Biển Đông: Indonesia tăng cường khả năng đối phó nguy cơ xung đột
Không ảnh đảo Natuna trên Biển Đông.DR
Indonesia sẽ tăng cường hệ thống vũ khí trên đảo Natuna để có thể đối phó với những nguy cơ xung đột vũ trang do tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Tờ nhật báo The Jakarta Post số ra ngày 08/09/2015, trích dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu, thông báo với giới báo chí kế hoạch xây một hải cảng trên đảo Natuna và mở rộng phi đạo của căn cứ không quân Ranai trên đảo này để 4 chiến đấu cơ phản lực có thể sử dụng được. Bộ trưởng Indonesia còn cho biết là sẽ có thêm chiến đấu cơ phản lực trú đóng ở căn cứ này.
Natuna cách đảo Batam 550 km về phía Đông, nằm ở khu vực giáp ranh lãnh hải các nước Indonesia, Việt Nam, Cam Bốt và Malaysia. Đây là đảo của Indonesia nằm gần Biển Đông nhất. Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Ryacudu đã công bố danh sách các vũ khí cần thiết cho việc bảo vệ các đường biên giới, để ngăn chận những mối đe dọa đến lãnh thổ Indonesia.
Trước đó, Jakarta đã nâng cấp một căn cứ hải quản ở Pontianak, Tây Kalimantan, cũng để nhằm đối phó với những nguy cơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ dẫn đến xung đột vũ trang trên biển. Cũng theo The Jakarta Post, bộ Quốc phòng Indonesia đã quyết định sẽ mua chiến đấu cơ Sukhoi SU-35 để thay thế các chiến đấu cơ F-5 Tiger. Ngoài ra, Indonesia còn dự kiến mua máy bay Boeing và trực thăng Chinook của Mỹ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150908-indonesia-bd-qp
Natuna cách đảo Batam 550 km về phía Đông, nằm ở khu vực giáp ranh lãnh hải các nước Indonesia, Việt Nam, Cam Bốt và Malaysia. Đây là đảo của Indonesia nằm gần Biển Đông nhất. Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Ryacudu đã công bố danh sách các vũ khí cần thiết cho việc bảo vệ các đường biên giới, để ngăn chận những mối đe dọa đến lãnh thổ Indonesia.
Trước đó, Jakarta đã nâng cấp một căn cứ hải quản ở Pontianak, Tây Kalimantan, cũng để nhằm đối phó với những nguy cơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ dẫn đến xung đột vũ trang trên biển. Cũng theo The Jakarta Post, bộ Quốc phòng Indonesia đã quyết định sẽ mua chiến đấu cơ Sukhoi SU-35 để thay thế các chiến đấu cơ F-5 Tiger. Ngoài ra, Indonesia còn dự kiến mua máy bay Boeing và trực thăng Chinook của Mỹ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150908-indonesia-bd-qp
Indonesia chuẩn bị lập căn cứ quân sự tại Biển Đông
Quần đảo Natuna của Indonesia bao gồm đến 272 đảo nhỏ.@wikipedia
Trong ấn bản ngày 10/07/2015 báo Jakarta Post trích dẫn nhiều nguồn quan chức trong quân đội cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia ủng hộ kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự tại Biển Đông. Dự án sẽ phải được trình lên Tổng thống Joko Widodo.
Vẫn theo tờ báo trong cuộc họp ngày hôm qua 10/07/2015 giữa Bộ Quốc phòng và Ban Kế hoạch và Phát triển Quốc gia Bappenas, các bên đã thảo luận về những địa điểm có thể được chọn để đặt căn cứ quân sự của Indonesia. Danh sách đó bao gồm huyện Sambas phía Tây đảo Kalimantan, các quần đảo Natuna, Riau và Taralan ở phía bắc Kalimantan.
Theo lời lãnh đạo Ban kế hoạch Bappenas Indonesia, ông Andrinof Chaniago, cuộc họp nói trên tại Jakarta nhằm “đặt ra những mục tiêu chung vì lợi ích quốc gia và để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”. Bappenas hy vọng kế hoạch mở căn cứ quân sự tại vùng Biển Đông của Indonesia sớm được thực hiện.
Về phần mình Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, Ryamizard Ryacudu, tuyên bố ủng hộ dự án nói trên, do ông từng công tác tại đảo Kalimantan và ông cam chắc “đặt căn cứ quân sự tại đây là một quyết định sáng suốt”, do đây là một vùng lãnh thổ có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên của Indonesia “cần phải được bảo vệ”.
Indonesia không trực tiếp tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, như Philippines hay Việt Nam, nhưng Trung Quốc căn cứ trên bản đồ 9 đoạn để đòi hỏi chủ quyền với hơn 80 % diện tích của vùng biển này, trong đó bao gồm cả quần đảo Natuna của Indonesia.
Tham quan quần đảo Natuna vào tháng 3/2014, trợ lý của Bộ trưởng An ninh và chiến lược quốc phòng Indonesia, tướng Fahru Zaini đã khẳng định : “Những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của khu vực quần đảo Natuna” và do vậy, vẫn theo quan chức này, Jakarta cần có một “chiến lược phòng thủ cụ thể” .
Cùng thời điểm Tổng tư lệnh quân đội Indonesia, tướng Meoldoko, trả lời báo tài chính Mỹ The Wall Street Journal khẳng định “quân đội Indonesia quyết định tăng cường lực lượng tại Natuna (…) để đối phó với mọi tình huống”. Gần đây hơn vào tháng 2/2015 viên tướng này ghi nhận “ trong tương lại, Jakarta lo ngại Biển Đông trở thành điểm nóng, do vậy tăng cường quân sự trong khu vực là điều hết sức quan trọng”.
Trước mắt Tổng thống Joko Widodo vẫn muốn Indonesia đóng vai trò trung gian giữa các quốc gia có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Jakarta không trực tiếp đối đầu với Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150711-indonesia-chuan-bi-lap-can-cu-quan-su-tai-bien-dong
Theo lời lãnh đạo Ban kế hoạch Bappenas Indonesia, ông Andrinof Chaniago, cuộc họp nói trên tại Jakarta nhằm “đặt ra những mục tiêu chung vì lợi ích quốc gia và để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”. Bappenas hy vọng kế hoạch mở căn cứ quân sự tại vùng Biển Đông của Indonesia sớm được thực hiện.
Về phần mình Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, Ryamizard Ryacudu, tuyên bố ủng hộ dự án nói trên, do ông từng công tác tại đảo Kalimantan và ông cam chắc “đặt căn cứ quân sự tại đây là một quyết định sáng suốt”, do đây là một vùng lãnh thổ có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên của Indonesia “cần phải được bảo vệ”.
Indonesia không trực tiếp tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, như Philippines hay Việt Nam, nhưng Trung Quốc căn cứ trên bản đồ 9 đoạn để đòi hỏi chủ quyền với hơn 80 % diện tích của vùng biển này, trong đó bao gồm cả quần đảo Natuna của Indonesia.
Tham quan quần đảo Natuna vào tháng 3/2014, trợ lý của Bộ trưởng An ninh và chiến lược quốc phòng Indonesia, tướng Fahru Zaini đã khẳng định : “Những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của khu vực quần đảo Natuna” và do vậy, vẫn theo quan chức này, Jakarta cần có một “chiến lược phòng thủ cụ thể” .
Cùng thời điểm Tổng tư lệnh quân đội Indonesia, tướng Meoldoko, trả lời báo tài chính Mỹ The Wall Street Journal khẳng định “quân đội Indonesia quyết định tăng cường lực lượng tại Natuna (…) để đối phó với mọi tình huống”. Gần đây hơn vào tháng 2/2015 viên tướng này ghi nhận “ trong tương lại, Jakarta lo ngại Biển Đông trở thành điểm nóng, do vậy tăng cường quân sự trong khu vực là điều hết sức quan trọng”.
Trước mắt Tổng thống Joko Widodo vẫn muốn Indonesia đóng vai trò trung gian giữa các quốc gia có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Jakarta không trực tiếp đối đầu với Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150711-indonesia-chuan-bi-lap-can-cu-quan-su-tai-bien-dong
Singapore, Malaysia và Indonesia mở rộng tuần tra chung ở Biển Đông
Một tàu chở dầu Nhật Bản ngoài khơi Kuala Lumpur ngày 23/04/2014.REUTERS
Hôm nay, 11/05/2015, nhật báo Singapore’s Today cho biết hải quân ba nước Singapore, Malaysia và Indonesia đang thảo luận về việc mở rộng tuần tra chung trên Biển Đông. Chuẩn Đô đốc hải đông Singapore Lai Chung Han thông báo việc phối hợp mở rộng tuần tra này nhằm đối phó với tình trạng cướp biển tái xuất hiện và những tụ điểm hải tặc nguy hiểm tại Biển Đông.
Trước đó, hợp tác giữa ba nước đã thành công trong việc hạn chế tình trạng hải tặc tại eo biển Malacca. Tuy nhiên, việc mở rộng tuần tra lần này sẽ phức tạp hơn do các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Chuẩn đô đốc Lai Chung Han cho biết khu vực này, cùng với vùng eo biển Phillip, trải dài trên 16 km ở phía nam Singapore, là các điểm nóng mới. Ông cũng thừa nhận những điểm này nằm gần các vùng tranh chấp tại Biển Đông, nhưng đồng thời khẳng định không muốn lẫn lộn các vấn đề với nhau. Theo vị Đô đốc này, các cuộc tuần tra chỉ tập trung đối phó với nạn hải tặc vì không một quốc gia nào thực sự có lợi nếu vấn nạn này tiếp tục hoành hành.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Văn phòng Hàng hải quốc tế (IMB), trong vòng 12 tháng gần đây, trung bình hai tuần một lần, hải tặc tấn công một tầu chở dầu cỡ nhỏ neo đậu ở vùng biển ngoài khơi Đông Nam Á. Khu vực này hiện trở thành một điểm nóng về hải tặc trên thế giới. Từ đầu năm 2015, hơn một nửa các vụ tấn công của hải tặc xảy ra tại khu vực Đông Nam Á.
Trong những năm gần đây, khu vực Biển Đông là chủ đề tranh chấp chủ quyền dữ dội giữa nhiều quốc gia. Trung Quốc ngày càng bị các nước Đông Nam Á xa lánh vì các hành động hung hăng tại vùng biển này.
http://vi.rfi.fr/20150511-tuan-tra-chung/
Chuẩn đô đốc Lai Chung Han cho biết khu vực này, cùng với vùng eo biển Phillip, trải dài trên 16 km ở phía nam Singapore, là các điểm nóng mới. Ông cũng thừa nhận những điểm này nằm gần các vùng tranh chấp tại Biển Đông, nhưng đồng thời khẳng định không muốn lẫn lộn các vấn đề với nhau. Theo vị Đô đốc này, các cuộc tuần tra chỉ tập trung đối phó với nạn hải tặc vì không một quốc gia nào thực sự có lợi nếu vấn nạn này tiếp tục hoành hành.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Văn phòng Hàng hải quốc tế (IMB), trong vòng 12 tháng gần đây, trung bình hai tuần một lần, hải tặc tấn công một tầu chở dầu cỡ nhỏ neo đậu ở vùng biển ngoài khơi Đông Nam Á. Khu vực này hiện trở thành một điểm nóng về hải tặc trên thế giới. Từ đầu năm 2015, hơn một nửa các vụ tấn công của hải tặc xảy ra tại khu vực Đông Nam Á.
Trong những năm gần đây, khu vực Biển Đông là chủ đề tranh chấp chủ quyền dữ dội giữa nhiều quốc gia. Trung Quốc ngày càng bị các nước Đông Nam Á xa lánh vì các hành động hung hăng tại vùng biển này.
http://vi.rfi.fr/20150511-tuan-tra-chung/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten