Giáo hoàng kêu gọi Mỹ nhân bản với di dân
- 4 giờ trước
Phát biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ, Đức Giáo hoàng Francis nói Hoa Kỳ phải xem di dân như ‘người’ chứ không phải là ‘con số’.
Trước lưỡng viện Hoa Kỳ, Giáo hoàng nói người nhập cư nên được đối xử "với lòng từ bi mà chúng ta muốn nhận được từ người khác".Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo cũng kêu gọi chấm dứt án tử hình và đối xử tốt hơn của người nghèo và những người yếu thế.
Ông được 500 nhà lập pháp chào đón nồng nhiệt.
Giáo hoàng Francis cho rằng thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng người tỵ nạn với cường độ chưa từng thấy kể từ Thế chiến II và ghi nhận những thách thức to lớn trong cuộc khủng hoảng hiện tại.
Ông cũng lưu ý về dòng người di cư từ Trung Mỹ đến Hoa Kỳ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Chúng ta đừng sửng sốt với những con số mà hãy xem họ như con người, lắng nghe câu chuyện của họ để giúp đỡ", ông nói.
Trong nhiều năm qua, việc cải tổ di trú đã bị dập tắt bởi những bất đồng chính trị ở Washington.
Nỗ lực của Tổng thống Barack Obama cho phép 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ tránh bị trục xuất đã bị ngăn lại bởi một thách thức pháp lý.
‘Hành động nói nhiều hơn lời nói’
Phóng viên BBC chuyên về các quan hệ tôn giáo Caroline Wyatt phân tích: Bài diễn văn không cho thấy Giáo hoàng thuộc 'cánh tả' hay ‘cánh hữu’.Các thành viên đảng Cộng hòa tuy phản đối luật gia đình nhưng lại hò reo tán thưởng Giáo hoàng.
Trên tất cả, Giáo hoàng Francis kêu gọi quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ gạt qua một bên khác biệt ý thức hệ để làm sống lại tình huynh đệ, tình liên đới và hợp tác với nhau giúp người nghèo và người yếu thế.
Việc Giáo hoàng dùng một chiếc xe nhỏ để di chuyển là một điểm cộng về môi trường, cho thấy rằng đôi khi, ‘hành động nói nhiều hơn lời nói’.
Giáo hoàng Francis cũng nhấn mạnh một số nhân vật xuất chúng như Abraham Lincoln và Martin Luther King đã tìm được cảm hứng ngay cả trong bối cảnh xung đột.
Nhưng không phải tất cả đều tán thưởng bài diễn văn của Giáo hoàng.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz cho biết ông không đồng ý với Giáo hoàng về việc bỏ án tử hình.
Sau bài diễn văn, nhà lãnh đạo Tòa thánh Vatican đã đứng ở bao lơn Điện Capitol để chào hàng vạn người tụ tập bên ngoài.
Sau khi rời Washington, Giáo hoàng bay tới New York. Tại Nhà thờ St Patrick, ông cử hành lễ cầu nguyện cho 717 người hành hương Hồi giáo thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại Hajj ở Thánh địa Mecca.
Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Hoa Kỳ, Giáo hoàng đã được người dân và chính phủ nước này chào đón nồng nhiệt.
Tin liên quan
- Giáo hoàng Francis bắt đầu thăm Mỹ
- Giáo hoàng Francis gặp Fidel Castro
- Cuba: Đông đảo sẽ dự Thánh lễ với Giáo hoàng
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/09/150925_pope_urges_humane_us_migrany
Nước mắt rơi trong diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Quốc Hội Mỹ
Thursday, September 24, 2015 6:46:59 PM
Thursday, September 24, 2015 6:46:59 PM
WASHINGTON DC (NV) - Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Năm thách thức nước Mỹ việc đón nhận hàng triệu di dân bất hợp pháp và tham gia chiến dịch toàn cầu chống biến đổi khí hậu và nghèo đói.
Theo CNN, qua bài diễn văn có lẽ làm hài lòng giới cấp tiến, ngài còn kêu gọi một nền kinh tế công bình trên toàn thế giới, hủy bỏ án tử hình, bảo vệ chủng tộc và tôn giáo của dân thiểu số, đặt ngoài vòng pháp luật việc mua bán vũ khí và bảo vệ gia đình.
Bài diễn văn cho thấy sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng Francis như là một lãnh đạo chính trị toàn cầu, thay vì chỉ là tiếng nói tâm linh hay đạo đức.
Lời lẽ táo bạo của ngài định mức cho những vấn đề đè nặng nhất trên đất nước Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng đến Quốc Hội và cuộc chạy đua vào ghế tổng thống trong những tháng tới.
Thực hành như lời thuyết giảng, vị giáo hoàng của đại chúng, cầu nguyện và ăn uống với người vô gia cư, kể cả đứng gần với đám đông ngưỡng mộ ngài để họ có thể chụp “selfie.”
Đức Giáo Hoàng, người được reo hò khi bước vào sàn Quốc Hội và nhiều lần được toàn thể các vị dân cử đứng dậy vỗ tay ngợi ca trong khi ngài đọc diễn văn, đã không quở trách các nhà làm luật.
Âm vang lời lẽ của ngài như đang thuyết giảng hoặc nói chuyện tâm tình. Nhưng ngài không tránh né đưa ra những thông điệp chính trị một cách thẳng thừng.
Ngài ngầm phản bác quan điểm của một số người bảo thủ, trong đó có ứng cử viên tổng thống dẫn đầu đảng Cộng Hòa, Donald Trump, người tuyên bố rằng cần phải trục xuất hơn 10 triệu di dân bất hợp pháp.
Ngài ngụ ý rằng làm như thế sẽ xóa hết mục đích của nước Mỹ thời lập quốc như là một đất nước của những di dân đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngài nói, trong khi Phó Tổng Thống Joe Biden và Chủ Tịch Hạ Viện, cả hai đều là người Công Giáo, chăm chú nhìn: “Chúng ta, người của lục địa này, không sợ người ngoại quốc, vì hầu hết chúng ta đều từng là người ngoại quốc.”
Trước một cử tọa gồm các dân cử, chỉ huy quân đội, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện và quan chức chính phủ, Đức Giáo Hoàng nói: “Tôi nói điều này với tư cách là con của những di dân, ý thức được rằng rất nhiều người trong số quí vị cũng là hậu duệ của di dân.”
Ngài khẳng định rõ ràng sự liên hệ giữa di dân bất hợp pháp ở Mỹ với sự đổ xô ồ ạt vào Âu Châu của dân Syria và của các nước khác để tránh nạn chiến tranh đang dày xéo ở Trung Đông.
Đề cập đến di dân từ Trung và Nam Mỹ, ngài tiếp: “Trên lục địa này cũng vậy, hàng ngàn người di chuyển lên hướng Bắc để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính họ và cho người thân yêu của họ, để mưu tìm một cơ hội to lớn hơn.”
Theo ngài, họ cần được đối xử như người đi tìm nơi nương náu thay vì như những kẻ lợi dụng biên giới thiếu canh phòng chặt chẽ để thâm nhập vào.
Như trách móc những chính trị gia mạnh mẽ chỉ trích các đợt di dân bất hợp pháp, ngài nói: “Chúng ta chớ nên kinh sợ họ qua những con số mà hãy xem họ như con người, hãy nhìn vào mặt họ và lắng nghe câu chuyện của họ.”
Kế đó, trích dẫn Thánh Kinh, Đức Giáo Hoàng nói: “Hãy nhớ Nguyên Tắc Vàng Ngọc: 'Hãy đối xử với người khác như họ làm với chính con.”
Ngài kêu gọi các dân cử vốn thường gấu ó nhau hãy noi gương các bậc anh hùng vĩ đại của đất nước, như Martin Luther King Jr và Abraham Lincoln.
Người ta nhận thấy bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng gây xúc động mạnh nơi các dân cử Mỹ. Chủ Tịch Hạ Viện, John Boehner, người có đôi mắt đẹp nổi tiếng, chùi nước mắt trong khi lắng nghe Giáo Hoàng thuyết giảng.
Đức Giáo Hoàng có vẻ như muốn nhắc lại những tin về bạo động chủng tộc mà giới truyền thông nói đến nhiều hồi năm ngoái và sự tranh luận về vị trí của người Hồi Giáo ở xã hội Mỹ, vừa trở thành đề tài trong thời gian gần đây.
Đề cập đến những xáo trộn làm phân rã Trung Đông, ngài cảnh cáo rằng thế giới đang ngày mỗi trở thành một nơi đặt nặng vào giáo điều và “tàn bạo,” nhân danh tôn giáo.
Hiểu rõ rằng nhiều người bảo thủ trong Quốc Hội còn bán tín bán nghi rằng nhân loại góp tay vào tình trạng hâm nóng toàn cầu, ngài kêu gọi một nỗ lực can đảm và trách nhiệm hầu đảo ngược “tình trạng tàn phá môi sinh do bàn tay con người gây nên” và thêm rằng Quốc Hội có “vai trò quan trọng cần phải đảm trách.”
Ngài cũng ca ngợi những nỗ lực trong những tháng gần đây “hầu vượt qua những dị biệt lịch sử, liên kết với những giai đoạn đau buồn của quá khứ,” khi đề cập đến sự chấp thuận lập trường hòa giải đầy tranh cãi đối với Cuba và Iran.
Đức Giáo Hoàng phê phán chủ nghĩa tư bản toàn thế giới và bác bỏ chỗ đứng của chủ nghĩa này trong việc đưa hàng triệu người ra khỏi tình trạng nghèo đói.
Ngài công nhận rằng “kinh doanh là môt nghề cao quí, trực tiếp mang lại sự giàu có và cải thiện thế giới.”
Nhưng ngài nhắc nhở rằng nên chia sẻ sự thịnh vượng đó và hướng đến việc “tạo ra công ăn việc làm.”
Đức Giáo Hoàng cũng khuyên các thành viên của một Quốc Hội, đang chia rẽ và thiếu sự ưa chuộng của quần chúng, cần phải cùng nhau tiến lên trong tinh thần huynh đệ quảng đại.
Về việc hôn nhân đồng tính đang trở nên ngày càng phổ thông và vừa được Tối Cao Pháp Viện ủng hộ rộng rãi trên toàn quốc vào đầu năm nay, ngài nói: “Tôi không thể che giấu mối quan ngại của tôi về quan hệ gia đình.”
Ngài cho rằng quan hệ căn bản đang được đặt lại vấn đề, cũng như căn bản của hôn nhân và gia đình.”
Phát biểu của Đức Giáo Hoàng được ca ngợi nhiệt liệt, đặc biệt từ phe Cộng Hòa, khi ngài nói về nhu cầu “cần bảo vệ cuộc sống của con người ở mọi giai đoạn phát triển của nó,” khi đề cập đến việc phá thai.
Tuy nhiên ngài chỉ nhận được sự vỗ tay hời hợt khi nói đến việc hủy bỏ án tử hình trên toàn thế giới.
Quốc Hội tỏ ra bất đồng quan điểm giữa hai đảng khi Đức Giáo Hoàng đề cập đến vấn đề hâm nóng toàn cầu và vấn đề di dân, vốn được phe Dân Chủ hoan nghênh trong khi phe Cộng Hòa thì không.
Sau khi đưa ra vài nhận định ngắn ngủi bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Giáo Hoàng Francis kết luận bằng câu nói tiếng Anh: “Thượng Đế phù hộ cho nước Mỹ!” (TP)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=214860&zoneid=1
Đức Giáo Hoàng Francis nói chuyện tại Quốc Hội Hoa Kỳ, sau lưng ngài là Phó Tổng Thống Joe Biden (trái) và Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner. (Hình: AP/Carolyn Kaster) |
Theo CNN, qua bài diễn văn có lẽ làm hài lòng giới cấp tiến, ngài còn kêu gọi một nền kinh tế công bình trên toàn thế giới, hủy bỏ án tử hình, bảo vệ chủng tộc và tôn giáo của dân thiểu số, đặt ngoài vòng pháp luật việc mua bán vũ khí và bảo vệ gia đình.
Bài diễn văn cho thấy sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng Francis như là một lãnh đạo chính trị toàn cầu, thay vì chỉ là tiếng nói tâm linh hay đạo đức.
Lời lẽ táo bạo của ngài định mức cho những vấn đề đè nặng nhất trên đất nước Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng đến Quốc Hội và cuộc chạy đua vào ghế tổng thống trong những tháng tới.
Thực hành như lời thuyết giảng, vị giáo hoàng của đại chúng, cầu nguyện và ăn uống với người vô gia cư, kể cả đứng gần với đám đông ngưỡng mộ ngài để họ có thể chụp “selfie.”
Đức Giáo Hoàng, người được reo hò khi bước vào sàn Quốc Hội và nhiều lần được toàn thể các vị dân cử đứng dậy vỗ tay ngợi ca trong khi ngài đọc diễn văn, đã không quở trách các nhà làm luật.
Âm vang lời lẽ của ngài như đang thuyết giảng hoặc nói chuyện tâm tình. Nhưng ngài không tránh né đưa ra những thông điệp chính trị một cách thẳng thừng.
Ngài ngầm phản bác quan điểm của một số người bảo thủ, trong đó có ứng cử viên tổng thống dẫn đầu đảng Cộng Hòa, Donald Trump, người tuyên bố rằng cần phải trục xuất hơn 10 triệu di dân bất hợp pháp.
Ngài ngụ ý rằng làm như thế sẽ xóa hết mục đích của nước Mỹ thời lập quốc như là một đất nước của những di dân đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngài nói, trong khi Phó Tổng Thống Joe Biden và Chủ Tịch Hạ Viện, cả hai đều là người Công Giáo, chăm chú nhìn: “Chúng ta, người của lục địa này, không sợ người ngoại quốc, vì hầu hết chúng ta đều từng là người ngoại quốc.”
Trước một cử tọa gồm các dân cử, chỉ huy quân đội, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện và quan chức chính phủ, Đức Giáo Hoàng nói: “Tôi nói điều này với tư cách là con của những di dân, ý thức được rằng rất nhiều người trong số quí vị cũng là hậu duệ của di dân.”
Ngài khẳng định rõ ràng sự liên hệ giữa di dân bất hợp pháp ở Mỹ với sự đổ xô ồ ạt vào Âu Châu của dân Syria và của các nước khác để tránh nạn chiến tranh đang dày xéo ở Trung Đông.
Đề cập đến di dân từ Trung và Nam Mỹ, ngài tiếp: “Trên lục địa này cũng vậy, hàng ngàn người di chuyển lên hướng Bắc để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính họ và cho người thân yêu của họ, để mưu tìm một cơ hội to lớn hơn.”
Theo ngài, họ cần được đối xử như người đi tìm nơi nương náu thay vì như những kẻ lợi dụng biên giới thiếu canh phòng chặt chẽ để thâm nhập vào.
Như trách móc những chính trị gia mạnh mẽ chỉ trích các đợt di dân bất hợp pháp, ngài nói: “Chúng ta chớ nên kinh sợ họ qua những con số mà hãy xem họ như con người, hãy nhìn vào mặt họ và lắng nghe câu chuyện của họ.”
Kế đó, trích dẫn Thánh Kinh, Đức Giáo Hoàng nói: “Hãy nhớ Nguyên Tắc Vàng Ngọc: 'Hãy đối xử với người khác như họ làm với chính con.”
Ngài kêu gọi các dân cử vốn thường gấu ó nhau hãy noi gương các bậc anh hùng vĩ đại của đất nước, như Martin Luther King Jr và Abraham Lincoln.
Người ta nhận thấy bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng gây xúc động mạnh nơi các dân cử Mỹ. Chủ Tịch Hạ Viện, John Boehner, người có đôi mắt đẹp nổi tiếng, chùi nước mắt trong khi lắng nghe Giáo Hoàng thuyết giảng.
Đức Giáo Hoàng có vẻ như muốn nhắc lại những tin về bạo động chủng tộc mà giới truyền thông nói đến nhiều hồi năm ngoái và sự tranh luận về vị trí của người Hồi Giáo ở xã hội Mỹ, vừa trở thành đề tài trong thời gian gần đây.
Đề cập đến những xáo trộn làm phân rã Trung Đông, ngài cảnh cáo rằng thế giới đang ngày mỗi trở thành một nơi đặt nặng vào giáo điều và “tàn bạo,” nhân danh tôn giáo.
Hiểu rõ rằng nhiều người bảo thủ trong Quốc Hội còn bán tín bán nghi rằng nhân loại góp tay vào tình trạng hâm nóng toàn cầu, ngài kêu gọi một nỗ lực can đảm và trách nhiệm hầu đảo ngược “tình trạng tàn phá môi sinh do bàn tay con người gây nên” và thêm rằng Quốc Hội có “vai trò quan trọng cần phải đảm trách.”
Ngài cũng ca ngợi những nỗ lực trong những tháng gần đây “hầu vượt qua những dị biệt lịch sử, liên kết với những giai đoạn đau buồn của quá khứ,” khi đề cập đến sự chấp thuận lập trường hòa giải đầy tranh cãi đối với Cuba và Iran.
Đức Giáo Hoàng phê phán chủ nghĩa tư bản toàn thế giới và bác bỏ chỗ đứng của chủ nghĩa này trong việc đưa hàng triệu người ra khỏi tình trạng nghèo đói.
Ngài công nhận rằng “kinh doanh là môt nghề cao quí, trực tiếp mang lại sự giàu có và cải thiện thế giới.”
Nhưng ngài nhắc nhở rằng nên chia sẻ sự thịnh vượng đó và hướng đến việc “tạo ra công ăn việc làm.”
Đức Giáo Hoàng cũng khuyên các thành viên của một Quốc Hội, đang chia rẽ và thiếu sự ưa chuộng của quần chúng, cần phải cùng nhau tiến lên trong tinh thần huynh đệ quảng đại.
Về việc hôn nhân đồng tính đang trở nên ngày càng phổ thông và vừa được Tối Cao Pháp Viện ủng hộ rộng rãi trên toàn quốc vào đầu năm nay, ngài nói: “Tôi không thể che giấu mối quan ngại của tôi về quan hệ gia đình.”
Ngài cho rằng quan hệ căn bản đang được đặt lại vấn đề, cũng như căn bản của hôn nhân và gia đình.”
Phát biểu của Đức Giáo Hoàng được ca ngợi nhiệt liệt, đặc biệt từ phe Cộng Hòa, khi ngài nói về nhu cầu “cần bảo vệ cuộc sống của con người ở mọi giai đoạn phát triển của nó,” khi đề cập đến việc phá thai.
Tuy nhiên ngài chỉ nhận được sự vỗ tay hời hợt khi nói đến việc hủy bỏ án tử hình trên toàn thế giới.
Quốc Hội tỏ ra bất đồng quan điểm giữa hai đảng khi Đức Giáo Hoàng đề cập đến vấn đề hâm nóng toàn cầu và vấn đề di dân, vốn được phe Dân Chủ hoan nghênh trong khi phe Cộng Hòa thì không.
Sau khi đưa ra vài nhận định ngắn ngủi bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Giáo Hoàng Francis kết luận bằng câu nói tiếng Anh: “Thượng Đế phù hộ cho nước Mỹ!” (TP)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=214860&zoneid=1
5
Đức Giáo hoàng Phancicô cử hành Thánh lễ bên ngoài Đại giáo đường Quốc gia Vô nhiễm Nguyên tội ở thủ đô Washington, ngày 23 tháng 9, 2015.
http://www.voatiengviet.com/media/photogallery/the-gioi-qua-anh-ngay-24-thang-9-nam-2015/2978224.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten