Các tập đoàn dầu khí nước ngoài tiếp tục thăm dò Biển Đông bất chấp Trung Cộng
Theo Reuters, ngày 4/9/2015, tập đoàn dầu khí Rosneft hàng đầu của Nga và tập đoàn dầu khí Nhật Bản (JDC) đã ký kết một thỏa thuận khoan thăm dò các giếng dầu ở ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam.
Dự kiến Rosneft sẽ khoan hai giếng dầu tại bồn trũng Nam Côn Sơn ở ngoài khơi Việt Nam vào năm 2016.
Trước đó, Công ty Rosneft Vietnam B.V thuộc tập đoàn Rosneft đã ký với công ty Hakuryu 5 - một công ty con của JDC thỏa thuận về việc cung cấp và duy trì hoạt động giếng khoan Hakuryu-5 với mục đích khoan thăm dò các giếng trong khuôn khổ các dự án của Rosneft tại Việt Nam.
Ngoài thỏa thuận nói trên, hiện nay, Tập đoàn dầu khí quốc gia của Ấn Độ (ONGC) đang hợp tác với tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) thăm dò tại lô dầu khí 128 của Việt Nam trên Biển Đông. Lô dầu khí này đã từng bị Trung Cộng đem ra đấu thầu quốc tế. Petro Vietnam đã cấp gia hạn cho ONGC tiếp tục hoạt động cho tới giữa tháng 6/2016.
Thỏa thuận này khiến Trung Cộng tức giận. Truyền thông Trung Cộng tố cáo kế hoạch thăm dò dầu khí của Ấn Độ với Việt Nam ở Biển Đông là hành động “bất hợp pháp”, “thiếu khôn ngoan”, có thể phá hoại mối quan hệ Trung - Ấn.
Năm 2011, Bắc Kinh từng cảnh cáo công ty dầu khí Ấn Độ rằng việc thăm dò của họ ngoài khơi bờ biển Việt Nam là “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc”. Bất chấp khuyến cáo này, Ấn Độ vẫn tiếp tục tiến hành hoạt động tìm kiếm dầu khí tại đây.
Trong khi đó, truyền thông Ấn Độ trích phát biểu của đại sứ Việt Nam - ông Tôn Sinh Thành, ngày 27/8 vừa qua khẳng định Trung Cộng không có quyền can thiệp khi Ấn Độ đầu tư trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông Thành cũng kêu gọi New Delhi mạnh mẽ bảo vệ lợi ích của họ ở Biển Đông.
Cho đến nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả Hoa Kỳ và Âu Châu, rất muốn đầu tư vào lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam trên Biển Đông. Tuy nhiên, việc này luôn bị Trung Cộng ngăn cản, bởi những khu vực hợp tác này nằm trong đường yêu sách chủ quyền phi lý hình lưỡi bò của Bắc Kinh.
Các tập đoàn dầu khí như Exxon Mobil của Hoa Kỳ, BP của Anh Quốc đã từ bỏ việc hợp tác thăm dò, khai thác với Việt Nam dưới sức ép của Trung Cộng nhiều năm trước đây.
Trước đó, Công ty Rosneft Vietnam B.V thuộc tập đoàn Rosneft đã ký với công ty Hakuryu 5 - một công ty con của JDC thỏa thuận về việc cung cấp và duy trì hoạt động giếng khoan Hakuryu-5 với mục đích khoan thăm dò các giếng trong khuôn khổ các dự án của Rosneft tại Việt Nam.
Ngoài thỏa thuận nói trên, hiện nay, Tập đoàn dầu khí quốc gia của Ấn Độ (ONGC) đang hợp tác với tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) thăm dò tại lô dầu khí 128 của Việt Nam trên Biển Đông. Lô dầu khí này đã từng bị Trung Cộng đem ra đấu thầu quốc tế. Petro Vietnam đã cấp gia hạn cho ONGC tiếp tục hoạt động cho tới giữa tháng 6/2016.
Thỏa thuận này khiến Trung Cộng tức giận. Truyền thông Trung Cộng tố cáo kế hoạch thăm dò dầu khí của Ấn Độ với Việt Nam ở Biển Đông là hành động “bất hợp pháp”, “thiếu khôn ngoan”, có thể phá hoại mối quan hệ Trung - Ấn.
Năm 2011, Bắc Kinh từng cảnh cáo công ty dầu khí Ấn Độ rằng việc thăm dò của họ ngoài khơi bờ biển Việt Nam là “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc”. Bất chấp khuyến cáo này, Ấn Độ vẫn tiếp tục tiến hành hoạt động tìm kiếm dầu khí tại đây.
Trong khi đó, truyền thông Ấn Độ trích phát biểu của đại sứ Việt Nam - ông Tôn Sinh Thành, ngày 27/8 vừa qua khẳng định Trung Cộng không có quyền can thiệp khi Ấn Độ đầu tư trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông Thành cũng kêu gọi New Delhi mạnh mẽ bảo vệ lợi ích của họ ở Biển Đông.
Cho đến nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả Hoa Kỳ và Âu Châu, rất muốn đầu tư vào lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam trên Biển Đông. Tuy nhiên, việc này luôn bị Trung Cộng ngăn cản, bởi những khu vực hợp tác này nằm trong đường yêu sách chủ quyền phi lý hình lưỡi bò của Bắc Kinh.
Các tập đoàn dầu khí như Exxon Mobil của Hoa Kỳ, BP của Anh Quốc đã từ bỏ việc hợp tác thăm dò, khai thác với Việt Nam dưới sức ép của Trung Cộng nhiều năm trước đây.
Nhật Nam / SBTN
http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/cac-tap-doan-dau-khi-nuoc-ngoai-tiep-tuc-tham-do-bien-dong-bat-chap-trung-cong.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten