Đức dành thêm 6 tỷ euro đón nhận người tị nạn
Les migrants arrivés le 06 Septembre à la Gare centrale de Munich.Người tị nạn đến nhà ga Munich, 06/09/2015.REUTERS/Michael Dalder
Đức đón nhận gần 20.000 người nhập cư trong hai ngày cuối tuần. Phần lớn là người Syria chạy trốn chiến tranh. Trong lúc Châu Âu bị chia rẽ sâu rộng trước các làn sóng di tản, Berlin thông báo dành 6 tỷ euro để đón nhận người tị nạn.
Trong đêm ngày hôm qua, 06/09/2015, lãnh đạo các đảng phái chính trị của Đức đã đồng ý tăng thêm 3 tỷ euro cho ngân sách của nhà nước liên bang tài khóa 2016 và trực tiếp cấp thêm 3 tỷ khác cho các chính quyền cấp vùng để giải quyết vấn đề người tị nạn. Nước Đức chờ đợi nội trong năm nay sẽ có hơn 800.000 người xin hưởng quy chế tị nạn. Con số này cao gấp 4 lần so với năm ngoái. Chính quyền Liên bang dự trù cải tổ luật di trú để thu ngắn thời gian cứu xét đơn xin tị nạn.
Chính sách nhân đạo của Berlin đã tô điểm hình ảnh của nước Đức nói chung và của thủ tướng Angela Merkel nói riêng. Dù vậy lãnh đạo Đức sáng nay nhắc lại : Châu Âu cần hợp tác để cùng giải quyết vấn đề người nhập cư. Bộ trưởng Kinh tế Đức và cũng là nhân vật số 2 trong chính quyền, Sigmar Gabriel, nói thêm" Đức, Áo và Thụy Điển không thể là ba nước duy nhất đón nhận người nhập cư."
Sau khi đã tiếp nhận gần 20.000 người nhập cư từ Hungary vào Đức qua ngả Áo, sáng nay trong chuyến tàu hỏa đầu tiên từ thành phố Salsbourg- Áo đến Munchen, có 150 người xin được ở lại Đức. Báo chí tại Berlin dự báo hôm nay sẽ có thêm khoảng 10.000 người nhập cư xin tị nạn.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150907-duc-danh-them-6-ty-euro-don-nhan-nguoi-ti-nan
Chính sách nhân đạo của Berlin đã tô điểm hình ảnh của nước Đức nói chung và của thủ tướng Angela Merkel nói riêng. Dù vậy lãnh đạo Đức sáng nay nhắc lại : Châu Âu cần hợp tác để cùng giải quyết vấn đề người nhập cư. Bộ trưởng Kinh tế Đức và cũng là nhân vật số 2 trong chính quyền, Sigmar Gabriel, nói thêm" Đức, Áo và Thụy Điển không thể là ba nước duy nhất đón nhận người nhập cư."
Sau khi đã tiếp nhận gần 20.000 người nhập cư từ Hungary vào Đức qua ngả Áo, sáng nay trong chuyến tàu hỏa đầu tiên từ thành phố Salsbourg- Áo đến Munchen, có 150 người xin được ở lại Đức. Báo chí tại Berlin dự báo hôm nay sẽ có thêm khoảng 10.000 người nhập cư xin tị nạn.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150907-duc-danh-them-6-ty-euro-don-nhan-nguoi-ti-nan
Đức mở rộng vòng tay đón di dân
Di dân vui mừng khi đặt chân lên lãnh thổ nước Áo, sát biên giới Đức - AFP / DPA / HENDRIK SCHMIDT
Hàng ngàn người nhập cư từ Áo đặt chân lên lãnh thổ Đức. Sau khi đã đón nhận 8.000 người hôm qua, sáng nay 06/09/2015, người dân thành phố Munchen tiếp tục mở rộng vòng tay đón tiếp thêm hơn một ngàn người di tản.
Chính quyền Berlin chờ đợi sẽ có hơn 800.000 đơn xin tỵ nạn tại Đức trong năm 2015. Dân cư tại nhiều thành phố như Frankfurt, Munchen và một số các thị trấn khác mở rộng vòng tay với người nhập cư chạy trốn chiến tranh và nội chiến.
Đa số là những người này từ Irak hay Syria. Người di tản được đưa về những trại tạm cư. Nhưng trước khi đến được Đức, Nikelsdorf một thành phố nhỏ tại Áo, sát biên giới với Hungary là vùng đất lành đầu tiên đối với hàng ngàn người đã kiệt sức. Đặc phái viên đài RFI từ Nickelsdorf, Juliette Gheerbrandt gửi về bài tường trình :
« Khi đến được Nickelsdorf, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm. Các gia đình đã trải qua một hành trình đầy cam go để đến được thành phố sát biên giới này, trên lãnh thổ của nước Áo. Người ta đã phải đi bộ dọc theo đường cao tốc.
Có những bà mẹ bồng con, choàng một tấm chăn bông cho đỡ lạnh dưới mưa. Một đứa bé bị thương ở chân, khập khễnh vượt qua những mét cuối cùng để vào được đất Áo. Tất cả đã đi bộ trong nhiều ngày trên đường từ Budapest trước khi đến được Nickelsdorf.
Những người may mắn nhất thì đến được lãnh thổ Áo bằng xe lửa, xe lửa của Hungary dừng lại ở biên giới, rồi họ đi bộ đến nơi tạm cư. Ở đây, họ được giúp đỡ nhiệt tình, khác hẳn với những gì họ đã trải qua khi ở Budapest. Một thanh niên người Irak 19 tuổi sung sướng nói "Nước Áo thật tuyệt vời", người Áo tốt bụng quá, giúp đỡ người nhập cư, cấp cho họ từ quần áo đến lương thực.
Các giới chức địa phương tận tình chỉ dẫn cho người nhập cư đường đi nước bước. Tối hôm qua, trời mưa, tại sân nhà ga thành phố lều trại được dựng lên để cấp đồ ăn, nước uống và quần áo ấm cho người di tản. Một số được chăm sóc sức khoẻ.
Chỉ riêng ngày hôm qua, thứ Bảy 05/09/2015, hơn 6.000 người vượt qua biên giới đến Nickelsdorf. Chính phủ Áo vừa cho biết là sẽ tiếp tục huy động nhiều chuyến xe lửa để đưa những người nhập cư muốn sang Đức lập nghiệp ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150906-duc-mo-rong-vong-tay-don-di-dan
Đa số là những người này từ Irak hay Syria. Người di tản được đưa về những trại tạm cư. Nhưng trước khi đến được Đức, Nikelsdorf một thành phố nhỏ tại Áo, sát biên giới với Hungary là vùng đất lành đầu tiên đối với hàng ngàn người đã kiệt sức. Đặc phái viên đài RFI từ Nickelsdorf, Juliette Gheerbrandt gửi về bài tường trình :
« Khi đến được Nickelsdorf, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm. Các gia đình đã trải qua một hành trình đầy cam go để đến được thành phố sát biên giới này, trên lãnh thổ của nước Áo. Người ta đã phải đi bộ dọc theo đường cao tốc.
Có những bà mẹ bồng con, choàng một tấm chăn bông cho đỡ lạnh dưới mưa. Một đứa bé bị thương ở chân, khập khễnh vượt qua những mét cuối cùng để vào được đất Áo. Tất cả đã đi bộ trong nhiều ngày trên đường từ Budapest trước khi đến được Nickelsdorf.
Những người may mắn nhất thì đến được lãnh thổ Áo bằng xe lửa, xe lửa của Hungary dừng lại ở biên giới, rồi họ đi bộ đến nơi tạm cư. Ở đây, họ được giúp đỡ nhiệt tình, khác hẳn với những gì họ đã trải qua khi ở Budapest. Một thanh niên người Irak 19 tuổi sung sướng nói "Nước Áo thật tuyệt vời", người Áo tốt bụng quá, giúp đỡ người nhập cư, cấp cho họ từ quần áo đến lương thực.
Các giới chức địa phương tận tình chỉ dẫn cho người nhập cư đường đi nước bước. Tối hôm qua, trời mưa, tại sân nhà ga thành phố lều trại được dựng lên để cấp đồ ăn, nước uống và quần áo ấm cho người di tản. Một số được chăm sóc sức khoẻ.
Chỉ riêng ngày hôm qua, thứ Bảy 05/09/2015, hơn 6.000 người vượt qua biên giới đến Nickelsdorf. Chính phủ Áo vừa cho biết là sẽ tiếp tục huy động nhiều chuyến xe lửa để đưa những người nhập cư muốn sang Đức lập nghiệp ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150906-duc-mo-rong-vong-tay-don-di-dan
Pháp, Đức, Ý kêu gọi phân chia công bằng việc đón tiếp tị nạn
Các di dân được tàu tuần duyên Ý đưa đến cảng Palrme, Sicile hôm 20/08/2015.REUTERS/Guglielmo Mangiapane
Hôm qua, 02/09/2015, Bộ Ngoại giao Ý cho biết là Roma, Berlin và Paris đã đạt được đồng thuận về một tài liệu kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu phân chia công bằng trách nhiệm đón tiếp người tị nạn, đối phó với cuộc khủng hoảng di dân hiện nay.
Chủ đề này hiện đang gây tranh cãi bởi vì dường như các nước trong Liên Hiệp Châu Âu bất đồng với nhau về việc đưa ra các quy định phân chia số lượng dân nhập cư mà các nước tiếp đón.
Từ Roma, thông tín viên Anne Lenir gửi về bài tường trình :
« Cuối cùng thì Roma cũng cảm thấy là có được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của hai đối tác lớn, đó là Paris và Berlin. Thực vậy, các Ngoại trưởng Ý, Đức, Pháp, đã đồng ký tên vào một tài liệu kêu gọi phân chia một cách công bằng việc đón tiếp những người nhập cư tại Châu Âu, và xem xét lại các quy định của Châu Âu về tị nạn.
Ngoại trưởng Ý, Paulo Gentiloti nhấn mạnh : Cần phải có một giải pháp mạnh mẽ để đối phó với làn sóng hàng ngàn người nhập cư ở bờ biển phía nam Châu Âu. Tài liệu nói trên sẽ được thảo luận trong cuộc họp của các Ngoại trưởng Châu Âu, được tổ chức trong các ngày 04 và 05/09, tại Luxembourg.
Ý đang cố gắng gây áp lực để có được những cam kết cụ thể, trên cơ sở đồng thuận này. Nếu không, Roma có thể từ chối mở các trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin tị nạn, theo như yêu cầu của Bruxelles. Các trung tâm này, hiện đã có năm cơ sở tại Sicilia và một ở Puglia, cho phép tiến hành phân loại ngay từ đầu giữa di dân kinh tế và những người có thể được hưởng quy chế tị nạn vì lý do chính trị hoặc nhân đạo ».
http://vi.rfi.fr/phap/20150903-phap-duc-y-keu-goi-phan-chia-cong-bang-trach-nhiem-don-tiep-ty-nan
Từ Roma, thông tín viên Anne Lenir gửi về bài tường trình :
« Cuối cùng thì Roma cũng cảm thấy là có được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của hai đối tác lớn, đó là Paris và Berlin. Thực vậy, các Ngoại trưởng Ý, Đức, Pháp, đã đồng ký tên vào một tài liệu kêu gọi phân chia một cách công bằng việc đón tiếp những người nhập cư tại Châu Âu, và xem xét lại các quy định của Châu Âu về tị nạn.
Ngoại trưởng Ý, Paulo Gentiloti nhấn mạnh : Cần phải có một giải pháp mạnh mẽ để đối phó với làn sóng hàng ngàn người nhập cư ở bờ biển phía nam Châu Âu. Tài liệu nói trên sẽ được thảo luận trong cuộc họp của các Ngoại trưởng Châu Âu, được tổ chức trong các ngày 04 và 05/09, tại Luxembourg.
Ý đang cố gắng gây áp lực để có được những cam kết cụ thể, trên cơ sở đồng thuận này. Nếu không, Roma có thể từ chối mở các trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin tị nạn, theo như yêu cầu của Bruxelles. Các trung tâm này, hiện đã có năm cơ sở tại Sicilia và một ở Puglia, cho phép tiến hành phân loại ngay từ đầu giữa di dân kinh tế và những người có thể được hưởng quy chế tị nạn vì lý do chính trị hoặc nhân đạo ».
http://vi.rfi.fr/phap/20150903-phap-duc-y-keu-goi-phan-chia-cong-bang-trach-nhiem-don-tiep-ty-nan
Ba Lan và Hung không chấp nhận định mức người tị nạn
france-migrants-refugies-paris-manifestationBiểu tình tại Pháp ủng hộ người tị nạn, quảng trường République, ngày 05/09/2015.REUTERS/Philippe Wojazer
Mặc dù Liên Hiệp Châu Âu chưa chính thức ấn định được con số mỗi nước phải đó nhận bao nhiêu người tị nạn, một số thành viên Trung Âu của Liên Hiệp đã phản đối việc lập chỉ tiêu bắt buộc nhận người tị nạn, điển hình là Hungary và Ba Lan. Tuy nhiên hai nước này từ đầu cuộc khủng hoảng di dân đến giờ vẫn chỉ là điểm trung chuyển của người tị nạn trên đường tìm đến các nước Tây Âu.
Thông tín viên Damien Simonart tại Varsava tường trình :
Mười triệu euro, đó là ngân sách để Ba Lan có thể lo cho khoảng 2400 người tị nạn mỗi năm. Cam kết đón nhận 2000 người tị nạn Syria, Thủ tướng Ba Lan, bà Ewa Kopacz, muốn thận trọng. Theo bà, trách nhiệm của châu Ấu là phải đoàn kết trong vấn đề người nhập cư.
Bà tuyên bố : « Chúng ta có nghĩa vụ đạo đức là phải lo cho những người tị nạn, những người không thể trở về nước vì họ bị đe dọa sát hại. Chúng ta không có phương tiện đển đón những người tị nạn kinh tế. Nếu phân định chuyện này thì sẽ giảm được một nửa sức ép di dân tại biên giới của chúng ta ».
Trong lúc mà Giáo hội Công giáo kêu gọi các nước hãy giang tay đón nhận người tị nạn, thì một nghiên cứu của Viện quan hệ quốc tế Varsava cho thấy người Ba Lan tỏ ra rất dè dặt trong vấn đề này. Bà Patrisia Sasnal, một người tham gia nghiên cứu trên nhấn mạnh là người Ba lan không cởi mở với các văn hóa khác họ. Bà giải thích : « Điều duy nhất người dân hiểu về Đạo Hồi và người theo Hồi giáo là những gì họ được thấy qua truyền hình. Mà trên truyền hình thì người ta chỉ được nghe những điều tồi tệ nhất, rằng người hồi giáo là những kẻ khủng bố ».
Vấn đề còn lại là để xem liệu bản thân những người tị nạn này có muốn ở lại Ba Lan hay không. Mùa hè này, 200 người Syria đã đến được Varsava nhờ sự giúp đỡ của một hiệp hội Thiên chúa giáo. Đến giờ phần lớn trong số họ có thể đã tới Đức.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150907-ba-lan-va-hung-khong-chap-nhan-dinh-muc-nguoi-ti-nan
Mười triệu euro, đó là ngân sách để Ba Lan có thể lo cho khoảng 2400 người tị nạn mỗi năm. Cam kết đón nhận 2000 người tị nạn Syria, Thủ tướng Ba Lan, bà Ewa Kopacz, muốn thận trọng. Theo bà, trách nhiệm của châu Ấu là phải đoàn kết trong vấn đề người nhập cư.
Bà tuyên bố : « Chúng ta có nghĩa vụ đạo đức là phải lo cho những người tị nạn, những người không thể trở về nước vì họ bị đe dọa sát hại. Chúng ta không có phương tiện đển đón những người tị nạn kinh tế. Nếu phân định chuyện này thì sẽ giảm được một nửa sức ép di dân tại biên giới của chúng ta ».
Trong lúc mà Giáo hội Công giáo kêu gọi các nước hãy giang tay đón nhận người tị nạn, thì một nghiên cứu của Viện quan hệ quốc tế Varsava cho thấy người Ba Lan tỏ ra rất dè dặt trong vấn đề này. Bà Patrisia Sasnal, một người tham gia nghiên cứu trên nhấn mạnh là người Ba lan không cởi mở với các văn hóa khác họ. Bà giải thích : « Điều duy nhất người dân hiểu về Đạo Hồi và người theo Hồi giáo là những gì họ được thấy qua truyền hình. Mà trên truyền hình thì người ta chỉ được nghe những điều tồi tệ nhất, rằng người hồi giáo là những kẻ khủng bố ».
Vấn đề còn lại là để xem liệu bản thân những người tị nạn này có muốn ở lại Ba Lan hay không. Mùa hè này, 200 người Syria đã đến được Varsava nhờ sự giúp đỡ của một hiệp hội Thiên chúa giáo. Đến giờ phần lớn trong số họ có thể đã tới Đức.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150907-ba-lan-va-hung-khong-chap-nhan-dinh-muc-nguoi-ti-nan
Geen opmerkingen:
Een reactie posten