vrijdag 13 september 2013

Jean-Luc Voisin, người khám phá các vườn cây của Mêkông

Jean-Luc Voisin, người khám phá các vườn cây của Mêkông
Cũng trên La Croix, nhưng trên lãnh vực kinh tế. Tờ báo quan tâm đến một doanh nhân Pháp khá thành công tại Việt Nam. Từ thành phố Hồ Chí Minh, đặc phái viên tờ báo có bài viết « Jean-Luc Voisin, người khám phá các vườn cây của Mêkông ».
Sau 15 năm đi đây đi đó khắp hành tinh, cuối cùng Jean-Luc Voisin quyết định quẳng gánh « giang hồ » tại Việt Nam ở độ tuổi ngũ tuần. Các vườn cây ăn trái tại Mê-kông đã mê hoặc ông. Cùng với sự giúp đỡ của gia đình Folliet chuyên sản xuất các lò rang, sấy cà phê, ông dựng nên doanh nghiệp « Les Vergers du Mêkông ».
Mỗi ngày doanh nghiệp của ông thu mua chuối và dứa tại 800 nhà vườn. Ngày nào ông cũng lượn lờ bằng xe gắn máy quanh các khu nhà vườn cây ăn trái của vùng Mê-kông. Nhà máy của ông đặt tại Cần Thơ, cách Sài Gòn gần ba giờ rưỡi đi xe, xử lý mỗi năm đến 2000 tấn trái cây và đóng gói hơn 1300 tấn cà phê.
Các sản phẩm của ông bao gồm nước trái cây, mứt và cà phê, ban đầu được bán trong các khách sạn lớn của Việt Nam, rồi sau đó Cam Bốt và bây giờ xuất sang cả Dubai.
Lãng phí thực phẩm cũng gây hại cho môi trường
Liên quan đến môi trường, Le Monde cho hay là « Lãng phí thực phẩm là nguồn gốc của sự hủy hoại môi trường ». Bài viết công bố kết quả nghiên cứu do Liên Hiệp Quốc thực hiện, đánh giá tác động môi trường do thất thoát các sản phẩm nông nghiệp.
Bản báo cáo do Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc FAO công bố hôm qua 11/9 đánh giá mỗi năm có khoảng 1600 tỷ tấn thực phẩm bị bỏ đi trên toàn thế giới, chiếm đến 1/3 sản lượng thế giới. Lượng khí carbon do các loại thực phẩm bỏ đi phát ra nhưng không được tiêu thụ chiếm đến 3300 tỷ tấn, gần bằng một nửa lượng khí CO2 do Hoa Kỳ và Trung Quốc thải ra.
Bản báo cáo còn nêu rõ 54% nguồn thất thoát được ghi nhận ngay trong khâu sản xuất, thu hoạch và lưu kho. Phần còn lại, bắt nguồn từ ngay khâu chuẩn bị, phân phối và tiêu thụ. Các tác giả bản báo cáo nhấn mạnh tại các nước giàu lãng phí ngay khâu tiêu thụ chiếm phần lớn.
Nhìn chung, lãng phí sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm tốn mất 750 tỷ đô-la hàng năm của FAO. Tổ chức này nhắc lại là nếu hạn chế được nguồn thất thoát trên sẽ giúp đạt được mục tiêu tăng 60% thực phẩm có sẵn nhằm đáp ứng cho nhu cầu nhân loại cho đến năm 2050.
Ấn Độ : Án tử hình cho kẻ hãm hiếp phụ nữ, một phiên xử làm gương
Lãnh vực xã hội tại Ấn Độ cũng được Les Echos quan tâm đến qua bài viết « Kêu án tử hình cho các thủ phạm vụ hãm hiếp tập thể tại New Dehli ». Trước con thịnh nộ của người dân, Ấn Độ buộc phải tăng cường luật lệ chống lại nạn bạo hành phụ nữ.
Án tử hình hay là tù chung thân ? Bốn tên thủ phạm sẽ được biết bản án chính thức vào ngày mai, thứ sáu 13/9. Đây chính là những kẻ đã hãm hiếp và hành hạ dã man cô nữ sinh viên ngành vật lý trị liệu 23 tuổi tại New Dehli, hồi cuối năm rồi, khiến cô phải tử vong do vết thương quá nặng.
Sự việc xảy ra làm hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình. Mục đích : tố cáo nạn bạo hành phụ nữ tràn lan khắp nơi trong một xã hội mà hiện tượng phá thai chọn giới tính diễn ra hàng ngày do tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong một xã hội mà rất nhiều phụ nữ bị gia đình chồng giết chết vì lý do của hồi môn quá ít. Nhất là, cả tầng lớp trung lưu thành thị nổi giận trước thái độ dửng dưng của giai cấp cầm quyền trước các tội ác này.
Chính tầm mức của làn sóng phản đối và tác động của chúng trên quốc tế buộc Ấn Độ phải cứng rắn hơn các luật lệ chống nạn hãm hiếp. Tờ báo cho biết trên các trang báo Ấn hàng ngày tràn ngập những chuyện khủng khiếp tương tự.
Trong bối cảnh đó, tờ báo cho rằng phiên xử tại New Dehli mang nhiều tính chất làm gương. Giờ công luận chỉ muốn biết xem bản án thật thụ dành cho những kẻ phạm tội ác tày đình là gì. Trước đó, người dân cũng đã cảm thấy bất bình trước chuyện thủ phạm thứ năm chỉ bị kết án có 3 năm tù với lý do khi xảy ra vụ việc vẫn chưa thành niên. Hơn bao giờ hết, người dân Ấn Độ mong muốn những kẻ thủ ác phải nhận bản án ở mức cao nhất.
tags: Mafia - Quốc tế - Thể thao - Tư pháp - Điểm báo
 
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130912-khi-mafia-thao-tung-ca-cuoc-the-thao
 
Ils ont créé leur entreprise au Vietnam Jean-Luc Voisin, le maraîcher du Mékong
jean-luc voisin, fondateur des vergers du mékong
Jean-Luc Voisin, fondateur des Vergers du Mékong © DR
"Après avoir bourlingué pendant 25 ans à travers le monde, j'ai eu envie de poser mes valises", raconte Jean-Luc Voisin. Et c'est au Vietnam que ce quasi-sexagénaire savoyard choisit de s'installer en 2000. Il s'allie à Folliet, un torréfacteur français, dont il vend les produits sur place et développe en parallèle une activité de transformation de fruits. "A l'époque, j'ai été accueilli à bras ouverts par le gouvernement", se souvient Jean-Luc.
"J'ai bénéficié d'une exonération totale de taxe pendant 4 ans"
Le pays est alors encore essentiellement agricole et cherche à tous prix à procurer un revenu aux petits paysans. "J'ai bénéficié d'une exonération totale de taxe pendant 4 ans", témoigne-t-il.
Des aides qui viennent en contrepoint de difficultés propres au marché vietnamien, comme la multiplicité des partenaires : "Nous avons plus de 800 fournisseurs pour une production d'à peine 100 tonnes de fruits par mois" explique-t-il. Du coup, établir une charte de traçabilité pour ses jus de fruits et confitures a par exemple été particulièrement long.
Mais aujourd'hui, il recueille les fruits de son travail. "Grâce au climat, on peut produire des fruits pratiquement 365 jours par an !", assure Jean-Luc. Ses produits sont vendus essentiellement dans les grands hôtels vietnamiens, mais l'activité export est de plus en plus importante : "30% aujourd'hui, mais on espère atteindre 50% bientôt".

http://www.journaldunet.com/economie/magazine/creer-son-entreprise-au-vietnam/jean-luc-agroalimentaire.shtml

Geen opmerkingen:

Een reactie posten