donderdag 20 februari 2014

Những ngờ vực và hệ quả sau cái chết của Tướng công an Phạm Quý Ngọ

Thứ năm, 20/02/2014



Tin tức / Việt Nam

Những ngờ vực và hệ quả sau cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ

Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)
Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)
CỠ CHỮ- +
Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ

Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954, tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, vào đảng CSVN ngày 19 tháng 4 năm 1980.

Ðược bổ nhiệm kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vào tháng 7 năm 2006.

Giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, năm 2008.

Ðược bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an năm 2010.

Ðược bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011.

Ðược thăng hàm Thượng tướng năm 2013.

Nguồn: Wikipedia, CAND
Việc Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đột ngột từ trần gây ra nhiều tranh cãi và ngờ vực giữa lúc công luận đang trông chờ hồi kết của một đại án tham nhũng cấp cao từ lời khai của cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng.

Tin ông Ngọ bị bạo bệnh được loan ra sau khi có đề nghị điều tra ông ‘tiết lộ bí mật’ trong vụ án Dương Chí Dũng, và tin ông qua đời chỉ xuất hiện 1 ngay sau khi Phó Trưởng Ban Nội chính Trung Ương đề xuất đình chỉ công tác Thứ trưởng Công an để phục vụ điều tra. 

Hình ảnh ông Ngọ trong đám cưới con trai cách đây hơn 1 tháng không biểu hiện dáng vẻ của người mà báo Petrotimes của nhà nước mô tả là trong ba tháng nay phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.

Ngay cả thời gian ông Ngọ từ trần được công bố trên truyền thông nhà nước cũng không đồng nhất, khiến dư luận thêm nghi ngờ về cái chết bất thường của giới chức cao cấp, nhân vật số hai trong ngành công an, đang bị tố cáo nhận hối lộ hàng triệu đô la.

Một nhà quan sát từng là cán bộ trong Ban An ninh Nội chính Thành ủy nhận định ‘sự ra đi’ của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam và làm phá sản công cuộc chống tham nhũng của nhà nước.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, phân tích thêm chi tiết, mời quí vị bấm vào đường dẫn sau đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn:
Ngờ vực, hệ quả sau cái chết của Tướng công an Phạm Quý Ngọ
Phạm Chí Dũng: Dư luận đang đặt vấn đề nghi ngờ rất nhiều về cái chết rất bất thường này. Người ta không thể nghĩ ông chết bất đắc kỳ tử vì trước đó không hề có thông tin bệnh tật của ông được thông báo chính thức. Sự ra đi của ông Ngọ bị xem như có thể có một tác động nào đó không nhất thiết từ quá trình sinh học tự nhiên của cơ thể, mà có thể do một tác động khác từ bên ngoài vào. Hôm nay, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã chính thức công bố vụ án ‘làm lộ bí mật’ phải đình chỉ căn cứ điều 107 Bộ Luật Hình sự vì đối tượng bị tình nghi đã chết.

VOA: Nếu những nghi ngờ trong công luận là đúng, liệu có thể đã xảy ra những khả năng nào gây ra cái chết của ông?

Phạm Chí Dũng: Đây là lần đầu tiên xảy ra một cái chết bất thường của một tướng cao cấp trong ngành công an. Trước đây có vài cái chết bất thường bên khối quân đội. Người ta nghi ngờ là ngoài khả năng chết do bệnh tật, Tướng Ngọ vì một số lý do ‘tế nhị’ nào đó đã tự sát. Một khảc năng khác nữa là người ta cho rằng có thể ông bị đầu độc. Nếu chuyện này thật sự xảy ra, vấn đề đang cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam và trong tương lai gần sẽ diễn ra một cuộc đấu mạnh. Liên quan đến 1 triệu rưỡi đô la tình nghi ông Ngọ đã nhận, người ta đang nghĩ tới một siêu án trên cao hơn nữa chứ không phải là một đại án Dương Chí Dũng. Nếu siêu án đó hình thành, có thể nói cuộc đấu chính trị giữa các thế lực lên tới đỉnh điểm một mất-một còn.

VOA: Cũng có những suy đoán cho rằng không có chuyện ‘đột ngột từ trần’ mà đây có thể là một sự sắp xếp ‘mafia’ tìm đường cho ông Ngọ tẩu thoát ở một nơi nào đó để ‘cái chết’ của ông chấm dứt đầu mối nghi ngờ liên quan đến một siêu án có thể có. Theo ông, có khả năng xảy ra điều này không?

Phạm Chí Dũng: Khả năng này thấp. Nghiên cứu lịch sử các vụ án hình sự tại Việt Nam chưa từng có chuyện ‘chết giả’ để thoát nạn đối với những nhân vật cao cấp. Trong lĩnh vực hình sự thì có thể có những trường hợp như vậy, có những vụ ngụy tạo hiện trường để trốn tránh pháp luật. Tuy nhiên, trong chính giới cao cấp, đặc biệt là ngành công an và quân đội, chưa từng xảy ra chuyện đó. Tất nhiên việc này vẫn có một xác suất nhỏ có thể xảy ra, không thể loại trừ, nhưng đối với chính giới cao cấp thì chưa từng có việc này. Cho nên, theo tôi, trong trường hợp của Tướng Ngọ có thể loại trừ phương án này.

VOA: Ông dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra sau ‘cái chết’ của nhân vật đầu mối có thể giúp phanh phui ra những quan tham cao cấp khác trong vụ án tham nhũng hàng triệu đô la này?

Phạm Chí Dũng: Vụ án ‘làm lộ bí mật’ sẽ đóng khung. Sẽ không còn bất kỳ tia sáng nào khác có thể dẫn tới một vụ siêu án. 95% là không có một manh mối nào để có thể từ ông Ngọ lần ngược lên một cấp cao hơn. Ông Ngọ ‘ra đi’ ảnh hưởng tới kết quả điều tra và xử án đối với một nhân vật nổi cộm khác là Bầu Kiên. Có nhiều khả năng ông Kiên nhận án chung thân, nhưng vụ Bầu Kiên cũng sẽ như vụ Dương Chí Dũng, sẽ đóng khung ở đó.

VOA: Theo ý ông, ‘sự ra đi’ này là hồi kết dứt điểm một nghi án cao cấp mà dư luận đang trông chờ, theo dõi cách nhà nước giải quyết tham nhũng?

Phạm Chí Dũng: Tôi còn cho rằng ‘sự ra đi’ của ông Ngọ không chỉ đóng khung riêng vụ án Dương Chí Dũng mà còn là một điểm mốc xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam, dẫn tới hệ quả là chương trình chống tham nhũng của Ban Nội chính Trung ương không triển khai được thành công. Sẽ là những kế hoạch ‘đầu voi đuôi chuột’ ngay trong năm 2014. Ngoài ra, chúng ta có thể chứng kiến sự trở lại của phe lợi ích và xu hướng thân phương Tây sẽ lấn lướt hơn so với xu hướng thân Bắc Kinh trong năm nay.

VOA: Công luận có thể thấy gì từ diễn tiến vụ án tham nhũng này?

Phạm Chí Dũng: Cũng có một số người hy vọng về công cuộc chống tham nhũng của đảng nhưng sau ‘sự ra đi’ này, không có hy vọng tuyệt đối, đặc biệt trong bối cảnh các nhóm lợi ích chi phối phủ trùm toàn bộ đất nước như hiện nay. Trong cảnh nhập nhoạng tối-sáng và sự mâu thuẫn xung đột gia tăng giữa các thế lực, dân chủ-nhân quyền có đất để sống hơn. Trong hoàn cảnh này, giới quan chức còn phải quan tâm tới quyền lực-quyền lợi, giải quyết mâu thuẫn-xung đột của họ nhiều hơn là để ý tới các vấn đề tự do ngôn luận, báo chí, hay tôn giáo. Theo tôi, năm nay nếu biết tận dụng cơ hội, tiếng nói của nhân dân trong ‘xã hội dân sự’ manh nha hiện nay sẽ có thể được biểu đạt rõ ràng hơn.

VOA: Xin cảm ơn ông v thời gian dành cho cuộc trao đổi này.

http://www.voatiengviet.com/content/ngờ-vực-và-hệ-quả-sau-cái-chết-của-tướng-công-an-phạm-quý-ngọ/1854579.html

Thứ tư 19 Tháng Hai 2014

Ông Phạm Quý Ngọ qua đời, vụ án «Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước» chấm dứt ?

Cố Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ
Cố Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ
@TTXVA

Thanh Phương
Tối hôm qua, 18/02/2014, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an chính thức thông báo, tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần lúc 21h05 hôm qua tại Bệnh viện Quân đội 108. Thông tin này được đưa ra đúng vào lúc Ban Nội chính Trung ương vừa cho biết ý định tạm đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ, người bị tố cáo là đã báo tin cho Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, bỏ trốn, cũng như đã nhận hối lộ của ông Dương Chí Dũng.


Với việc ông Phạm Quý Ngọ qua đời, phải chăng vụ án « Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước » sẽ bị khóa sổ ?
Hiện còn phải chờ xem diễn tiến vụ án, nhưng trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những người điều hành Diễn đàn Xã hội Dân sự, cho rằng vụ này sẽ khó được làm sáng tỏ.
Mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quang A:
Tiến sĩ Nguyễn Quang A - Hà Nội - 19/02/2014
 
19/02/2014
 
 

 
tags: Châu Á - Phỏng vấn - Tham nhũng - Việt Nam - Xã hội


http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140219-ong-pham-quy-ngo-qua-doi-vu-an-%C2%AB-co-y-lam-lo-bi-mat-nha-nuoc-%C2%BB-se-cham-dut



Dân ta tự mở hồ sơ Phạm Quý Ngọ
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Cái chết của Phạm Quý Ngọ không nằm trong phạm vi của một cá nhân bình thường. Đó là cái chết của một ủy viên Trung ương đảng - thành viên của bộ phận đang nắm giữ quyền lãnh đạo đất nước; của một Thứ trưởng Bộ Công An - bộ phận nắm giữ quyền thi hành pháp luật; của một mắc xích quan trọng trong một vụ án lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến bộ máy cầm quyền. Do đó, chết không thể... hết. Hết là điều mà những thế lực cai trị đen tối mong muốn như kết quả mà họ sẽ đạt được: Đình chỉ vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" (1).

Trong bộ máy toàn trị không có tam quyền phân lập, không có truyền thông độc lập và tất cả mọi sinh hoạt chính trị đều bị khống chế bởi đảng cộng sản, những bí mật cung đình, những cái chết như của Phạm Quý Ngọ sẽ không bao giờ có được những dữ kiện, bằng chứng cụ thể. Chúng ta buộc phải dựa vào những phân tích, suy luận để có thể đi đến những giả thuyết gần với sự thật nhất. Bài viết này dựa trên tinh thần đó: những giả thuyết liên quan đến cái chết của Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ.

Những giả thuyết về số phận của Phạm Quý Ngọ 

Chỉ có 3: a. Chết bệnh và hoàn toàn do chứng ung thư gan; b. Chết vì bị giết; và c. Không chết.

Chúng ta thử phân tích nhiều khía cạnh khác nhau để mỗi người tự kết luận giả thuyết nào có xác suất xảy ra cao nhất.

Những đối tượng liên quan

1. Trong bất kỳ án mạng điều tra nào, động cơ là bước khởi đầu để điều tra tội phạm: Những ai sẽ được "lợi" với cái chết của Phạm Quý Ngọ khi nó dẫn đến kết quả đình chỉ vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" theo một phần quy định trong Điều 107 của Bộ luật Hình sự: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Lời khai của Dương Chí Dũng trong phiên tòa ngày 7/1/2014 (2) đã chỉ mặt những đối tượng này: Trần Đại Quang là Bộ trưởng Bộ Công An, Trương Mỹ Lan là giám đốc công ty TNHH Vạn Thịnh Phát - chị của nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, và chị vợ của Ủy viên bộ chính trị, bí thư thành phố Sài Gòn Lê Thanh Hải.

Trước tòa, Dương Chí Dũng khai báo đã đưa cho Phạm Quý Ngọ 20 tỷ, tiền từ Trương Mỹ Lan, và việc này đã được người chuyển tiền tên Tiệp báo cáo cho Trần Đại Quang.

Do đó, Trần Đại Quang, Trương Mỹ Lan, người tên Tiệp - bị công khai nêu danh tánh là 3 nhân vật trực tiếp có được những "điều lợi" nếu Phạm Quý Ngọ không thể mở miệng khai thêm điều gì. Người bị ảnh hưởng lớn nhất là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

Nhân chứng Phạm Quý Ngọ

Ngay trong những xã hội phát triển, nhân chứng trước khi ra tòa bị giết bởi những thành phần có thể bị kết án vì lời khai nhân chứng là chuyện đã xảy ra. Vì thế ở nhiều nước có chương trình "bảo vệ nhân chứng". Do đó, phía muốn khai thác lời khai của Phạm Quý Ngọ phải tìm cách kéo Phạm Ngọ vào vòng kiểm soát và "bảo vệ" của mình. Động thái đầu tiên được Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn dọn đường qua ngả truyền thông - “Tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ để đảm bảo việc điều tra, làm rõ những nội dung tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam khai tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng bọn “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” (3)

Nếu điều này xảy ra thì viễn ảnh một Dương Chí Dũng thứ hai khai hết trước tòa là điều có thể xảy ra. Và đó là mối đe dọa đối với Trần Đại Quang.

Do đó, giả thuyết có xác suất tương đối cao hơn mọi giả thuyết khác là Trần Đại Quang là thủ phạm của âm mưu và kế hoạch dẫn đến cái chết của Phạm Quý Ngọ.

Trần Đại Quang

Trần Đại Quang là người có nhiều thủ đoạn để leo lên chức Bộ trưởng Bộ Công An. Một trong những hành vi bị khui ra khai man lý lịch để được đưa vào danh sách bầu cử Trung ương, sau đó là vào bộ chính trị, tiến lên làm bộ trường bộ công an thay Lê Hồng Anh... (4a) (4b)

Từ lời khai ngắn gọn của Dương Chí Dũng: “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa” cho đến viễn ảnh Phạm Quý Ngọ sẽ khai hết, Trần Đại Quang là người phải lo lắng nhất. Những suy diễn cho phản ứng của Trần Đại Quang trong giả thuyết nếu ông ta là thủ phạm:

1. Sắp xếp để cho Phạm Quý Ngọ bỏ trốn. Bài học đã xảy ra đối với Dương Chí Dũng và trong hoàn cảnh phe đối nghịch - cũng từ kinh nghiệm Dương Chí Dũng - gia tăng cảnh giác, canh chừng... cho thấy điều này không mấy khả thi.

2. Cho Phạm Quý Ngọ giả chết. Điều này rất khó xảy ra với 3 lý do: (a) Nếu không trốn được như ở trên thì giả chết rồi trốn đi đâu? (b) Nếu trốn được ở một quốc gia nào khác thì xác suất để không bao giờ có ai thấy, bắt gặp hoặc không để lực lượng tình báo của phe chống Quang tìm ra gần như là zero. Hơn nữa, hệ quả của sự việc nếu bị phát hiện sẽ rất nặng nề.

3. Cho Phạm Quý Ngọ chết.

Và lúc này chứng bệnh ung thư gan của Phạm Quý Ngọ trở thành thế cờ chiến lược.

Lá gan Phạm Quý Ngọ

Cho đến ngày tin Phạm Quý Ngọ chết được thông báo, hầu như không có một tin tức nào từ báo lề đảng, từ Bộ Công an đề cập đến tình trạng ung thư gan của một Thứ trưởng công an đã trở thành tâm điểm của cơn bão án Dương Chí Dũng. Điều đó không đương nhiên đồng nghĩa với việc ông Ngọ không bị bệnh gan. Chúng ta có thể đoán rằng bệnh ung thư gan - nếu có thì ở trong tình trạng chưa vào giai đoạn cuối - nên đã không được nghĩ đến trong thế trận Phạm Quý Ngọ trước đó mà chỉ xuất hiện khi nhu cầu Ngọ phải ra đi vĩnh viễn thúc bách.

Lá gan Phạm Quý Ngọ được đưa vào Bệnh viện Quân đội 108. Tại sao lại là Bệnh viện Quân đội mà không là của Công an như Bệnh viện 198 hoặc Bệnh viện 20/4 để chữa trị cho một Thượng tướng công an? Vẫn trong giả thuyết Trần Đại Quang thì phải chăng Trần Đại Quang muốn đi một nước cờ xa hơn để chứng minh rằng ông Ngọ không chết trong bàn tay của công an tại bệnh viện của công an. Tuy nhiên, sự gượng gạo, không tự nhiên trong nước cờ này lại biến nó thành một nước cờ thấp: gia tăng sự nghi ngờ.

Từ đó dẫn đến những suy diễn chung quanh giờ phút cuối cùng của Phạm Quý Ngọ. Hãy đọc một đoạn ngắn từ PetroTimes: "Nhưng được các bác sĩ khoa cấp cứu A11 Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 hồi sức tích cực, nên trái tim đã đập trở lại. Tuy nhiên, đến 21h05 thì ngừng hẳn). Tướng Phạm Quý Ngọ từ ba tháng nay đã phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan quái ác." (5)

Thử tưởng tượng những gì xảy ra như bất cứ ở một bệnh viện nào: chỉ có những bác sĩ ở trong phòng cấp cứu. Nạn nhân ngưng thở được định rõ bằng máy đo biểu đồ tim. Bác sĩ trưởng sau nhiều lần tìm cách hồi sức đã có kết luận y khoa sau cùng: bệnh nhân đã chết. Bác sĩ trưởng ghi biên bản ngày giờ chết, lý do và ký xác nhận biên bản. Bác sĩ ra ngoài thông báo cho những người liên hệ với bệnh nhân đã chết. Ngày giờ chết xác định rất rõ ràng và đơn giản.

Đơn giản như vậy tại sao có tình trạng các báo đăng giờ chết khác nhau. "Nổi bật" nhất là PetroTimes vào lúc 19:58 thông báo ông Ngọ chết vào lúc 21:20, sau đó sửa lại giờ của bài báo là được đăng lúc 21:21 và ông Ngọ chết vào lúc 21:05.

Hiện tượng này cho thấy tình trạng rất bất bình thường trong cái chết của Phạm Quý Ngọ; cho thấy có những thông tin khác nhau - có thể đến từ một kế hoạch không suôn sẻ; có thể đến từ những thay đổi bất ngờ trong tiến trình tạo hồ sơ pháp y cho hợp lý. Nói chung nó không đến từ một tiến trình bình thường.

Lá gan Phạm Quý Ngọ đã đến thời điểm sau cùng của ung thư? 

Đây là mấu chốt của vấn đề.

Nếu giả thuyết Trần Đại Quang là thủ phạm thì ông ta sẽ muốn dư luận bị kéo vào những phân tích Phạm Quý Ngọ không bị ung thư gan để mọi lý luận khác đều bị vô hiệu hóa khi thật sự ông Ngọ đang có triệu chứng ung thư gan.

Nếu giả thuyết Trần Đại Quang là thủ phạm thì ông ta sẽ không muốn có sự lưu tâm đến việc ông Ngọ bị ung thư gan ở giai đoạn nào, có đủ thời gian sống để làm nhân chứng và vì thế ông ta bị giết trước khi lâm vào tình trạng sau cùng của chứng bệnh hiểm nghèo này.

Những hình ảnh, sinh hoạt, tin tức về Phạm Quý Ngọ trước ngày 18 tháng 2 không cho thấy một chỉ dấu nào về một người bị ung thư gan chỉ còn vài tuần, hay vài ngày nữa là chết.

Chỉ một ngày sau khi tin ông Ngọ chết, báo chí lề đảng được bơm tin để trình bày tình trạng của ông Ngọ ung thư ở giai đoạn cuối (mà trước đây không có):

Tướng Phạm Quý Ngọ chống chọi với căn bệnh quái ác như thế nào?
Tâm nguyện cuối đời của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ
- Tìm hiểu căn bệnh ung thư của ông Phạm Quý Ngọ
- Hành trình chống chọi với căn bệnh ung thư của tướng Ngọ 
- Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời vì bệnh gì?
....

Tất cả gần như đều xuất phát từ một nguồn tin, vẽ lên một Phạm Quý Ngọ rất bệnh tật, yếu đuối và rõ ràng chết vì ung thư gan.

Trong khi đó, thực tế là ông ta có đủ sức khỏe tối thiểu để có thể được thăng lên thượng tướng công an chỉ mới vào tháng 7/2013.

Lá gan của... Nguyễn Bá Thanh và tình trạng nội bộ đảng

Cái chết của Phạm Quý Ngọ dù thật sự đến bởi nguyên nhân nào cũng tạo nên một thông điệp vô hình gửi đến mọi phe: tù tội đã có và bây giờ chết chóc cũng có. Liệu Trưởng ban Nội chính Trung ương có đủ gan để tấn tới và phanh phui những mảng tối trong vụ này.

Nếu cái chết của Phạm Quý Ngọ đến từ bàn tay của một thế lực nào đó thì bảo đảm rằng số người chủ mưu và biết chuyện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong đó có một hai chúa trùm chỉ phán "các chú biết cần phải làm gì" để tránh trách nhiệm. Còn lại là 90 triệu người dân, hơn 3 triệu đảng viên cộng sản và ngày cả những quan lớn trong Trung Ương đảng đều mù mờ phỏng đoán.

Có người sẽ tin tưởng vào những gì truyền thông lề đảng (bây giờ cũng chia năm xẻ bảy bởi các thế lực khác nhau trong đảng) thông tin, tuyên truyền. Nhiều người dựa vào bản chất của chế độ cộng sản, tập quán thanh trừng, tình trạng đấu đá gia tăng mãnh liệt từ đại hội 6 sẽ tin rằng cái chết của Phạm Quý Ngọ là một cái chết bất bình thường, có nhiều nghi vấn và cần tìm hiểu, phân tích. Và hơn ai hết, ở trong chăn mới biết rõ rận, những đảng viên cộng sản cao cấp của đảng dù không biết tường tận sự tình nhưng hiểu rõ những gì đang xảy ra: Nếu nó đến với Dương Chí Dũng, với Phạm Quý Ngọ thì nó có thể đến với bất kỳ ai.

Cái chết của Ngọ trong năm Ngựa sẽ không dừng lại ở những bài viết ca tụng Ngọ trong những ngày sắp tới. Đằng sau nó là một nỗi hoang mang và lo sợ lẫn nhau kéo dài trong nội bộ đảng.

Những điều muốn khác nhau

Điều mà các thế lực trong bóng tối muốn là mọi thứ sẽ chìm xuồng, hình ảnh của Phạm Quý Ngọ sẽ được đánh bóng là hình ảnh của một đảng viên trung với đảng, hiếu với dân và là một chiến sĩ công an gương mẫu. Và đó là sân khấu của truyền thông đảng trong những ngày sắp tới.

Điều mà chúng ta muốn là phân tích, đưa ra mọi giả thuyết. Chúng ta có quyền nghi ngờ, có quyền đặt vấn đề, có quyền phân tích. Trong xã hội dân chủ, văn minh nó lãnh vực của các cơ quan điều tra độc lập và các phóng viên điều tra độc lập. Ở xã hội độc tài, người dân trong đó có các blogger, các còm sỹ phải tự làm. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận có những phân tích chưa đủ thuyết phục; đó là điều khó tránh khi phải sống trong một đất nước bị bưng bít, mọi dữ kiện đều bị kiểm soát và bóp méo, tạo dựng bởi các thế lực cầm quyền.

Hồ sơ mở này chắc chắn có nhiều lỗ hổng, chưa đủ sức thuyết phục nhưng xin được làm bước khởi đầu để các còm sĩ cùng chung tay góp sức cho việc đi tìm sự thật trong thế giới giả dối, cho việc đi tìm ánh sáng trong đường hầm đen tối của đảng cầm quyền.


Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

__________________________

Chú thích:

(1) baomoi.com/Thuong-tuong-Pham-Quy-Ngo-qua-doi-Se-dinh-chi-vu-an-lien-quan/58/13131688.epi

(2) danlambaovn.blogspot.com/2014/01/ong-duong-chi-dung-khai-ca-bo-truong.html

(3) nld.com.vn/phap-luat/co-de-xuat-dinh-chi-cong-tac-ong-pham-quy-ngo-20140217072536003.htm

(4a) danlambaovn.blogspot.com/2013/11/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-29.html

(4b) danlambaovn.blogspot.com/2011/07/trung-tuong-cong-khai-man-ly-lich-nhan.html

(5) petrotimes.vn/news/vn/chinh-tri/tuong-pham-quy-ngo-tu-tran.html
 
http://danlambaovn.blogspot.nl/2014/02/dan-ta-tu-mo-ho-so-pham-quy-ngo.html#more
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten