Năm 2014, có 18 triệu ha rừng biến mất
« Năm 2014, có 18 triệu ha rừng biến mất » là lời cảnh báo được Le Monde đưa ra trong số ra ngày hôm nay. Với tổng diện tích gấp hai lần nước Bồ Đào Nha, các khu vực rừng mới bị tàn phá nằm tập trung tại vùng châu thổ sông Mê Kông, tại Tây Phi hay tại vùng Gran Chaco ở Nam Mỹ.
Diện tích rừng bị tàn phá năm 2014 được đánh giá là tồi tệ nhất từ đầu thế kỷ XXI, chỉ sau năm 2012. Như vậy, cứ mỗi phút, có khoảng 2.400 cây bị đốn hạ và hơn một nửa số diện tích rừng bị tàn phá nằm tại các đất nước nhiệt đới.
Theo Le Monde, tình trạng phá rừng là do nhu cầu nông nghiệp ngày càng tăng tại Châu Á cũng như tại Nam Mỹ hay Châu Phi, như để phát triển các đồn điền cao su, trồng và sản xuất giá đỗ, dầu cọ và chăn nuôi bò.
Quản lý rừng là một yếu tố cần thiết để đạt được các mục tiêu về giảm hiệu ứng nhà kính ; 20% lượng khí thải CO2 là do việc phá rừng gây ra. Còn tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, FAO, đánh giá rằng 60% dân địa phương phụ thuộc gần như hoàn toàn vào rừng. Ngoài ra, khoảng 300 triệu người sống trong hay tại các khu vực xung quanh rừng và hơn 1,6 tỉ người sống phụ thuộc vào rừng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150905-phat-giao-thai-lan-nganh-kinh-doanh-hot-bac
Geen opmerkingen:
Een reactie posten