maandag 2 september 2013

Đồng bằng Sông Cửu Long : Giống lúa mới chịu ngập chịu mặn

Giống lúa mới chịu ngập chịu mặn

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Lúa giống nguồn gốc lúa Ấn Độ chịu ngập du nhập như IR64-sub1 hay Swarna Sub 1
Lúa giống nguồn gốc lúa Ấn Độ chịu ngập du nhập như IR64-sub1 hay Swarna Sub 1
Courtesy Trangvangnongnghiep

Nghe bài này
Tình hình biến đổi khí hậu dẫn đến những thay đổi bất lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại những vùng bị ảnh hưởng; nhất là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.
Cảnh báo đó được đưa ra lâu nay và giới khoa học đã tham gia nghiên cứu tìm ra những loại giống có thể thích nghi với những thay đổi đó. Một thành công vừa được công bố là đề tài ‘Chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống sâu bệnh chính cho tỉnh An Giang’.
Đây là đề tài do giáo sư- tiến sĩ Nguyễn thị Lang, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long chủ nhiệm và thực hiện trong hơn hai năm qua.
Mời quí vị cùng nghe vị giáo sư- tiến sĩ này trình bày về công trình vừa nêu trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này cũng do Gia Minh thực hiện.
Hơn 2 năm nghiên cứu
Gia Minh: Xin tiến sĩ cho biết lại công trình bắt đầu từ khi nào và tiến hành ra sao?
Gs- Ts Nguyễn thị Lang: Thực tế sau 2 năm, nhưng trước đó phải chuẩn bị vật liệu để nghiên cứu, rồi bắt đầu lai tạo và thanh lọc các giống.
Gia Minh: Việc chuẩn bị các vật liệu thế nào, các giống được chọn và lai tạo ra làm sao?
Gs- Ts Nguyễn thị Lang: Vật liệu lai tạo tập trung các nguồn du nhập từ Viện Lúa Quốc tế và một số giống lúa mùa địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Nếu chịu ngập là những giống lúa mùa mà vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng sông nước chịu đựng được mực nước sâu, kết hợp với một số giống cải tiến ngắn ngày để lai tạo đưa gen từ giống ngập vào giống ngắn ngày để cải thiện tính chống chịu ngập.
Gia Minh: Đó là những giống lúa gì và lâu nay được trồng ở nơi nào?
Gs- Ts Nguyễn thị Lang: Ví dụ những giống chịu ngập du nhập như IR64-sub1 hay Swarna Sub 1, tức gen ngập nguồn gốc lúa Ấn Độ; cụ thể một là của Viện Lúa Quốc tế và một nguồn gốc của Ấn Độ kết hợp với những giống lúa chất lượng cao lai tạo tại Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long để phối hợp tạo ra các giống. Hay tôi ví dụ lai tạo giống OM 61, 62- giống chịu khô hạn lai với IR 64 Sub 1 là giống chịu ngập ra giống vừa chịu ngập vừa chịu khô hạn.
Đại biểu tham quan các giống lúa được trồng khảo nghiệm tại Trung tâm giống nông nghiệp Hậu Giang.
Đại biểu tham quan các giống lúa được trồng khảo nghiệm tại Trung tâm giống nông nghiệp Hậu Giang.

Gia Minh: Việc thí nghiệm và thực nghiệm được tiến hành tại Viện và được triển khai tại những địa phương nào?
Các giống chúng tôi đã ứng dụng tại rất nhiều tỉnh, ví dụ An Giang tại vùng Thoại Sơn, Tri Tôn, Chợ Mới; rồi vùng Hậu Giang ngập mà chịu phèn, rồi vùng Bạc Liêu- mặn mà ngập; rồi vùng Cần Thơ- ngập một phần thôi chứ không phải ngập cao,ngập hoàn toàn
Gs- Ts Nguyễn thị Lang
Gs- Ts Nguyễn thị Lang: Các giống chúng tôi đã ứng dụng tại rất nhiều tỉnh, ví dụ An Giang tại vùng Thoại Sơn, Tri Tôn, Chợ Mới; rồi vùng Hậu Giang ngập mà chịu phèn, rồi vùng Bạc Liêu- mặn mà ngập; rồi vùng Cần Thơ- ngập một phần thôi chứ không phải ngập cao,ngập hoàn toàn. ( Trong ngập chia ra nhiều loại: ngập hoàn toàn không quang hợp được, còn ngập một phần cây lúa vẫn quang hợp được nhưng không nở bụi… Thành ra phải tách ra nhiều gen và rồi cho qui tụ lại thành một gen phối hợp, một giống mang nhiều gen.
Gia Minh: Kết quả ra sao, thưa tiến sĩ?
Gs- Ts Nguyễn thị Lang: Hiện nay giống đưa cho một số tỉnh trồng, năng suất cũng khá cao. Hiện nay là mùa ngập, nước vào từ từ rồi cả tháng hay hai tháng mới rút ra, cho thấy những giống cho dạng ngập một phần cũng chống chịu được.
Gia Minh: Năng suất so với trước thế nào?
Gs- Ts Nguyễn thị Lang: Giống không chịu ngập sống vẫn sống nhưng tỷ lệ lép rất cao; giống chống chịu được thì hạt chắc rất tốt. Năng suất tăng từ 5 đến 10%.
Gia Minh: Các giống mới này được định danh thế nào rồi? 3.57
Gs- Ts Nguyễn thị Lang: Đặt tên theo thứ tự các giống OM, tức Ô Môn nơi đặt Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long. Khi lai chúng tôi cũng đặt tên các dòng OM; nhưng có một số đang trong giai đoạn chuyển đưa vào thì chưa đặt tên. Khi đặt tên rồi chúng tôi đưa xuống các điểm khảo nghiệm thử. 4.37
Đòi hỏi của nông dân
Gia Minh: Phản hồi của nông dân thế nào?
Trong giai đoạn thử nghiệm, nông dân cũng yêu thích trồng, người ta đồng ý năng suất cao, đồng ý về chịu ngập về chịu khô hạn. Một vấn đề hiện nay cần phải khắc phục là chất lượng gạo. Khi chịu ngập thì hạt gạo cứng, chứ không mềm cơm như các giống khác
Gs- Ts Nguyễn thị Lang
Gs- Ts Nguyễn thị Lang: Trong giai đoạn thử nghiệm, nông dân cũng yêu thích trồng, người ta đồng ý năng suất cao, đồng ý về chịu ngập về chịu khô hạn. Một vấn đề hiện nay cần phải khắc phục là chất lượng gạo. Khi chịu ngập thì hạt gạo cứng, chứ không mềm cơm như các giống khác; thành ra chúng tôi đang khó khăn. Người dân khi được cái ngày thì họ đòi cái khác nữa. Khi đã chống chịu được ngập, người ta còn đòi phải ngắn ngày nữa. Giống phải ngắn ngày vì mỗi năm trồng ba vụ.
Nước ngập thì kéo dài thời gian để rút nước, khi khô hạn lúa lại chín sớm. Người dân yêu cầu giống ngắn ngày, chịu ngập, chịu khô hạn. Hiện nay do biến đổi khí hậu phát sinh ra những bệnh rất nặng. Khô hạn liên quan đến bệnh đạo ôn rất nặng. Để chống bệnh đạo ôn, chúng tôi phải nghiên cứu song song để có thể có ‘donor’ kháng bệnh đạo ôn đưa thêm vào gen khô hạn nữa. Khó khăn là hiện nay không có giống nào kháng bệnh đạo ôn hết.
Gia Minh: Viện là đơn vị chuyên môn, nhưng để vượt qua những trở ngại và khó khăn thì việc phối hợp với các viện khác ở trong nước và với Viện Lúa Quốc tế ra sao?
Gs- Ts Nguyễn thị Lang: Hiện nay tôi đang phối hợp với chương trình của tiến sĩ Fukuta ở Nhật để tách từng đơn gen của bệnh đạo ôn. Chúng tôi đã nghiên cứu từ bắc chí nam thu thập tất cả những mẫu để tìm ra gen có thể kháng ( bệnh đạo ôn) nhưng hiện nay không kháng được. Sau đó, chúng tôi cũng thu thập những giống lúa từ Philippines và Nhật về để tìm gen kháng, mà cũng không kháng. Do đó hiện nay chúng tôi đang phối hợp với phía Nhật để nghiên cứu trên lúa hoang. Lúa hoang vừa chịu ngập, chịu khô hạn lại vừa kháng bệnh nữa. Nhưng lúa hoang không có năng suất, năng suất không cao, giống như cỏ vậy. Chúng tôi đang tìm nguồn gen từ lúa hoang. Vừa rồi chúng tôi cũng sang Hàn Quốc trong chương trình Mạng lưới chọn giống lúa với điều kiện chống chịu bệnh đạo ôn. Chúng tôi qua đó và cũng vừa có báo cáo chương trình để phối hợp.
Nếu chịu mặn một mình, hiện nay có rất nhiều giống mà chúng tôi đưa ra như OM5629. Giống này chịu mặn rất tốt mà hiện nay nhiều vùng ven biển người ta đã sử dụng. Giống này năng suất rất cao, nhưng hạt lại có cái ‘đuôi ‘, cái ‘râu’ nhỏ, người ta không thích
Gs- Ts Nguyễn thị Lang
Khi bàn về vấn đề đó, người ta cũng hợp tác với biến đổi khí hậu; thế nhưng họ đi vào lĩnh vực chịu nóng. Hiện nay chúng tôi cũng phối hợp với họ để nghiên cứu dự án lúa chống chịu nóng kết hợp với hô hạn và đạo ôn. Đó cũng là vấn đề khi mà nhiệt độ nóng lên, giống chịu khô hạn nhưng không chịu nóng được. Giống chống chịu khô hạn không cần nước được rồi, nhưng nhiệt độ nóng ở trên ‘bốc’ xuống lại không chịu được, đặc biệt vào tháng ba, tháng tư các giống trồng tại Đồng bằng Sông Cửu Long năng suất rất thấp. Tỷ lệ hoa không thụ được  không phải do thiếu nước mà do nóng. Chúng tôi đang có phối hợp với Hàn Quốc bước đầu về dự án chống chịu nóng.
Gia Minh: Khi biến đổi khí hậu thì có tình trạng ngập mặn, vậy chịu mặn có giống nào chưa, thưa tiến sĩ?
GS-Ts Nguyễn thị Lang: Nếu chịu mặn một mình, hiện nay có rất nhiều giống mà chúng tôi đưa ra như OM5629. Giống này chịu mặn rất tốt mà hiện nay nhiều vùng ven biển người ta đã sử dụng. Giống này năng suất rất cao, nhưng hạt lại có cái ‘đuôi ‘, cái ‘râu’ nhỏ, người ta không thích, yêu cầu cải tiến nữa. Chúng tôi đang phối hợp với một chương trình do Úc tài trợ. Chúng tôi đang đưa gen mặn vào lúa chịu ngập vì hiện nay ở vùng ven biển bị ngập mà lúa chưa chịu mặn lại chưa chịu được ngập nên phải đưa gen chịu ngập vào với gen chịu mặn.
Hiện nay chúng tôi đang xin một dự án chương trình của Nhà nước để nghiên cứu đưa các gen ứng phó với điều kiện mặn ở các vùng ven biển. Đặc biệt các vùng nuôi tôm, khi mà nuôi tôm được không chỉ nước mặn thôi mà đất giữ mặn cũng rất lâu. Trong quá trình nuôi tôm người ta đưa nước mặn vào và nước mặn tích lũy trong đất. Nồng độ mặn để tôm sống là 30/1000. Cây lúa mà chịu mặn thì 9/1000 đã chết rồi. Dẫu có rửa mặn, mưa cũng còn từ 15 đến 19/1000 . Mặn tích lũy càng ngày càng nhiều chứ không phải chỉ có nước biển dâng lên không thôi đâu. Đây là bài toán khó; ngoài cây lúa chống chịu mặn mà còn phải có mô hình phù hợp nuôi tôm với cây lúa chống chịu mặn.
Gia Minh: Cám ơn tiến sỹ.
Tạp chí Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten