Cuộc đua nhà chọc trời
- 4 giờ trước
Trung tâm Thương mại Thế giới Đơn là tòa nhà cao nhất ở Bán cầu Tây và hiện là tòa nhà cao thứ tư trên thế giới. Tòa nhà bóng loáng vươn lên giữa lòng Manhattan ở độ cao 541, tức 1.776 foot, tượng trưng cho năm ra đời Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ vào năm 1776 với câu nói bất hủ: “Chúng tôi xem chân lý sau đây là điều hiển nhiên: rằng mọi người được sinh ra đều bình đẳng, rằng Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không thể bị lấy đi, trong đó có quyền Sống, quyền Tự do và quyền mưu cầu Hạnh phúc”. Bản tuyên ngôn này do Thomas Jefferson, một trong những người lập quốc và là tổng thống thứ ba của nước Mỹ. Ông cũng là một trong những kiến trúc sư tài hoa nhất thời đó.
Tòa nhà này đã được đặt tên là ‘Tháp Tự do’. Nó là tòa cao ốc mang tính biểu tượng của New York được xây dựng để thay thế tòa tháp đôi bị phá hủy trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 năm 2001 mà thủ phạm là những kẻ không tin vào quyền sống, quyền tự do hay quyền mưu cầu hạnh phúc gì cả.Ước mơ vươn tới trời cao
Nó được đổi tên thành Trung tâm Thương mại Thế giới để tái khẳng định rằng New York là một trong những trong tâm kinh tế toàn cầu quan trọng nhất và vì ‘công việc chính của người Mỹ là kinh doanh’ như lời Tổng thống Calvin Coolidge nói với Hội các chủ bút Mỹ hồi năm 1925. Ông nói: “Dĩ nhiên, việc tích lũy của cải không thể nào được cho là mục tiêu tối thượng của cuộc sống. Nhưng chúng ta buộc phải nhìn nhận nó là phương tiện để đạt được gần như tất cả những gì chúng ta mong muốn.”Ngày nay, tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa, nằm ở Trung Đông và là đỉnh của một xã hội thờ đơn thần và cũng giỏi kinh doanh. Tòa nhà này cao 828 mét. Từ tầng quan sát có thể xoay vòng chúng ta có thể nhình thấy cả một thành phố thương mại lớn trải rộng ở dưới đến tận những đụn cát bao la gợi nhớ đến thời kỳ trước khi có những ngôi đền tháp ở Lưỡng Hà.
Và để chứng minh quan điểm rằng các cao ốc và thương mại khiến con người xích lại gần nhau, Burj Khalifa đã được thiết kế bởi SOM, nơi có các kiến trúc sư tạo nên Trung tâm Thương mại Thế giới Đơn ở New York.
Sự đua tranh
Trong hàng chục năm, công trình cao nhất không chỉ ở nước Mỹ mà là trên toàn thế giới là tòa nhà Empire State. Vươn lên sừng sững giữa lòng Manhattan trong thời kỳ Đại Suy thoái, công trình này là biểu tượng của những ngày tháng tươi sáng hơn ở phía trước. Thậm chí nó không bị hề hấn gì khi bị một máy bay ném bom B-52 lạc đường giữa sương mù đâm trúng hồi tháng Bảy năm 1945. Tại một cuộc họp báo ở Chicago vào tháng 10 năm 1956, Frank Lloyd Wright đã công bố thiết kế tòa nhà Illinois – một cao ốc với độ cao khủng có thể trở thành một cú vượt mặt chưa từng có đối với New York. Tuy nhiên, công trình này vượt quá khả năng của những ngân hàng và những công ty địa ốc lớn nhất ở Chicago. Nó không bao giờ trở thành hiện thực.
Người Trung Quốc nhiều khả năng còn muốn vươn cao hơn nữa trong khi các quốc gia nhiều dầu mỏ ở Trung Đông đang muốn cạnh tranh với Trung Quốc còn những nước nhà giàu mới nổi cũng muốn tham gia vào cuộc đua độ cao này. Nó sẽ chấm dứt ở đâu?
Sau Burj Khalifa và Tháp Thượng Hải, tòa nhà cao thứ ba thế giới là Royal Hotel Clock Tower ở Mecca. Đây là một khu phức hợp đa mục đích kết hợp với một tháp đồng hồ bốn mặt sừng sững trước Đại thánh đường và thánh địa Kaaba của người Hồi giáo. Tòa tháp Mecca này do các kiến trúc sư ở Dar Al-Handasah thiết kế và có độ cao 601 mét. Rõ ràng, khuynh hướng vươn lên trời cùng với tham vọng, sự canh trạnh và thương mại vẫn là động lực chính đằng sau trào lưu xây dựng các tòa nhà chọc trời vốn còn muốn vươn cao hơn nữa trong thế kỷ 21.
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Culture.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2015/01/150119_skyscrapers_race_vert_cul
Geen opmerkingen:
Een reactie posten