dinsdag 13 januari 2015

Euro sụt giá vì sợ khủng hoảng Hy Lạp, Tây Ban Nha, cùng Bồ Đào Nha, Ireland và Ý

thứ tư, 5 tháng 5, 2010

Euro sụt giá vì sợ khủng hoảng Hy Lạp

Đồng euro trượt giá mạnh so với dollar, cho thấy giới đầu tư vẫn còn mất niềm tin vào các nền kinh tế châu Âu trong lúc Liên hiệp châu Âu cảnh báo kinh tế Hy Lạp sẽ sụt giảm 3%.
Tin đầu ngày giờ London hôm 06/05 nói đồng euro chỉ có giá 1,2821 đôla, giảm từ 1,2823 cuối ngày thứ Tư.late on Wednesday.
Trước đó, tỷ giá euro đã xuống chỉ còn 1,2954 đôla, thấp nhất kể từ hơn một năm qua.
Các thị trường chứng khoán châu Á cũng sụt, theo sau đợt xuống dốc tại châu Âu hôm thứ Ba.
Thị trường Singapore xuống 1.5% và Hang Seng của Hong Kong tụt 2.1%.
Các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, và sợ rằng các nước khác sẽ bị lây.
Hôm qua, thứ Ba, Thủ tướng Tây Ban Nha Luis Rodriguez Zapatero buộc phải bác bỏ tin đồn rằng nước ông cũng sẽ phải tìm kiếm trợ giúp về tài chính, theo sau thỏa thuận cuối tuần qua nhằm cứu Hy Lạp, trị giá 110 tỉ euro (143 tỉ dollar; 95 tỉ bảng Anh).
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel nay lên tiếng kêu gọi Quốc hội nước bà hãy ủng hộ cho gói tài chính cấp cứu Hy Lạp.
Bà nói với bên lập pháp:
"Tương lai của Liên hiệp châu Âu và tương lai nước Đức trong EU hiện đang được thử thách."
Các nhà đầu tư nêu ra Tây Ban Nha, cùng Bồ Đào Nha, Ireland và Ý là những nền kinh tế dùng đồng euro có nhiều nợ đáng lo ngại nhất, sau Hy Lạp.
Chi phí cho khoản vay của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trên thị trường trái phiếu đã lại tăng hôm thứ Ba, cho thấy giới đầu tư lo hai nước này hết khả năng chi trả.
Trường hợp của Tây Ban Nha là đặc biệt đáng ngại vì mức độ của thâm thủng ngân sách, nay cao hơn 11% GDP, và sự yếu kém của nền kinh tế.
Chúng ta phải thành công trong việc ngăn lây lan, và phải hết sức cảnh giác
Dominique Strass-Kahn, Giám đốc IMF

Tây Ban Nha hiện có mức thất nghiệp cao nhất trong khu vực đồng euro, trên 20% và nền kinh tế dự tính còn sụt giảm 0,6% năm nay

Hôm thứ Ba, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng giảm vì tác động của tâm lý bất an, với chỉ số FTSE 100 ở London sụt hơn 2,5% và chỉ số Dow Jones ở Wall Street giảm 2%.
Cũng có tiếng nói nghi ngờ vào cơ hội thành công của kế hoạch cấp cứu Hy Lạp trong lúc các biện phát cắt giảm chi tiêu đang bị dân chúng nước này phản đối.
Trong ngày thứ Tư, một cuộc tổng đình công bắt đầu tại Hy Lạp để phản đối cắt giảm chi tiêu trong khu vực công.
Sáng cùng ngày, Ủy hội châu Âu, cơ quan hành pháp của EU nói họ tin rằng nền kinh tế Hy Lạp sẽ còn sụt giảm 3% trong năm nay.
Một phân tích tên BBC News đã đặt ra nhiều kịch bản để cứu Hy Lạp, trong đó có cả khả năng nước này tạm thời rút khỏi khu vực tiền tệ euro, trở về dùng đồng drachma cho tới khi nào kinh tế phục hồi.
Tuy nhiên, bình luận này chưa thấy được các chính trị gia bàn tới.
Ngăn khỏi lây lan
Dân Bồ Đào Nha bắt đầu lo lắng trước tin khủng hoảng Hy Lạp

Trong khi đó, gói cấp cứu cho Hy Lạp mới chỉ bắt đầu được châu Âu ủng hộ, và Quốc hội Đức dự kiến sẽ bỏ phiếu về chủ đề này vào thứ Sáu.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với một báo Pháp, ông Dominique Strauss-Kahn, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói cần có biện pháp để ngăn cuộc khủng hoảng lan ra cả châu Âu.
Nói với tờ La Parisien, ông Strass-Kahn giải thích:
"Chúng ta phải thành công trong việc ngăn lây lan, và phải hết sức cảnh giác."
Dù các nền kinh tế như Đức, Anh vẫn được cho là "vững" trước lo ngại về sự lây lan của khủng hoảng tại Hy Lạp, các thị trường cũng đã tỏ dấu hiệu không vững tin.
Người ta cũng đang đáng giá việc các khoản nợ liên đới giữa ngân hàng các nước liệu có gây ra phản ứng dây chuyền, một khi mắt xích nào đó như Tây Ban Nha gặp khó khăn.
Báo Anh trích lời ông David Morrison, một phân tích gia chiến lược của GFT nói rằng, dù các ngân hàng Pháp và Đức nắm nhiều nợ của Hy Lạp, các ngân hàng Anh lại nắm nhiều nợ của Tây Ban Nha.
Theo ông, hay ngân hàng Anh là Royal Bank of Scotland và Lloyds "đặc biệt sơ hở".
Tại London, cổ phiếu của Lloyds Banking Group giảm 4,4%, còn Royal Bank of Scotland giảm 3,7%.
Cổ phiếu của cả Deutsche Bank (Đức) và Credit Agricole (Pháp) giảm 2,5%.
Chỉ có Societe Generale (Pháp) tăng 0,8% vì báo cáo quý một của họ làm các nhà đầu tư hài lòng.
Tại Anh, trong bối cảnh các đảng tranh cãi về ngân sách kỳ tranh cử Quốc hội, báo chí cũng nêu ra khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ, so với các nước như Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ireland (xem biểu đồ minh họa)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2010/05/100505_greece_euro_crisis

Geen opmerkingen:

Een reactie posten