Lửa bùng lên sau nửa đêm tại cơ sở điều trị với khoảng 80 bệnh nhân này và chỉ được dập tắt khoảng nửa giờ sau đó. Phần lớn các bệnh nhân là người cao tuổi, không có khả năng tự di chuyển.
Theo điều tra ban đầu, hỏa hoạn có thể do một người khoảng tám mươi tuổi, mắc chứng mất trí nhớ gây ra. Phần lớn người thiệt mạng là do bị ngạt khói. Một hộ lý cũng qua đời trong tai nạn thảm khốc này.
Dân cư Hàn Quốc đang bị lão hóa, do tỷ lệ sinh thấp và số lượng người nhập cư bị hạn chế. Trong vòng sáu năm, số lượng nhà dưỡng lão tăng từ 690 (năm 2008) lên 1.300 hiện nay.
Đây là vụ hỏa hoạn nghiêm trọng thứ hai tại Hàn Quốc trong vòng ba ngày. Ngày thứ hai, 25/05, lửa bùng lên tại một bến xe gần Seoul khiến 7 người chết. Tiếp theo vụ đắm phà kinh hoàng khiến 302 người chết ngày 16/04, các vụ tai nạn nối tiếp này khiến báo giới Hàn Quốc đặt câu hỏi về tình trạng các tiêu chuẩn an toàn bị coi nhẹ.
Theo nhiều nhà bình luận, an toàn đã bị đặt xuống hàng thứ yếu so với các mục tiêu phát triển kinh tế trong suốt nhiều thập niên qua, khi Hàn Quốc vươn lên từ đống đổ nát sau chiến tranh (1950-1953) để trở thành một quốc gia hiện đại và thịnh vượng.
Sau vụ đắm phà Sewol, Tổng thống Hàn Quốc đã hứa trừng phạt nghiêm khắc các hành động bất cẩn gây chết người hay bị thương nặng, đồng thời cam kết sẽ xem xét lại các biện pháp bảo đảm an toàn.
Theo điều tra ban đầu, hỏa hoạn có thể do một người khoảng tám mươi tuổi, mắc chứng mất trí nhớ gây ra. Phần lớn người thiệt mạng là do bị ngạt khói. Một hộ lý cũng qua đời trong tai nạn thảm khốc này.
Dân cư Hàn Quốc đang bị lão hóa, do tỷ lệ sinh thấp và số lượng người nhập cư bị hạn chế. Trong vòng sáu năm, số lượng nhà dưỡng lão tăng từ 690 (năm 2008) lên 1.300 hiện nay.
Đây là vụ hỏa hoạn nghiêm trọng thứ hai tại Hàn Quốc trong vòng ba ngày. Ngày thứ hai, 25/05, lửa bùng lên tại một bến xe gần Seoul khiến 7 người chết. Tiếp theo vụ đắm phà kinh hoàng khiến 302 người chết ngày 16/04, các vụ tai nạn nối tiếp này khiến báo giới Hàn Quốc đặt câu hỏi về tình trạng các tiêu chuẩn an toàn bị coi nhẹ.
Theo nhiều nhà bình luận, an toàn đã bị đặt xuống hàng thứ yếu so với các mục tiêu phát triển kinh tế trong suốt nhiều thập niên qua, khi Hàn Quốc vươn lên từ đống đổ nát sau chiến tranh (1950-1953) để trở thành một quốc gia hiện đại và thịnh vượng.
Sau vụ đắm phà Sewol, Tổng thống Hàn Quốc đã hứa trừng phạt nghiêm khắc các hành động bất cẩn gây chết người hay bị thương nặng, đồng thời cam kết sẽ xem xét lại các biện pháp bảo đảm an toàn.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten