Trung Quốc : Dân thắt lưng buộc bụng, quan ăn chơi dịp Tết
Múa lân tại Bắc Kinh mừng Tết Giáp Ngọ, ngày 30/01/2014 - REUTERS /Kim Kyung-Hoon
Ngày đầu năm âm lịch đã cận kề, nhân dịp này nhật báo Le Figaro đăng bài viết của thông tín viên tại Bắc Kinh mang tựa đề : « Một cái Tết đạm bạc ». Tác giả nhận xét, trong năm Giáp Ngọ sẽ bắt đầu vào ngày mai, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cấm các cán bộ của mình vung tay quá trán.
Bài báo mở đầu bằng việc mô tả cảnh các cán bộ đang dỡ xuống các két bạch tửu (baijiu) - loại rượu quý được giai cấp thượng lưu ưa chuộng, và những cây thuốc lá từ hai chiếc BMW đen sang trọng. Sau bốn tiếng đồng hồ rong ruổi từ Bắc Kinh, đích đến của các vị công bộc là một tiệm ăn nhỏ bé của một ngôi làng hẻo lánh thuộc tỉnh Hà Bắc, với quyết tâm « ăn chơi nhảy múa ». Các « đầy tớ của dân » tưng bừng mừng tất niên tại đây, tránh xa những cặp mắt dòm ngó tại thủ đô, trước các quy định mới của Đảng nhằm chống tham nhũng.
Dù chiến dịch « diệt cả ruồi lẫn cọp » của Tập Cận Bình có phần nào làm hỏng không khí hội hè, đối với các vị « đầy tớ » này thì không có việc hủy bỏ tiệc tất niên năm Giáp Ngọ. Ban đầu có hơi ngần ngại khi thấy nhóm người phương Tây, nhưng rồi họ ồn ào ngồi vào bàn và kêu vô số món ăn. Một người nói : « Không có vấn đề gì về chứng từ phí xăng dầu, chúng ta đã đi đường mấy tiếng đồng hồ để tiếp xúc với dân địa phương ».
Theo Le Figaro, óc sáng tạo là cơ sở cho sự sống còn của các công bộc, để né tránh một rừng quy định mới. Danh sách cấm đoán do Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra nhằm chống tham nhũng, lãng phí và xa hoa không ngừng nối dài. Bắc Kinh đã loại bỏ súp vi cá, súp tổ yến ra khỏi thực đơn các cuộc chiêu đãi. Việc biếu bánh trung thu, lịch, rượu và quà cáp các loại, mời đi nhà hàng sang trọng hay tiệc tùng đều bị cấm. Sử dụng máy bay riêng để di chuyển, đám cưới, đám tang… một cách xa hoa, theo Đảng là làm sống dậy « thái độ phong kiến và mê tín dị đoan ».
« Chống tham nhũng » và những nghịch lý
Tập Cận Bình kêu gọi có cách sống « đạm bạc, không phô trương », và cảnh cáo : « Mỗi viên chức đều phải nhớ rằng tất cả những bàn tay bẩn sẽ đều bị tóm lấy ». Bản thân ông Tập đã làm gương khi đi ăn bánh bao tại một cửa hàng bình dân ở Bắc Kinh. Chính quyền đóng cửa khoảng ba chục câu lạc bộ dành riêng cho giới thượng lưu bên hồ Tây ở Hàng Châu, lên án là nơi che giấu « những ngọn gió từ địa ngục ».
Đảng tự hào đã trừng phạt trên 182.000 cán bộ trong « chiến dịch bàn tay sạch », cao hơn năm ngoái 13%. Tuy vậy, cũng rất dễ nhận ra các tác động tiêu cực của chiến dịch. Lượng khách đến các khách sạn sang trọng sụt hẳn, các nhà hàng chịu mất bớt sao, bỏ bớt nhiều món cao lương mỹ vị ra khỏi thực đơn để cố giữ khách. Doanh số bán rượu cô-nhắc Pháp, lịch, đũa bằng vàng… giảm mạnh gây ra những vụ phá sản và sáp nhập.
Một chủ nhà hàng phàn nàn : « Không phải tất cả mọi người đều thích bánh bao. Chủ tịch Tập đã làm mất đi nghệ thuật ẩm thực tuyệt vời của chúng tôi ». Một người bán hàng điện tử bực tức : « Cứ làm như đang khủng hoảng đến nơi rồi ấy ! ». Hậu quả là các doanh nghiệp đành phải thắt lưng buộc bụng : chấm dứt việc thưởng Tết hậu hĩnh, không còn xổ số tombola cuối năm để nhân viên mang về nào iPad hay smartphone. Các địa điểm tổ chức tiệc tất niên bị giảm đến 50% lượng khách, và theo một thăm dò mới nhất thì những người ăn lương bị thiệt mất 15% tiền thưởng Tết.
Thế nhưng các quan chức không hề muốn từ bỏ quyền lợi : họ chui vào những biệt thự sang trọng với các nữ tiếp viên nhiệt tình hay các nhà hàng kín đáo. Họ nhận món quà rất văn hóa là sách, nhưng thực ra đó là các catalogue sản phẩm hàng hiệu.
Trong bài « Các nghịch lý của Bắc Kinh trong chống tham nhũng », Le Figaro nêu ra vụ xử án luật sư kiêm giảng viên đại học Hứa Chí Vĩnh, người sáng lập Phong trào Tân Công dân và các thành viên khác của phong trào này. Bản án bốn năm tù dành cho nhà đấu tranh đòi công khai tài sản quan chức, đã làm lung lay tính khả tín của chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình hô hào. Ông Hứa Chí Vĩnh nêu câu hỏi : « Một khi trên 90% quan chức tham nhũng thì ai là người sẽ chống lại ? »
Theo ông Brad Adams, giám đốc châu Á của Human Rights Watch, các phiên tòa trên đi ngược lại với khẳng định chống tham nhũng của ông Tập, thật ra chế độ Bắc Kinh trước hết chỉ quan tâm củng cố quyền lực. Ông tuyên bố : « Việc dàn dựng các màn kịch-phiên xử này hoàn toàn nghịch lý với cái gọi là chương trình cải cách của Tập Cận Bình ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140130-trung-quoc-dan-that-lung-buoc-bung-quan-an-choi-dip-tet
Dù chiến dịch « diệt cả ruồi lẫn cọp » của Tập Cận Bình có phần nào làm hỏng không khí hội hè, đối với các vị « đầy tớ » này thì không có việc hủy bỏ tiệc tất niên năm Giáp Ngọ. Ban đầu có hơi ngần ngại khi thấy nhóm người phương Tây, nhưng rồi họ ồn ào ngồi vào bàn và kêu vô số món ăn. Một người nói : « Không có vấn đề gì về chứng từ phí xăng dầu, chúng ta đã đi đường mấy tiếng đồng hồ để tiếp xúc với dân địa phương ».
Theo Le Figaro, óc sáng tạo là cơ sở cho sự sống còn của các công bộc, để né tránh một rừng quy định mới. Danh sách cấm đoán do Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra nhằm chống tham nhũng, lãng phí và xa hoa không ngừng nối dài. Bắc Kinh đã loại bỏ súp vi cá, súp tổ yến ra khỏi thực đơn các cuộc chiêu đãi. Việc biếu bánh trung thu, lịch, rượu và quà cáp các loại, mời đi nhà hàng sang trọng hay tiệc tùng đều bị cấm. Sử dụng máy bay riêng để di chuyển, đám cưới, đám tang… một cách xa hoa, theo Đảng là làm sống dậy « thái độ phong kiến và mê tín dị đoan ».
« Chống tham nhũng » và những nghịch lý
Tập Cận Bình kêu gọi có cách sống « đạm bạc, không phô trương », và cảnh cáo : « Mỗi viên chức đều phải nhớ rằng tất cả những bàn tay bẩn sẽ đều bị tóm lấy ». Bản thân ông Tập đã làm gương khi đi ăn bánh bao tại một cửa hàng bình dân ở Bắc Kinh. Chính quyền đóng cửa khoảng ba chục câu lạc bộ dành riêng cho giới thượng lưu bên hồ Tây ở Hàng Châu, lên án là nơi che giấu « những ngọn gió từ địa ngục ».
Đảng tự hào đã trừng phạt trên 182.000 cán bộ trong « chiến dịch bàn tay sạch », cao hơn năm ngoái 13%. Tuy vậy, cũng rất dễ nhận ra các tác động tiêu cực của chiến dịch. Lượng khách đến các khách sạn sang trọng sụt hẳn, các nhà hàng chịu mất bớt sao, bỏ bớt nhiều món cao lương mỹ vị ra khỏi thực đơn để cố giữ khách. Doanh số bán rượu cô-nhắc Pháp, lịch, đũa bằng vàng… giảm mạnh gây ra những vụ phá sản và sáp nhập.
Một chủ nhà hàng phàn nàn : « Không phải tất cả mọi người đều thích bánh bao. Chủ tịch Tập đã làm mất đi nghệ thuật ẩm thực tuyệt vời của chúng tôi ». Một người bán hàng điện tử bực tức : « Cứ làm như đang khủng hoảng đến nơi rồi ấy ! ». Hậu quả là các doanh nghiệp đành phải thắt lưng buộc bụng : chấm dứt việc thưởng Tết hậu hĩnh, không còn xổ số tombola cuối năm để nhân viên mang về nào iPad hay smartphone. Các địa điểm tổ chức tiệc tất niên bị giảm đến 50% lượng khách, và theo một thăm dò mới nhất thì những người ăn lương bị thiệt mất 15% tiền thưởng Tết.
Trong bài « Các nghịch lý của Bắc Kinh trong chống tham nhũng », Le Figaro nêu ra vụ xử án luật sư kiêm giảng viên đại học Hứa Chí Vĩnh, người sáng lập Phong trào Tân Công dân và các thành viên khác của phong trào này. Bản án bốn năm tù dành cho nhà đấu tranh đòi công khai tài sản quan chức, đã làm lung lay tính khả tín của chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình hô hào. Ông Hứa Chí Vĩnh nêu câu hỏi : « Một khi trên 90% quan chức tham nhũng thì ai là người sẽ chống lại ? »
Theo ông Brad Adams, giám đốc châu Á của Human Rights Watch, các phiên tòa trên đi ngược lại với khẳng định chống tham nhũng của ông Tập, thật ra chế độ Bắc Kinh trước hết chỉ quan tâm củng cố quyền lực. Ông tuyên bố : « Việc dàn dựng các màn kịch-phiên xử này hoàn toàn nghịch lý với cái gọi là chương trình cải cách của Tập Cận Bình ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140130-trung-quoc-dan-that-lung-buoc-bung-quan-an-choi-dip-tet
Geen opmerkingen:
Een reactie posten