Tin tức / Thế giới / Châu Á
Lãnh đạo thế giới quan ngại về nhân quyền sau vụ đảo chính ở Thái Lan
Binh sĩ Thái tiến vào địa điểm biểu tình của phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ, ra lệnh cho người biểu tình giải tán, 22/5/14
Tin liên hệ
Diễn biến chính trị ở Thái Lan
2006: Quân đội lật đổ Thủ tướng Thaksin Shinawatra
2007: Đảng Quyền lực Nhân dân ủng hộ ông Thaksin thắng cử
2008: Người biểu tình chống ông Thaksin, được gọi là phe “Áo Vàng,” biểu tình hàng tháng liền và làm tê liệt sân bay Bangkok một thời gian ngắn. Ông Abhisit Vejjajiva trở thành thủ tướng.
2010: Phe "Áo đỏ" ủng hộ ông Thaksin biểu tình rầm rộ ở Bangkok, hàng chục người thiệt mạng
2011: Bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, được bầu làm thủ tướng
2013: Những người biểu tình chống chính phủ lại tổ chức biểu tình lớn, bà Yingluck cho tiến hành bầu cử mới
2014: Trại biểu tình ở Bangkok và chính phủ bà Yingluck bị dẹp, quân đội tuyên bố thiết quân luật sau đó đảo chính chiếm quyền vào tháng 5.
2006: Quân đội lật đổ Thủ tướng Thaksin Shinawatra
2007: Đảng Quyền lực Nhân dân ủng hộ ông Thaksin thắng cử
2008: Người biểu tình chống ông Thaksin, được gọi là phe “Áo Vàng,” biểu tình hàng tháng liền và làm tê liệt sân bay Bangkok một thời gian ngắn. Ông Abhisit Vejjajiva trở thành thủ tướng.
2010: Phe "Áo đỏ" ủng hộ ông Thaksin biểu tình rầm rộ ở Bangkok, hàng chục người thiệt mạng
2011: Bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, được bầu làm thủ tướng
2013: Những người biểu tình chống chính phủ lại tổ chức biểu tình lớn, bà Yingluck cho tiến hành bầu cử mới
2014: Trại biểu tình ở Bangkok và chính phủ bà Yingluck bị dẹp, quân đội tuyên bố thiết quân luật sau đó đảo chính chiếm quyền vào tháng 5.
Bày tỏ mối quan tâm sâu xa, văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói quân luật và các mệnh lệnh của quân đội đang được áp dụng có thể vi phạm đến các quyền tự do cơ bản, theo tin của Reuters.
Nữ phát ngôn viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc Ravina Shamdasani nói:
“Chúng tôi nhắc nhở nhà cầm quyền về các nghĩa vụ của Thái Lan, nhất là Công ước Quốc tế về Dân quyền và Quyền chính trị nghiêm khắc hạn chế việc áp dụng các quyền khẩn trương..... Chúng tôi kêu gọi chính quyền tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm nhân quyền cơ bản được tôn trọng.”
Tham mưu trưởng quân đội Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha đã nắm quyền kiểm soát chính phủ trong một cuộc đảo chính chiều thứ năm, 2 ngày sau khi ông thiết quân luật, và nói rằng quân đội phải vãn hồi trật tự và thúc đẩy cải cách để trấn dẹp hỗn loạn và bạo lực đã kéo dài 6 tháng.
Phản ứng của Hoa Kỳ và Pháp
Tổng tư lệnh quân đội Thái LanPrayuth Chan-ocha
· 60 tuổi, trở thành Tổng tư lệnh quân đội vào tháng 10, 2010
· Dự định về hưu vào tháng 9, 2014
· Được tiếng trung thành với chế độ quân chủ, đặc biệt là Hoàng hậu Sirikit
· Từng phục vụ đội Vệ binh Hoàng hậu, nhánh quân sự rất có ảnh hưởng trong chính trường Thái Lan
· Có vai trò quan trọng trong cuộc đảo chính năm 2006 lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra
· Loan báo vụ tiếp quản quân sự mới nhất trên truyền hình
· 60 tuổi, trở thành Tổng tư lệnh quân đội vào tháng 10, 2010
· Dự định về hưu vào tháng 9, 2014
· Được tiếng trung thành với chế độ quân chủ, đặc biệt là Hoàng hậu Sirikit
· Từng phục vụ đội Vệ binh Hoàng hậu, nhánh quân sự rất có ảnh hưởng trong chính trường Thái Lan
· Có vai trò quan trọng trong cuộc đảo chính năm 2006 lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra
· Loan báo vụ tiếp quản quân sự mới nhất trên truyền hình
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói:
“Chúng tôi trông đợi quân đội tôn trọng cam kết coi đây là một quyết định tạm thời để ngăn chặn bạo động, và không gây phương hại cho các cơ chế dân chủ.”
Tổng thống Pháp Francois Hollande lên án cuộc đảo chính của quân đội và kêu gọi lập tức trở lại với pháp trị, theo tin của hãng thông tấn AFP.
Ông Hollande kêu gọi “một sự trở lại ngay lập tức với trật tự hiến định và tổ chức một cuộc bầu cử," cũng như sự cần thiết là “các quyền cơ bản và tự do của dân chúng Thái phải được tôn trọng."
Tổ chức Human Rights Watch bày tỏ sự lo ngại về điều tổ chức này gọi là cuộc đảo chính “trên thực tế.” Một thông cáo do tổ chức này công bố nói rằng quân đội phải trả lại quyền cho một chính phủ dân sự ngay tức khắc.
Liên đoàn Ký giả Quốc tế lên án quân đội là làm tê liệt và tìm cách bịt miệng giới truyền thông.
Quân đội Thái nói với tất cả các đài truyền hình và truyền thanh trong nước phải ngưng các chương trình thường lệ hôm thứ Năm, theo tường trình của thông tín viên đài VOA ở Bangkok.
Mặt khác, chỉ tệ Thái Lan hôm nay đã sụt giá sau khi quân đội lên nắm quyền, theo tin của AP.
Các thị trường chứng khoán ở châu Á được thúc đẩy nhờ các dấu hiệu cải thiện trong khu vực chế tạo trong khi các thị trường khác bất định.
Thông cáo của tham mưu trưởng quân đội Thái về cuộc đảo chính được đưa ra sau khi thị trường chứng khoán địa phương kết thúc phiên giao dịch. Thị trường Chứng khoán Thái cho biết giao dịch sẽ mở lại bình thường vào ngày thứ Sáu.
Ở các nơi khác, các thị trường đứng giá.
Nguồn: VOA, Reuters, AP, AFP
http://www.voatiengviet.com/content/lanh-dao-the-gioi-quan-ngai-ve-nhan-quyen-sau-vu-dao-chinh-o-thai-lan/1920509.html
Tin tức / Kinh tế
Kinh tế Thái Lan co cụm vì bất ổn chính trị
Tin liên hệ
- Quân đội Thái Lan phủ nhận đảo chính sau khi ban hành thiết quân luật
- Quân đội Thái Lan tuyên bố thiết quân luật
- Thái Lan có thể hoãn ngày bầu cử vì biểu tình, bạo động
- Cuộc bầu cử tháng 7 tại Thái Lan có thể bị hoãn
- Mỹ tin sẽ không có đảo chánh quân sự ở Thái Lan
- Người biểu tình Thái dời địa điểm cắm trại đến gần tòa nhà chính phủ
- Thủ tướng lâm thời Thái Lan: Bầu cử trước, cải cách sau
Nền kinh tế của Thái Lan đang bị suy yếu trong lúc vương quốc này bị chìm ngập trong bất ổn chính trị. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA ở Bangkok, các nhà phân tích cảnh báo rằng sự tăng trưởng dài hạn của kinh tế Thái Lan sẽ bị tổn hại nếu vụ bế tắc chính trị hiện nay không được giải quyết một cách nhanh chóng.
Vụ xung đột chính trị ở Thái Lan đã gây tổn hại đáng kể cho nền kinh tế vì giới tiêu thụ giảm bớt chi tiêu trong lúc hoạt động đầu tư của chính phủ và các công ty nước ngoài bị sút giảm.
Cơ quan kế hoạch của nhà nước, Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia, cho biết kinh tế Thái Lan bị co cụm hơn 2% trong quí đầu của năm nay so với quí cuối của năm 2013.
Bà Luxman Attapich, kinh tế gia cấp cao của Ngân hàng Phát triển Á châu, nói kinh tế Thái Lan tăng trưởng chậm lại là điều không gây ngạc nhiên bởi vì những vụ phản kháng chính trị kéo dài nhiều tháng tại những khu vực thương mại then chốt ở Bangkok.
"Điều này không nằm ngoài dự kiến bởi vì chúng tôi biết rằng quí một là lúc những mối căng thẳng chính trị lên tới cao điểm; do đó, sự co cụm trong mức tiêu thụ quốc nội và đầu tư quốc nội không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng chúng tôi muốn thấy hoạt động xuất khẩu được phát triển tốt hơn chút đỉnh. Ít ra thì xuất khẩu đã tăng, nhưng chúng tôi muốn chờ xem tình hình trong phần còn lại của năm nay ra sao."
Bà Luxman cho rằng Thái Lan có thể hưởng lợi nhờ những sự cải thiện của kinh tế toàn cầu, trong đó có Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Bà nói thêm rằng kinh tế Trung Quốc có thể chậm lại đôi chút.
Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ nhì của vùng Đông Nam Á, đang đi ngược với xu hướng tăng trưởng của các nước láng giềng – Malaysia ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng hơn 6%, và Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã tăng trưởng với tỉ lệ 5%.
Tuy nhiên, kinh tế Thái Lan đã không có một chính phủ hữu hiệu từ tháng 12, khi cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra quyết định tổ chức bầu cử trước hạn kỳ giữa lúc xảy ra những vụ xuống đường chống chính phủ vì một kế hoạch ân xá gây nhiều tranh cãi.
Cuộc đầu phiếu hồi tháng 2 đã bị tòa án tuyên bố vô hiệu hóa và một chính phủ tạm quyền đã được bổ nhiệm hồi gần đây sau khi bà Yingluck cùng với 9 thành viên nội các bị Tòa án Hiến pháp loại khỏi chức vụ vì can tội lạm dụng quyền hành.
Các hoạt động qui hoạch kinh tế quan trọng đã bị ngưng trệ vì không có một chính phủ chính thức và quốc hội để xử lý các vấn đề liên quan tới ngân sách. Chi tiêu của chính phủ, vốn có vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế, đã bị giảm gần 20% và các hoạt động đầu tư của tư nhân cũng bị sút giảm.
Ông Suphavud Saicheua, Giám đốc công ty chứng khoán Phatra, nói rằng triển vọng kinh tế có phần chắc sẽ không sáng sủa vì vụ bế tắc chính trị vẫn tiếp diễn.
"Tôi tin chắc là nền kinh tế trong quí hai sẽ không tốt hơn chút nào so với quí một. Vì vậy, trên cơ bản là tôi không có chút hy vọng nào cả cho sự tăng trưởng của nửa đầu năm nay. Tăng trưởng trên thực tế là zero."
Ủy ban bầu cử và Thượng viện Thái Lan đã tìm cách đạt được thỏa thuận về một chính phủ lâm thời để thay cho chính phủ tạm quyền của đảng Pheu Thai, là đảng đang thúc đẩy cho việc tổ chức bầu cử sớm.
Nhân vật then chốt của đảng này là cựu thủ tướng và là tỉ phú Thaksin Shinawatra. Ông Thaksin đang sống lưu vong để tránh bị ngồi tù vì tội tham nhũng.
Trong khi đó, những người biểu tình chống chính phủ đang thúc giục Thượng viện bổ nhiệm một tân thủ tướng để loại bỏ ảnh hưởng của ông Thaksin đối với chính phủ trước khi tổ chức bầu cử.
Tuy nhiên, ông Suphavat của công ty chứng khoán Phatra nói rằng việc ép buộc chính phủ tạm quyền từ chức có thể đưa tới những vụ xung đột chính trị khác nữa và làm cho nền kinh tế bị tổn hại thêm vì những cuộc biểu tình của phe Áo Đỏ, là những người ủng hộ chính phủ hiện nay.
Các nhà kinh tế học nói rằng họ hy vọng kinh tế Thái Lan sẽ được khả quan hơn nhờ sự gia tăng của tiêu thụ nội địa và sự cải thiện của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo là bất ổn chính trị kéo dài sẽ làm cho kinh tế bị trì trệ thêm nữa, và những sự thiệt hại sẽ kéo dài trong 2 hoặc 3 năm.
Vụ xung đột chính trị ở Thái Lan đã gây tổn hại đáng kể cho nền kinh tế vì giới tiêu thụ giảm bớt chi tiêu trong lúc hoạt động đầu tư của chính phủ và các công ty nước ngoài bị sút giảm.
Cơ quan kế hoạch của nhà nước, Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia, cho biết kinh tế Thái Lan bị co cụm hơn 2% trong quí đầu của năm nay so với quí cuối của năm 2013.
Bà Luxman Attapich, kinh tế gia cấp cao của Ngân hàng Phát triển Á châu, nói kinh tế Thái Lan tăng trưởng chậm lại là điều không gây ngạc nhiên bởi vì những vụ phản kháng chính trị kéo dài nhiều tháng tại những khu vực thương mại then chốt ở Bangkok.
"Điều này không nằm ngoài dự kiến bởi vì chúng tôi biết rằng quí một là lúc những mối căng thẳng chính trị lên tới cao điểm; do đó, sự co cụm trong mức tiêu thụ quốc nội và đầu tư quốc nội không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng chúng tôi muốn thấy hoạt động xuất khẩu được phát triển tốt hơn chút đỉnh. Ít ra thì xuất khẩu đã tăng, nhưng chúng tôi muốn chờ xem tình hình trong phần còn lại của năm nay ra sao."
Bà Luxman cho rằng Thái Lan có thể hưởng lợi nhờ những sự cải thiện của kinh tế toàn cầu, trong đó có Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Bà nói thêm rằng kinh tế Trung Quốc có thể chậm lại đôi chút.
Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ nhì của vùng Đông Nam Á, đang đi ngược với xu hướng tăng trưởng của các nước láng giềng – Malaysia ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng hơn 6%, và Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã tăng trưởng với tỉ lệ 5%.
Bà Yingluck cùng với 9 thành viên nội các bị Tòa Hiến pháp loại khỏi chức vụ vì can tội lạm dụng quyền hành.
Tuy nhiên, kinh tế Thái Lan đã không có một chính phủ hữu hiệu từ tháng 12, khi cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra quyết định tổ chức bầu cử trước hạn kỳ giữa lúc xảy ra những vụ xuống đường chống chính phủ vì một kế hoạch ân xá gây nhiều tranh cãi.
Cuộc đầu phiếu hồi tháng 2 đã bị tòa án tuyên bố vô hiệu hóa và một chính phủ tạm quyền đã được bổ nhiệm hồi gần đây sau khi bà Yingluck cùng với 9 thành viên nội các bị Tòa án Hiến pháp loại khỏi chức vụ vì can tội lạm dụng quyền hành.
Các hoạt động qui hoạch kinh tế quan trọng đã bị ngưng trệ vì không có một chính phủ chính thức và quốc hội để xử lý các vấn đề liên quan tới ngân sách. Chi tiêu của chính phủ, vốn có vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế, đã bị giảm gần 20% và các hoạt động đầu tư của tư nhân cũng bị sút giảm.
Ông Suphavud Saicheua, Giám đốc công ty chứng khoán Phatra, nói rằng triển vọng kinh tế có phần chắc sẽ không sáng sủa vì vụ bế tắc chính trị vẫn tiếp diễn.
"Tôi tin chắc là nền kinh tế trong quí hai sẽ không tốt hơn chút nào so với quí một. Vì vậy, trên cơ bản là tôi không có chút hy vọng nào cả cho sự tăng trưởng của nửa đầu năm nay. Tăng trưởng trên thực tế là zero."
Ủy ban bầu cử và Thượng viện Thái Lan đã tìm cách đạt được thỏa thuận về một chính phủ lâm thời để thay cho chính phủ tạm quyền của đảng Pheu Thai, là đảng đang thúc đẩy cho việc tổ chức bầu cử sớm.
Kinh tế Thái Lan bị tổn hại vì những cuộc biểu tình.
Nhân vật then chốt của đảng này là cựu thủ tướng và là tỉ phú Thaksin Shinawatra. Ông Thaksin đang sống lưu vong để tránh bị ngồi tù vì tội tham nhũng.
Trong khi đó, những người biểu tình chống chính phủ đang thúc giục Thượng viện bổ nhiệm một tân thủ tướng để loại bỏ ảnh hưởng của ông Thaksin đối với chính phủ trước khi tổ chức bầu cử.
Tuy nhiên, ông Suphavat của công ty chứng khoán Phatra nói rằng việc ép buộc chính phủ tạm quyền từ chức có thể đưa tới những vụ xung đột chính trị khác nữa và làm cho nền kinh tế bị tổn hại thêm vì những cuộc biểu tình của phe Áo Đỏ, là những người ủng hộ chính phủ hiện nay.
Các nhà kinh tế học nói rằng họ hy vọng kinh tế Thái Lan sẽ được khả quan hơn nhờ sự gia tăng của tiêu thụ nội địa và sự cải thiện của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo là bất ổn chính trị kéo dài sẽ làm cho kinh tế bị trì trệ thêm nữa, và những sự thiệt hại sẽ kéo dài trong 2 hoặc 3 năm.
http://www.voatiengviet.com/content/kinh-te-thai-lan-bi-co-cum-vi-bat-on-chinh-tri/1918349.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten