chức ngành đường sắt Việt Nam đã bị điều tra, trong đó có nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Trần Quốc Đông.
Trong một thông cáo gửi cho VOA Việt Ngữ qua email, đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội có nói tới cuộc họp nhằm ‘tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án của Bộ Giao thông Vận tải có sử dụng ODA’ của Nhật Bản.
Thông cáo cho biết Nhật sẽ ‘ngưng giải ngân đối với các hợp đồng bị phát hiện có tiêu cực’ liên quan tới JTC.
Ngoài ra, theo thông cáo, đối với ‘các hợp đồng khác của JTC và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, phía Việt Nam tiếp tục tiến hành điều tra’.
VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện kinh tế gia Lê Đăng Doanh về quyết định của phía Tokyo. Trước hết, ông nhận định:
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Đây là một quyết định cương quyết định rất là cương quyết, và mạnh mẽ để gây sức ép đối với việt Nam xử lý vấn đề tham nhũng trong việc giải ngân ODA. Tôi thấy đây là một quyết định rất quan trọng và có tác động ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam.
VOA: Việc phía Nhật Bản ngưng giải ngân vốn ODA sẽ có tác động như thế nào đối với Việt Nam, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Sẽ là một sức ép rất là lớn bởi vì Nhật Bản là nước cấp vốn ODA song phương lớn nhất đối với Việt Nam và nếu như nguồn vốn đó tạm ngưng thì sẽ có tác động rất rõ rệt đến cái việc giải ngân và đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở Việt Nam bởi vì vốn ODA Nhật Bản tập trung vào việc tài trợ cho các công trình kết cấu hạ tầng, thí dụ như là cầu, cầu đường sắt và các công trình tương tự như vậy.
VOA: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng, bị tác động từ tình hình căng thẳng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì liệu quyết định của Nhật Bản có gây tác động thêm nữa, xấu hơn nữa lên nền kinh tế Việt Nam không, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Như tôi đã nói, tôi thấy đây là một quyết định sẽ gây tác động khá là mạnh mẽ đối với Việt Nam cả về mặt vật chất lẫn về mặt tâm lý, bởi vì Việt Nam hiện nay đang chịu tác động rất nhiều bởi quan hệ với Trung Quốc và tình hình đang còn diễn biến phức tạp. Phía Trung Quốc đang tỏ rõ là họ sẵn sàng tiếp tục leo thang và có những bước nguy hiểm nữa để tiếp tục hành vi độc chiếm biển Đông và xâm phạm vào chủ quyền của Việt Nam vì vậy cho nên Nhật Bản là một nước đã có bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường, quan điểm của Việt Nam nhưng nay vì một lý do khác, tức là chống tham nhũng lại phải tạm ngưng việc giải ngân vốn ODA, theo tôi, điều này sẽ tác động, khá mạnh mẽ đối với nền kinh tế Việt Nam.
VOA: Ngoài tác động về mặt kinh tế, thì rõ ràng nó cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản đang xích lại gần nhau trong khi đương đầu với Trung Quốc. Ông nhận định ra sao?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Rõ ràng là Thủ tướng Shinzo Abe đã có những tuyên bố rất là mạnh mẽ ở Diễn đàn Shangri-La, và điều đó đã được người dân Việt Nam hết sức là hoan nghênh, nhưng việc ngừng giải ngân này lại là một bước khác, được tác động bởi các lý do khác, mà người dân Việt Nam thì có thể cảm thông đối với lại cái quyết định đó của Nhật Bản nhưng nó sẽ là một tác động khá mạnh mẽ và nặng nề đối với kinh tế Việt Nam.
Tôi hy vọng là phía Việt Nam sẽ có phản ứng tích cực để tiến hành việc chống tham nhũng để lại sớm có thể giải ngân được các vốn ODA của Nhật Bản bởi vì vốn ODA Nhật Bản liên quan rất nhiều tới kết cấu hạ tầng và đến những dự án quan trọng khác đối với nền kinh tế Việt Nam.
Hãng tin AFP cùng tờ Japan Times dẫn các nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật và Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội cho biết tin này sau cuộc họp giữa Tokyo với Hà Nội về việc sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản hôm 2/6.
Quyết định này được đưa ra hơn hai tháng sau khi xuất hiện các thông tin về việc chủ tịch một công ty tư vấn của Nhật Bản thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC thừa nhận hành vi đưa hối lộ trong cuộc thẩm vấn hồi tháng Ba rằng công ty đã ‘lại quả’ cho quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương hơn 16 tỷ VND) để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen.
Sau đó, 6 quan chức ngành đường sắt Việt Nam đã bị điều tra, trong đó có nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Trần Quốc Đông.
Trong một thông cáo gửi cho VOA Việt Ngữ qua email, đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội có nói tới cuộc họp nhằm ‘tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án của Bộ Giao thông Vận tải có sử dụng ODA’ của Nhật Bản.
Thông cáo cho biết Nhật sẽ ‘ngưng giải ngân đối với các hợp đồng bị phát hiện có tiêu cực’ liên quan tới JTC.
Ngoài ra, theo thông cáo, đối với ‘các hợp đồng khác của JTC và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, phía Việt Nam tiếp tục tiến hành điều tra’.
VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện kinh tế gia Lê Đăng Doanh về quyết định của phía Tokyo. Trước hết, ông nhận định:
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Đây là một quyết định cương quyết định rất là cương quyết, và mạnh mẽ để gây sức ép đối với việt Nam xử lý vấn đề tham nhũng trong việc giải ngân ODA. Tôi thấy đây là một quyết định rất quan trọng và có tác động ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam.
VOA: Việc phía Nhật Bản ngưng giải ngân vốn ODA sẽ có tác động như thế nào đối với Việt Nam, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Sẽ là một sức ép rất là lớn bởi vì Nhật Bản là nước cấp vốn ODA song phương lớn nhất đối với Việt Nam và nếu như nguồn vốn đó tạm ngưng thì sẽ có tác động rất rõ rệt đến cái việc giải ngân và đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở Việt Nam bởi vì vốn ODA Nhật Bản tập trung vào việc tài trợ cho các công trình kết cấu hạ tầng, thí dụ như là cầu, cầu đường sắt và các công trình tương tự như vậy.
VOA: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng, bị tác động từ tình hình căng thẳng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì liệu quyết định của Nhật Bản có gây tác động thêm nữa, xấu hơn nữa lên nền kinh tế Việt Nam không, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Như tôi đã nói, tôi thấy đây là một quyết định sẽ gây tác động khá là mạnh mẽ đối với Việt Nam cả về mặt vật chất lẫn về mặt tâm lý, bởi vì Việt Nam hiện nay đang chịu tác động rất nhiều bởi quan hệ với Trung Quốc và tình hình đang còn diễn biến phức tạp. Phía Trung Quốc đang tỏ rõ là họ sẵn sàng tiếp tục leo thang và có những bước nguy hiểm nữa để tiếp tục hành vi độc chiếm biển Đông và xâm phạm vào chủ quyền của Việt Nam vì vậy cho nên Nhật Bản là một nước đã có bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường, quan điểm của Việt Nam nhưng nay vì một lý do khác, tức là chống tham nhũng lại phải tạm ngưng việc giải ngân vốn ODA, theo tôi, điều này sẽ tác động, khá mạnh mẽ đối với nền kinh tế Việt Nam.
VOA: Ngoài tác động về mặt kinh tế, thì rõ ràng nó cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản đang xích lại gần nhau trong khi đương đầu với Trung Quốc. Ông nhận định ra sao?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Rõ ràng là Thủ tướng Shinzo Abe đã có những tuyên bố rất là mạnh mẽ ở Diễn đàn Shangri-La, và điều đó đã được người dân Việt Nam hết sức là hoan nghênh, nhưng việc ngừng giải ngân này lại là một bước khác, được tác động bởi các lý do khác, mà người dân Việt Nam thì có thể cảm thông đối với lại cái quyết định đó của Nhật Bản nhưng nó sẽ là một tác động khá mạnh mẽ và nặng nề đối với kinh tế Việt Nam.
Tôi hy vọng là phía Việt Nam sẽ có phản ứng tích cực để tiến hành việc chống tham nhũng để lại sớm có thể giải ngân được các vốn ODA của Nhật Bản bởi vì vốn ODA Nhật Bản liên quan rất nhiều tới kết cấu hạ tầng và đến những dự án quan trọng khác đối với nền kinh tế Việt Nam.
http://www.voatiengviet.com/content/nhat-ban-tam-ngung-giai-ngan-cho-vietnam-vi-vu-hoi-lo/1928275.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten