Thượng đỉnh Mỹ-Trung : Đồng thuận về khí hậu, căng thẳng về nhân quyền và Biển Đông
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tập Cận Bình trong cuộc họp báo chung ở Washington ngày 25/09/2015.REUTERS/Kevin Lamarque
Tại cuộc họp thượng đỉnh Mỹ- Trung hôm qua, 25/09/2015 tại Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã bày tỏ quyết tâm đạt tiến bộ trên hồ sơ khí hậu và tội phạm tin học, nhưng giữa Washington và Bắc Kinh vẫn còn nhiều căng thẳng trên hai hồ sơ nhân quyền và Biển Đông.
Hôm qua, chính quyền Mỹ đã tiếp đón rất long trọng Chủ tịch Trung Quốc lần đầu tiên đến thăm Nhà Trắng, thế nhưng trong cuộc họp báo chung, giọng điệu của hai lãnh đạo Mỹ Trung đều rất cứng rắn, để lộ rõ căng thẳng giữa hai nước, như tường trình của thông tín viên RFI Jean-Louis Pourtet từ Washington :
« Nghi lễ đón tiếp với đầy đủ kèn, trống và 21 phát đại bác, hội đàm trong Phòng bầu dục, dạ tiệc chính thức : ông Barack Obama đã trải thảm đỏ tiếp ông Tập Cận Bình một cách long trọng .
Tuy vậy, hai lãnh đạo, mà cho tới nay không mấy thuận hòa, không hề che giấu những bất đồng còn tồn tại giữa hai nước, cả về mặt kinh tế, quân sự, lẫn nhân quyền.
Nhưng có một hồ sơ mà ông Obama và khách mời Trung Quốc đạt đồng thuận, đó là hồ sơ chống biến đổi khí hậu. Ông Obama tuyên bố : « Tôi hoan nghênh việc Trung Quốc cam kết từ đây đến năm 2017 sẽ thiết lập một thị trường quốc gia về quota CO2, nhằm giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kính trong ngành công nghiệp ». Tổng thống cũng bày tỏ sự hài lòng về việc Bắc Kinh sẽ tháo khoán 3 tỷ đôla để giúp các nước nghèo chống biến đổi khí hậu.
Hai nhà lãnh đạo cũng đạt được thỏa thuận trên một hồ sơ khác, đó là hai chính phủ sẽ cùng nhau ngăn chận các vụ tấn công tin tặc nhằm đánh cắp các bí mật công nghiệp. Nhưng về vấn đề nhân quyền cũng như Biển Đông, Chủ tịch Tập Cận Bình không hề tỏ ý muốn thay đổi. Ông nói : « Những vấn đề giữa hai nước chúng ta cần phải được đề cập đến với đầu óc cởi mở. Chúng ta cần phải gặp nhau ở giữa đường. ».
Trong lĩnh vực nhân quyền, bị các đối thủ Cộng hòa chỉ trích là quá thận trọng đối với Bắc Kinh,Ttổng thống Obama đã thẳng thừng lên án những vụ vi phạm các quyền tự do ở Trung Quốc.
Trên vấn đề Biển Đông, Tổng thống Mỹ bày tỏ mối quan ngại của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang tranh chấp, « khiến cho càng khó mà đạt đến một giải pháp hòa bình cho các bất đồng ». Đáp lại ông Obama, chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định quyền của Bắc Kinh bảo vệ « chủ quyền lãnh thổ » trên các đảo « vẫn là lãnh thổ của Trung Quốc từ ngàn đời nay ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150926-thuong-dinh-my-trung-dong-thuan-ve-khi-hau-cang-thang-ve-nhan-quyen-va-bien-dong
« Nghi lễ đón tiếp với đầy đủ kèn, trống và 21 phát đại bác, hội đàm trong Phòng bầu dục, dạ tiệc chính thức : ông Barack Obama đã trải thảm đỏ tiếp ông Tập Cận Bình một cách long trọng .
Tuy vậy, hai lãnh đạo, mà cho tới nay không mấy thuận hòa, không hề che giấu những bất đồng còn tồn tại giữa hai nước, cả về mặt kinh tế, quân sự, lẫn nhân quyền.
Nhưng có một hồ sơ mà ông Obama và khách mời Trung Quốc đạt đồng thuận, đó là hồ sơ chống biến đổi khí hậu. Ông Obama tuyên bố : « Tôi hoan nghênh việc Trung Quốc cam kết từ đây đến năm 2017 sẽ thiết lập một thị trường quốc gia về quota CO2, nhằm giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kính trong ngành công nghiệp ». Tổng thống cũng bày tỏ sự hài lòng về việc Bắc Kinh sẽ tháo khoán 3 tỷ đôla để giúp các nước nghèo chống biến đổi khí hậu.
Hai nhà lãnh đạo cũng đạt được thỏa thuận trên một hồ sơ khác, đó là hai chính phủ sẽ cùng nhau ngăn chận các vụ tấn công tin tặc nhằm đánh cắp các bí mật công nghiệp. Nhưng về vấn đề nhân quyền cũng như Biển Đông, Chủ tịch Tập Cận Bình không hề tỏ ý muốn thay đổi. Ông nói : « Những vấn đề giữa hai nước chúng ta cần phải được đề cập đến với đầu óc cởi mở. Chúng ta cần phải gặp nhau ở giữa đường. ».
Trong lĩnh vực nhân quyền, bị các đối thủ Cộng hòa chỉ trích là quá thận trọng đối với Bắc Kinh,Ttổng thống Obama đã thẳng thừng lên án những vụ vi phạm các quyền tự do ở Trung Quốc.
Trên vấn đề Biển Đông, Tổng thống Mỹ bày tỏ mối quan ngại của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang tranh chấp, « khiến cho càng khó mà đạt đến một giải pháp hòa bình cho các bất đồng ». Đáp lại ông Obama, chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định quyền của Bắc Kinh bảo vệ « chủ quyền lãnh thổ » trên các đảo « vẫn là lãnh thổ của Trung Quốc từ ngàn đời nay ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150926-thuong-dinh-my-trung-dong-thuan-ve-khi-hau-cang-thang-ve-nhan-quyen-va-bien-dong
Mỹ-Trung ra tuyên bố chung về khí hậu, một đồng thuận hiếm hoi
Tổng thống Barack Obama (trái) với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Washington, 25/09/2015.REUTERS/Gary Cameron
Trung Quốc, hôm nay 25/09/2015, sẽ loan báo thành lập một thị trường quốc gia về khí thải carbone trong năm 2017, trong khuôn khổ một tuyên bố chung với Hoa Kỳ nhằm xúc tiến hoàn tất một hiệp ước khí hậu thế giới nhân hội nghị COP21 ở Paris sắp tới.
Tuyên bố chung của hai nguyên thủ sẽ được đưa ra nhân chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình tại Nhà Trắng, trong vòng công du Hoa Kỳ bắt đầu từ đầu tuần này.
Đây là một trong những bước tiến hiếm hoi, trong bối cảnh u ám với những bất đồng giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới về vấn đề tin tặc, chính sách kinh tế của Bắc Kinh và tình hình căng thẳng tại Biển Đông.
Hoa Kỳ và Trung Quốc năm ngoái đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020. Washington cam kết cho đến năm 2025 sẽ giảm 26% đến 28% so với năm 2005, còn với Bắc Kinh là đến năm 2030.
Trong tuyên bố, hai nguyên thủ nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đã có, chứng tỏ hai nước phát thải nhiều nhất trên hành tinh đóng vai trò nghiêm túc và « sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu ».
Lần đầu tiên, Trung Quốc sẽ chính thức công bố năm 2017 là năm khởi động một thị trường mua bán khí thải, phục vụ cho mục tiêu đã định. Thị trường này dựa trên kinh nghiệm của bảy thị trường thí điểm ở cấp khu vực, bao gồm những lãnh vực chủ chốt như sản xuất điện, luyện kim, hóa chất và xi-măng.
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu sắp tới (COP21) sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 11/12 tại Paris. Liên Hiệp Quốc hy vọng sẽ đạt đến một hiệp ước toàn cầu về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giúp duy trì hiện tượng Trái đất bị hâm nóng ở mức 2°C từ nay cho đến cuối thế kỷ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150925-my-trung-chuan-bi-ra-tuyen-bo-chung-ve-khi-hau-diem-dong-thuan-hiem-hoi
Đây là một trong những bước tiến hiếm hoi, trong bối cảnh u ám với những bất đồng giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới về vấn đề tin tặc, chính sách kinh tế của Bắc Kinh và tình hình căng thẳng tại Biển Đông.
Hoa Kỳ và Trung Quốc năm ngoái đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020. Washington cam kết cho đến năm 2025 sẽ giảm 26% đến 28% so với năm 2005, còn với Bắc Kinh là đến năm 2030.
Trong tuyên bố, hai nguyên thủ nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đã có, chứng tỏ hai nước phát thải nhiều nhất trên hành tinh đóng vai trò nghiêm túc và « sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu ».
Lần đầu tiên, Trung Quốc sẽ chính thức công bố năm 2017 là năm khởi động một thị trường mua bán khí thải, phục vụ cho mục tiêu đã định. Thị trường này dựa trên kinh nghiệm của bảy thị trường thí điểm ở cấp khu vực, bao gồm những lãnh vực chủ chốt như sản xuất điện, luyện kim, hóa chất và xi-măng.
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu sắp tới (COP21) sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 11/12 tại Paris. Liên Hiệp Quốc hy vọng sẽ đạt đến một hiệp ước toàn cầu về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giúp duy trì hiện tượng Trái đất bị hâm nóng ở mức 2°C từ nay cho đến cuối thế kỷ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150925-my-trung-chuan-bi-ra-tuyen-bo-chung-ve-khi-hau-diem-dong-thuan-hiem-hoi
Chủ tịch Tập Cận Bình đề nghị một « mô hình mới » cho quan hệ Mỹ-Trung
Chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Seattle ngày 22/09/2015.REUTERS/Matt Mills McKnight
Bắt đầu chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi một « mô hình mới » cho quan hệ giữa Bắc Kinh với Washington. Lãnh đạo Trung Quốc cũng trấn an về tình trạng hiện nay của nền kinh tế thứ hai thế giới hiện đang tăng trưởng chậm lại.
Trong bài diễn văn tại thành phố Seattle hôm qua, 22/09/2015, chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng hai cường quốc Mỹ Trung nên cố gắng hiểu những « ý đồ chiến lược » của nhau, và theo ông, một cuộc đối đầu sẽ dẫn đến thảm họa không chỉ cho hai nước mà cho thế giới nói chung.
Trước khi đến Washington để thảo luận với tổng thống Barack Obama về những hồ sơ đang gây căng thẳng song phương như Biển Đông và nhân quyền, ông Tập Cận Bình cố trấn an các nhà doanh nghiệp Mỹ rằng Trung Quốc sẽ đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế thế giới và hứa sẽ là đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư Mỹ ở Trung Quốc.
Về các vụ tấn công tin tặc mà Trung Quốc bị cáo buộc là thủ phạm, lãnh đạo họ Tập khẳng định Bắc Kinh vẫn là người bảo vệ an ninh mạng một cách kiên quyết và nhắc lại rằng Trung Quốc cũng là « nạn nhân » của các vụ tấn công tin tặc. Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẳn sàng thiết lập « một cơ chế đối thoại cấp cao » với Hoa Kỳ về vấn đề này.
Trong bài diễn văn tại Seattle, ông Tập Cận Bình còn trấn an về tình trạng của nền kinh tế Trung Quốc, khẳng định là việc tăng trưởng đang chậm lại chỉ là tạm thời và chính phủ Bắc Kinh đã kiểm soát được tình hình sau những xáo trộn gần đây trên các thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc cũng hứa sẽ không phá giá hơn nữa đồng nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu.
Những lời trấn an và hứa hẹn nói trên được đưa ra vào lúc mà theo các số liệu tạm thời do tập đoàn báo chí Caixin công bố hôm nay, hoạt động sản xuất của của Trung Quốc trong tháng 9 này đã giảm mạnh, xuống đến mức thấp nhất từ 6 năm rưỡi qua.
Cũng trong bài phát biểu ở Seattle hôm qua, chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố là các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động ở Trung Quốc phải « tôn trọng luật pháp Trung Quốc », vào lúc mà một dự luật đang gây lo ngại cho các tổ chức nước ngoài. Trên nguyên tắc sẽ được thông qua năm nay, dự luật này kiểm soát chặt chẽ hơn các tổ chức từ thiện, các hiệp hội thương mại và các viện nghiên cứu ở Trung Quốc.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã hôm nay loan tin là trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình tại Hoa Kỳ, tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ đã ký được hợp đồng bán tổng cộng 300 máy bay cho các công ty Trung Quốc. Hôm nay, chủ tịch Trung Quốc cũng sẽ viếng thăm nhà máy sản xuất chính của Boeing ở Seattle.
Trước khi đến Washington để thảo luận với tổng thống Barack Obama về những hồ sơ đang gây căng thẳng song phương như Biển Đông và nhân quyền, ông Tập Cận Bình cố trấn an các nhà doanh nghiệp Mỹ rằng Trung Quốc sẽ đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế thế giới và hứa sẽ là đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư Mỹ ở Trung Quốc.
Về các vụ tấn công tin tặc mà Trung Quốc bị cáo buộc là thủ phạm, lãnh đạo họ Tập khẳng định Bắc Kinh vẫn là người bảo vệ an ninh mạng một cách kiên quyết và nhắc lại rằng Trung Quốc cũng là « nạn nhân » của các vụ tấn công tin tặc. Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẳn sàng thiết lập « một cơ chế đối thoại cấp cao » với Hoa Kỳ về vấn đề này.
Trong bài diễn văn tại Seattle, ông Tập Cận Bình còn trấn an về tình trạng của nền kinh tế Trung Quốc, khẳng định là việc tăng trưởng đang chậm lại chỉ là tạm thời và chính phủ Bắc Kinh đã kiểm soát được tình hình sau những xáo trộn gần đây trên các thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc cũng hứa sẽ không phá giá hơn nữa đồng nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu.
Những lời trấn an và hứa hẹn nói trên được đưa ra vào lúc mà theo các số liệu tạm thời do tập đoàn báo chí Caixin công bố hôm nay, hoạt động sản xuất của của Trung Quốc trong tháng 9 này đã giảm mạnh, xuống đến mức thấp nhất từ 6 năm rưỡi qua.
Cũng trong bài phát biểu ở Seattle hôm qua, chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố là các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động ở Trung Quốc phải « tôn trọng luật pháp Trung Quốc », vào lúc mà một dự luật đang gây lo ngại cho các tổ chức nước ngoài. Trên nguyên tắc sẽ được thông qua năm nay, dự luật này kiểm soát chặt chẽ hơn các tổ chức từ thiện, các hiệp hội thương mại và các viện nghiên cứu ở Trung Quốc.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã hôm nay loan tin là trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình tại Hoa Kỳ, tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ đã ký được hợp đồng bán tổng cộng 300 máy bay cho các công ty Trung Quốc. Hôm nay, chủ tịch Trung Quốc cũng sẽ viếng thăm nhà máy sản xuất chính của Boeing ở Seattle.
Nhà Trắng trải thảm đỏ đón Tập Cận Bình
Tổng thống Hoa Kỳ Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Washington, 24/09/2015.REUTERS/Mike Theiler
Tiếp tục vòng công du cấp Nhà nước đầu tiên tại Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Washington chiều tối hôm qua 24/09/2015. Phó Tổng thống Joe Biden đã đến đón tiếp ông ngay tại khu căn cứ quân sự không quân Andrews. Chính quyền Obama hôm nay sẽ long trọng đón tiếp ông Tập Cận Bình với mọi vinh dự cao nhất.
Dạ tiệc trong khuôn viên Nhà Trắng, quốc ca cùng với một loạt 21 tiếng đại bác, là những gì Tổng thống Mỹ Barack Obama dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong ngày thứ Sáu này. Sau lễ đón tiếp long trọng trên thảm cỏ của Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo tiếp tục đàm luận trong phòng Bầu dục, trước khi có buổi họp báo chung.
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dùng bữa tối cùng với đồng nhiệm Trung Quốc tại Blair House, khu dinh thự chính thức dành cho những khách mời cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ.
Đây cũng là chuyến công du Hoa Kỳ cấp nhà nước đầu tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc có những dấu hiệu bất ổn. Bên cạnh đó là những bất đồng trên nhiều hồ sơ : mối quan ngại về động thái của Bắc Kinh trên Biển Đông, các vụ tấn công tin tặc mà nạn nhân là các doanh nghiệp hay các định chế của Hoa Kỳ.
Hôm thứ Ba 22/09/2015, ông Tập Cận Bình kêu gọi “một mô hình quan hệ mới” giữa Bắc Kinh và Washington, dựa trên sự “hiểu biết và tin cậy, ít khoảng cách và nghị kỵ”. Đồng thời, Chủ tịch Trung Quốc cũng cảnh báo rằng một sự đối đầu rất có thể dẫn đến một “thảm họa cho cả đôi bên và cho toàn thế giới”.
Tuy nhiên, sự đón tiếp long trọng dành cho Tập Cận Bình cũng gây ra phản ứng trong nước. Nhật báo Washington trong bài xã luận, được AFP trích dẫn, đã kêu gọi Tổng thống Mỹ phải cứng rắn hơn với đồng nhiệm Trung Quốc. Nhật báo nhắc lại là chỉ dưới chính quyền ông Obama, ông Tập - vị lãnh đạo duy nhất của một đất nước không dân chủ - lại có được vinh dự của một chuyến thăm cấp nhà nước như vậy.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150925-nha-trang-trai-tham-do-don-tap-can-binh
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dùng bữa tối cùng với đồng nhiệm Trung Quốc tại Blair House, khu dinh thự chính thức dành cho những khách mời cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ.
Đây cũng là chuyến công du Hoa Kỳ cấp nhà nước đầu tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc có những dấu hiệu bất ổn. Bên cạnh đó là những bất đồng trên nhiều hồ sơ : mối quan ngại về động thái của Bắc Kinh trên Biển Đông, các vụ tấn công tin tặc mà nạn nhân là các doanh nghiệp hay các định chế của Hoa Kỳ.
Hôm thứ Ba 22/09/2015, ông Tập Cận Bình kêu gọi “một mô hình quan hệ mới” giữa Bắc Kinh và Washington, dựa trên sự “hiểu biết và tin cậy, ít khoảng cách và nghị kỵ”. Đồng thời, Chủ tịch Trung Quốc cũng cảnh báo rằng một sự đối đầu rất có thể dẫn đến một “thảm họa cho cả đôi bên và cho toàn thế giới”.
Tuy nhiên, sự đón tiếp long trọng dành cho Tập Cận Bình cũng gây ra phản ứng trong nước. Nhật báo Washington trong bài xã luận, được AFP trích dẫn, đã kêu gọi Tổng thống Mỹ phải cứng rắn hơn với đồng nhiệm Trung Quốc. Nhật báo nhắc lại là chỉ dưới chính quyền ông Obama, ông Tập - vị lãnh đạo duy nhất của một đất nước không dân chủ - lại có được vinh dự của một chuyến thăm cấp nhà nước như vậy.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150925-nha-trang-trai-tham-do-don-tap-can-binh
Tại Seattle, ông Tập Cận Bình tán dương quan hệ kinh tế Trung - Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và giám đốc điều hành Boeing Ray Conner, Washington, 23/09/2015.REUTERS/Jason Redmond
Hôm qua 23/09/2015, tại Seattle, trước các lãnh đạo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định tầm quan trọng của quan hệ thương mại Trung-Mỹ. Nhiều hợp đồng song phương được ký kết trong dịp công du của lãnh đạo Trung Quốc.
Khi phát biểu trước giới doanh nhân Mỹ tại Seattle, bên trái Chủ tịch Trung Quốc là Jack Ma, người sáng lập tập đoàn Alibaba Trung Quốc, và bên phải là ông chủ hãng máy bay Boeing Dennis Muilenburg. Lãnh đạo các công ty Mỹ như General Motors, Amazon, Apple, Disney hay Microsoft, có mặt trong buổi này. Về phía Trung Quốc có tập đoàn truyền thông Baidu (Bách Độ), hay tập đoàn vận tải hàng hải Cosco.
Nhà sản xuất máy bay Boeing cũng chọn đúng thời điểm này để thông báo đã nhận được đơn đặt hàng lịch sử 300 chiếc Boeing từ các doanh nghiệp Trung Quốc, với tổng trị giá 38 tỉ đô la. Boeing cũng xác nhận sẽ mở một nhà máy đầu tiên tại Hoa Lục, với sự hợp tác của công ty hàng không địa phương Trung Quốc Comac.
Trong số các đối tác của Hoa Kỳ với Trung Quốc, hãng Reuter chú ý đến Cisco System, một công ty an ninh mạng. Hôm nay, Cisco thông báo lập một doanh nghiệp chung với Inspur, một nhà thiết kế máy chủ Trung Quốc. Hai công ty dự kiến đầu tư 100 triệu đô la cho các hợp tác chung, nhưng không nói rõ mục tiêu cụ thể. Hợp tác nói trên chỉ là một trong số rất nhiều dự án được thông báo trong dịp Chủ tịch Trung Quốc công du Hoa Kỳ tuần này.
Nhân dịp này, Chủ tịch Trung Quốc nhắc lại việc ủng hộ dự án mở một công viên giải trí Disney tại Thượng Hải. Ông Tập Cận Bình cũng hy vọng Hoa Kỳ trong tương lai « giảm nhẹ các quy định về xuất khẩu công nghệ cao » sang Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150924-chu-tich-trung-quoc-keu-goi-my-dau-tu
Nhà sản xuất máy bay Boeing cũng chọn đúng thời điểm này để thông báo đã nhận được đơn đặt hàng lịch sử 300 chiếc Boeing từ các doanh nghiệp Trung Quốc, với tổng trị giá 38 tỉ đô la. Boeing cũng xác nhận sẽ mở một nhà máy đầu tiên tại Hoa Lục, với sự hợp tác của công ty hàng không địa phương Trung Quốc Comac.
Trong số các đối tác của Hoa Kỳ với Trung Quốc, hãng Reuter chú ý đến Cisco System, một công ty an ninh mạng. Hôm nay, Cisco thông báo lập một doanh nghiệp chung với Inspur, một nhà thiết kế máy chủ Trung Quốc. Hai công ty dự kiến đầu tư 100 triệu đô la cho các hợp tác chung, nhưng không nói rõ mục tiêu cụ thể. Hợp tác nói trên chỉ là một trong số rất nhiều dự án được thông báo trong dịp Chủ tịch Trung Quốc công du Hoa Kỳ tuần này.
Nhân dịp này, Chủ tịch Trung Quốc nhắc lại việc ủng hộ dự án mở một công viên giải trí Disney tại Thượng Hải. Ông Tập Cận Bình cũng hy vọng Hoa Kỳ trong tương lai « giảm nhẹ các quy định về xuất khẩu công nghệ cao » sang Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150924-chu-tich-trung-quoc-keu-goi-my-dau-tu
Thượng đỉnh Mỹ-Trung : Biển Đông sẽ là hồ sơ gai góc nhất
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong buổi dạ tiệc ở Seattle, tối 22/09/2015.REUTERS/Jason Redmond
Cuộc họp thượng đỉnh giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Barack Obama ngày 25/092/2015 tại Nhà trắng sẽ là dịp để lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ đề cập đến những hồ sơ đang gây căng thẳng giữa hai nước, trong đó gai góc nhất sẽ là hồ sơ Biển Đông, trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng bồi đắp và quân sự hóa nhiều đảo ở vùng Biển Đông.
Quan hệ Mỹ-Trung hiện nay xuống đến mức xấu nhất kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Đến mức mà nhiều chuyên gia dự báo là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tiến đến một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Các vụ tấn công tin tặc nhắm vào những công ty Mỹ, mà Trung Quốc bị nghi là thủ phạm, các vụ đàn áp chính trị ở Trung Quốc, chính sách thương mại mang tính bảo hộ của Bắc Kinh và đặc biệt là hồ sơ Biển Đông, là những vấn đề chính đang gây sóng gió trong quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Khi ráo riết xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, Bắc Kinh không chỉ gây lo ngại cho các nước trong khu vực, mà còn khiến Hoa Kỳ giận dữ, bởi lẻ những hành động đó trực tiếp đe dọa đến những lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ ở khu vực này cũng như có nguy cơ phá vỡ thế độc tôn của Mỹ ở vùng biển châu Á.
Hoa Kỳ đã công khai lên án Bắc Kinh vì xem đó là những hành động « gây mất ổn định » và « đe dọa an ninh khu vực ». Mới tuần trước, thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain còn thẳng thừng tuyên bố Biển Đông « không phải là thuộc Trung Quốc », sau khi Phó đô đốc Viên Dự Bách ( Yuan Yubai ), tư lệnh hạm độ Bắc Hải của Trung Quốc khẳng định Biển Đông là của Trung Quốc, vì tên tiếng Anh của vùng biển này là « South China Sea ».
Theo thượng nghị sĩ McCain, biểu hiện rõ rệt nhất cho việc tôn trọng quyền tự do lưu thông trên biển, đó là không mặc nhiên công nhận khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Ông McCain thúc giục hải quân Mỹ đưa tàu chiến đến khu vực này.
Vào tuần trước, dân biểu Cộng hòa Randy Forbes cùng với 28 đồng nghiệp cũng đã gởi thư cho tổng thống Obama và bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, cảnh báo rằng những thái độ thụ động của Hoa Kỳ sẽ tạo tính chính đáng cho cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Theo lời một quan chức Lầu năm góc, chính quyền Obama thật ra cũng đang nghiên cứu phương án đưa tàu chiến vào khu vực giới hạn 12 hải lý nói trên.
Các lãnh đạo ở Bắc Kinh vẫn xem chính sách « xoay trục » sang châu Á của Mỹ trên thực tế chỉ là nhằm kềm chế Trung Quốc về mặt địa chính trị. Bản thân chủ tịch Tập Cận Bình cũng đang khai thác tinh thần dân tộc của dân Trung Quốc, đặc biệt trên vấn đề chủ quyền Biển Đông, để qua củng cố vị thế của ông trong nước. Cho nên, chắc chắn là ông sẽ không làm theo yêu cầu của chính quyền Obama là « ngưng ngay lập tức các hoạt động bồi đắp và quân sự hóa các đảo trên Biển Đông ».
Trên hồ sơ nhân quyền, cũng không ai chờ đợi ông Tập Cận Bình sẽ nhân nhượng Hoa Kỳ, vì làm như thế có thể gây phương hại cho vị thế của ông trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và hơn nữa cũng không đúng với đường lối của ông là tăng cường kiểm soát chính trị trên một xã hội năng động.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150923-thuong-dinh-my-trung-bien-dong-se-la-ho-so-gai-goc-nhat
Các vụ tấn công tin tặc nhắm vào những công ty Mỹ, mà Trung Quốc bị nghi là thủ phạm, các vụ đàn áp chính trị ở Trung Quốc, chính sách thương mại mang tính bảo hộ của Bắc Kinh và đặc biệt là hồ sơ Biển Đông, là những vấn đề chính đang gây sóng gió trong quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Khi ráo riết xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, Bắc Kinh không chỉ gây lo ngại cho các nước trong khu vực, mà còn khiến Hoa Kỳ giận dữ, bởi lẻ những hành động đó trực tiếp đe dọa đến những lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ ở khu vực này cũng như có nguy cơ phá vỡ thế độc tôn của Mỹ ở vùng biển châu Á.
Hoa Kỳ đã công khai lên án Bắc Kinh vì xem đó là những hành động « gây mất ổn định » và « đe dọa an ninh khu vực ». Mới tuần trước, thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain còn thẳng thừng tuyên bố Biển Đông « không phải là thuộc Trung Quốc », sau khi Phó đô đốc Viên Dự Bách ( Yuan Yubai ), tư lệnh hạm độ Bắc Hải của Trung Quốc khẳng định Biển Đông là của Trung Quốc, vì tên tiếng Anh của vùng biển này là « South China Sea ».
Theo thượng nghị sĩ McCain, biểu hiện rõ rệt nhất cho việc tôn trọng quyền tự do lưu thông trên biển, đó là không mặc nhiên công nhận khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Ông McCain thúc giục hải quân Mỹ đưa tàu chiến đến khu vực này.
Vào tuần trước, dân biểu Cộng hòa Randy Forbes cùng với 28 đồng nghiệp cũng đã gởi thư cho tổng thống Obama và bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, cảnh báo rằng những thái độ thụ động của Hoa Kỳ sẽ tạo tính chính đáng cho cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Theo lời một quan chức Lầu năm góc, chính quyền Obama thật ra cũng đang nghiên cứu phương án đưa tàu chiến vào khu vực giới hạn 12 hải lý nói trên.
Các lãnh đạo ở Bắc Kinh vẫn xem chính sách « xoay trục » sang châu Á của Mỹ trên thực tế chỉ là nhằm kềm chế Trung Quốc về mặt địa chính trị. Bản thân chủ tịch Tập Cận Bình cũng đang khai thác tinh thần dân tộc của dân Trung Quốc, đặc biệt trên vấn đề chủ quyền Biển Đông, để qua củng cố vị thế của ông trong nước. Cho nên, chắc chắn là ông sẽ không làm theo yêu cầu của chính quyền Obama là « ngưng ngay lập tức các hoạt động bồi đắp và quân sự hóa các đảo trên Biển Đông ».
Trên hồ sơ nhân quyền, cũng không ai chờ đợi ông Tập Cận Bình sẽ nhân nhượng Hoa Kỳ, vì làm như thế có thể gây phương hại cho vị thế của ông trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và hơn nữa cũng không đúng với đường lối của ông là tăng cường kiểm soát chính trị trên một xã hội năng động.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150923-thuong-dinh-my-trung-bien-dong-se-la-ho-so-gai-goc-nhat
Geen opmerkingen:
Een reactie posten