Tổng thống Indonesia Bambang Susilo Yudhoyono tỏ ý tương đối lạc quan. Theo ông, hiệp định này - kết quả của 20 năm đàm phán – cho thấy là tranh chấp đang tăng cao ở Biển Đông có thể được giải quyết một cách ôn hòa, không bạo lực.
Phát biểu sau buổi ký kết hiệp định mà ông đã chứng kiến cùng với đồng nhiệm Philippines Benigno Aquino, ông Yudhoyono cho rằng : « Đây thật sự là một mô hình, một ví dụ tốt về việc mọi tranh chấp, kể cả về ranh giới trên biển, có thể giải quyết một cách hòa bình – chứ không bằng sức mạnh quân sự vốn có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định và hòa bình trong khu vực của chúng ta ».
Về phần mình, Tổng thống Philippines cũng cho rằng hiệp định mới giữa Indonesia – Philippines là : « Một bằng chứng vững chắc cho cam kết kiên định của chúng ta là phát huy vai trò của luật pháp và tiếp tục giải quyết một cách hòa bình, công bằng những mối quan ngại về vùng biển của chúng ta ».
Hiệp định được ký kết hôm nay phân định vùng biển của hai nước tại những vùng đặc quyền kinh tế chồng chéo ở các vùng Biển Mindanao, Biển Celebes, và Biển Philippines. Theo quy định của luật quốc tế, các quốc gia có một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ biển của mình, nhưng các vùng đặc quyền này đôi khi chồng chéo lẫn nhau giữa các quốc gia láng giềng.
Giới quan sát đặc biệt ghi nhận là hiệp ước phân định ranh giới trên biển giữa Philippines và Indonesia đã được ký kết trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường sức ép trên Philippines và Việt Nam để áp đặt yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, trong lúc giữa 4 nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, chủ quyền trùng lắp tại khu vực quần đảo Trường Sa vẫn chưa được giải quyết.
Dĩ nhiên là bất đồng ý kiến giữa Manila và Jakarta về ranh giới trên biển của mình không phức tạp bằng hồ sơ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng đã từ lâu, giới phân tích đều cho rằng 4 nước Đông Nam Á nên nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp trong nội bộ để có một cơ sơ vững chắc đối đầu với các đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc.
Trong một bài phân tích đăng ngày 14/05 vừa qua trên báo mạng The Diplomat, chuyên gia Zachary Keck đã xuất phát từ tình trạng bất lực của khối ASEAN trước ngón đòn giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đánh vào Việt Nam gần đây để cho rằng : « Đã đến lúc Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei cần giải quyết một cách ổn thỏa các tranh chấp lãnh thổ nội bộ ở Biển Đông ». Cụ thể là Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia nên tiến hành đàm phán đa phương với nhau nhằm giải quyết tất cả các tranh chấp lãnh thổ còn tồn đọng.
Theo chuyên gia này, đấy sẽ là một biện pháp tốt nhất để 4 nước ASEAN liên kết được với nhau thành một khối thống nhất, từ đó lôi kéo được toàn khối ASEAN trong việc tìm đối sách hữu hiệu hơn chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Trong những ngày qua, khả năng các nước ASEAN có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc liên kết với nhau càng lúc càng rõ nét. Việt Nam và Philippines đã công khai xác định quan điểm nhất trí với nhau trong việc chống lại các hành động vi phạm của Trung Quốc. Sắp tới đây, có thể là sẽ có một cuộc họp giữa ba nước Việt Nam, Philippines và Malaysia để thảo luận về đối sách nhắm vào Trung Quốc.
Phát biểu sau buổi ký kết hiệp định mà ông đã chứng kiến cùng với đồng nhiệm Philippines Benigno Aquino, ông Yudhoyono cho rằng : « Đây thật sự là một mô hình, một ví dụ tốt về việc mọi tranh chấp, kể cả về ranh giới trên biển, có thể giải quyết một cách hòa bình – chứ không bằng sức mạnh quân sự vốn có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định và hòa bình trong khu vực của chúng ta ».
Về phần mình, Tổng thống Philippines cũng cho rằng hiệp định mới giữa Indonesia – Philippines là : « Một bằng chứng vững chắc cho cam kết kiên định của chúng ta là phát huy vai trò của luật pháp và tiếp tục giải quyết một cách hòa bình, công bằng những mối quan ngại về vùng biển của chúng ta ».
Hiệp định được ký kết hôm nay phân định vùng biển của hai nước tại những vùng đặc quyền kinh tế chồng chéo ở các vùng Biển Mindanao, Biển Celebes, và Biển Philippines. Theo quy định của luật quốc tế, các quốc gia có một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ biển của mình, nhưng các vùng đặc quyền này đôi khi chồng chéo lẫn nhau giữa các quốc gia láng giềng.
Giới quan sát đặc biệt ghi nhận là hiệp ước phân định ranh giới trên biển giữa Philippines và Indonesia đã được ký kết trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường sức ép trên Philippines và Việt Nam để áp đặt yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, trong lúc giữa 4 nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, chủ quyền trùng lắp tại khu vực quần đảo Trường Sa vẫn chưa được giải quyết.
Dĩ nhiên là bất đồng ý kiến giữa Manila và Jakarta về ranh giới trên biển của mình không phức tạp bằng hồ sơ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng đã từ lâu, giới phân tích đều cho rằng 4 nước Đông Nam Á nên nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp trong nội bộ để có một cơ sơ vững chắc đối đầu với các đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc.
Trong một bài phân tích đăng ngày 14/05 vừa qua trên báo mạng The Diplomat, chuyên gia Zachary Keck đã xuất phát từ tình trạng bất lực của khối ASEAN trước ngón đòn giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đánh vào Việt Nam gần đây để cho rằng : « Đã đến lúc Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei cần giải quyết một cách ổn thỏa các tranh chấp lãnh thổ nội bộ ở Biển Đông ». Cụ thể là Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia nên tiến hành đàm phán đa phương với nhau nhằm giải quyết tất cả các tranh chấp lãnh thổ còn tồn đọng.
Theo chuyên gia này, đấy sẽ là một biện pháp tốt nhất để 4 nước ASEAN liên kết được với nhau thành một khối thống nhất, từ đó lôi kéo được toàn khối ASEAN trong việc tìm đối sách hữu hiệu hơn chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Trong những ngày qua, khả năng các nước ASEAN có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc liên kết với nhau càng lúc càng rõ nét. Việt Nam và Philippines đã công khai xác định quan điểm nhất trí với nhau trong việc chống lại các hành động vi phạm của Trung Quốc. Sắp tới đây, có thể là sẽ có một cuộc họp giữa ba nước Việt Nam, Philippines và Malaysia để thảo luận về đối sách nhắm vào Trung Quốc.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten