Trung Quốc : Chống hút thuốc lá sẽ cứu được 13 triệu sinh mạng
Tranh cổ động nhân Ngày thế giới không thuốc lá 2009 của Tổ chức Y tế Thế giới
Theo một công trình nghiên cứu vừa được công bố vào hôm nay, 19/02/2014, nếu Trung Quốc thực thi các biện pháp chống hút thuốc do Tổ chức Y tế Thế giới (OMS/WHO) chủ trương, điều đó sẽ ngăn chặn được 13 triệu ca tử vong vì thuốc lá từ nay đến năm 2050. Báo cáo trên đây được đưa ra vào lúc Trung Quốc được cho là có đến 300 triệu người hút thuốc, chiếm gần một phần ba tổng số dân nghiện thuốc lá trên thế giới.
Theo các chuyên gia y tế Trung Quốc và nước ngoài, hiện nay, nạn hút thuốc lá giết chết hơn một triệu người mỗi năm ở Trung Quốc, trong đó 939.000 người thuộc phái nam, 79.000 người là phụ nữ. Con số tử vong vì thuốc lá có thể tăng gấp ba lần vào năm 2030.
Thế nhưng hiện nay, chính quyền Bắc Kinh hầu như không làm gì để hạn chế tệ nạn này, chỉ tự bằng lòng với việc cấm hút thuốc trong các phương tiện chuyên chở công cộng. Trung Quốc cũng đã quyết định tăng thuế trên các sản phẩm thuốc lá trong năm 2009, nhưng sự gia tăng này vẫn chưa đánh thẳng vào người tiêu dùng.
Trong bài nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh British Medical Journal (BMJ), các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ ghi nhận rằng, nếu tình trạng hiện tại được duy trì, thuốc lá có thể làm cho hơn 50 triệu người ở Trung Quốc thiệt mạng trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2050.
Thế nhưng, nếu chính quyền Trung Quốc thực hiện các khuyến nghị trong bản Công ước Khung về Đấu tranh chống Thuốc lá của OMS/WHO, đã có hiệu lực vào năm 2005, tình hình có thể khác hẳn.
Theo công trình nghiên cứu này, việc đánh thuế 75% trên mỗi gói thuốc lá sẽ làm giảm hơn 10% số người hút thuốc tại Trung Quốc, qua đó cứu được 3,5 triệu sinh mạng từ nay đến năm 2050.
Luật cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, cũng như cấm quảng cáo thuốc lá có thể làm bớt thêm 5,5 triệu ca tử vong vào năm 2050.
Bốn triệu người khác có thể sống sót nhờ vào một chiến dịch chống thuốc lá trên quy mô rộng và việc bắt buộcnêu rõ những lời cảnh báo nguy hại đối với sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, số lượng người hút thuốc lá tại Trung Quốc sẽ giảm tổng cộng 40% vào năm 2050, nếu tất cả các biện pháp nói trên được thực hiện một cách nhanh chóng.
Bằng không, các ca tử vong và bệnh tật liên quan đến thuốc lá có thể "tiếp tục kéo dài trong nhiều thập kỷ".
Thế nhưng hiện nay, chính quyền Bắc Kinh hầu như không làm gì để hạn chế tệ nạn này, chỉ tự bằng lòng với việc cấm hút thuốc trong các phương tiện chuyên chở công cộng. Trung Quốc cũng đã quyết định tăng thuế trên các sản phẩm thuốc lá trong năm 2009, nhưng sự gia tăng này vẫn chưa đánh thẳng vào người tiêu dùng.
Trong bài nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh British Medical Journal (BMJ), các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ ghi nhận rằng, nếu tình trạng hiện tại được duy trì, thuốc lá có thể làm cho hơn 50 triệu người ở Trung Quốc thiệt mạng trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2050.
Thế nhưng, nếu chính quyền Trung Quốc thực hiện các khuyến nghị trong bản Công ước Khung về Đấu tranh chống Thuốc lá của OMS/WHO, đã có hiệu lực vào năm 2005, tình hình có thể khác hẳn.
Theo công trình nghiên cứu này, việc đánh thuế 75% trên mỗi gói thuốc lá sẽ làm giảm hơn 10% số người hút thuốc tại Trung Quốc, qua đó cứu được 3,5 triệu sinh mạng từ nay đến năm 2050.
Luật cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, cũng như cấm quảng cáo thuốc lá có thể làm bớt thêm 5,5 triệu ca tử vong vào năm 2050.
Bốn triệu người khác có thể sống sót nhờ vào một chiến dịch chống thuốc lá trên quy mô rộng và việc bắt buộcnêu rõ những lời cảnh báo nguy hại đối với sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, số lượng người hút thuốc lá tại Trung Quốc sẽ giảm tổng cộng 40% vào năm 2050, nếu tất cả các biện pháp nói trên được thực hiện một cách nhanh chóng.
Bằng không, các ca tử vong và bệnh tật liên quan đến thuốc lá có thể "tiếp tục kéo dài trong nhiều thập kỷ".
Geen opmerkingen:
Een reactie posten