vrijdag 21 februari 2014

Những vụ thâu tóm đình đám làng truyền thông xã hội

Thứ sáu, 21/2/2014 15:34 GMT+7

Những vụ thâu tóm đình đám làng truyền thông xã hội

Số tiền 19 tỷ USD Facebook trả để mua lại WhatsApp gấp hơn 10 lần so với kỷ lục cũ, khi Google chi 1,65 tỷ USD để sở hữu YouTube.
Lịch sử sáp nhập trong giới truyền thông xã hội vừa được lập kỷ lục mới khi Facebook chi 19 tỷ USD để sở hữu ứng dụng nhắn tin cho di động WhatsApp. Đây là thương vụ lớn nhất của mạng xã hội số một thế giới cho đến thời điểm này. Trước đó, Facebook từng đồng ý mua lại công ty chia sẻ hình ảnh Instagram với giá một tỷ USD vào năm 2012.
wa500-8036-1392969205.jpg
Click vào đây để xem ảnh lớn.
Tại thời điểm diễn ra, mức giá trên được các chuyên gia đánh giá là quá hời cho một doanh nghiệp mới hoạt động, lại không có doanh thu như Instagram. Hợp đồng này chỉ đắt sau vụ Google mua lại mạng chia sẻ video YouTube (1,65 tỷ USD) vào năm 2006. Tuy nhiên, cuối năm 2013, nhiều người tin rằng CEO Instagram là Kevin Systrom đã bán hớ công ty được định giá lên tới 15 tỷ USD.
Trong thương vụ Facebook-WhatsApp, giới quan sát lo ngại sự kiện này sẽ thổi bùng bong bóng khi Facebook và các doanh nghiệp công nghệ đang tỏ ra quá hăng hái theo đuổi những sản phẩm và dịch vụ được cho là có tiềm năng.
Cùng điểm lại những cuộc kết hợp đình đám gần đây trong giới truyền thông xã hội. Thương vụ Microsoft mua lại Skype giá 8,5 tỷ USD năm 2011 không được tính vì khả năng sử dụng của dịch vụ này không phổ biến như các ứng dụng Instagram, Viber hay WhatsApp...
Khánh Linh
Tin liên quan

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/nhung-vu-thau-tom-dinh-dam-lang-truyen-thong-xa-hoi-2954539.html

Thứ năm, 20/2/2014 08:28 GMT+7

Facebook chi 19 tỷ USD mua lại WhatsApp

CEO Facebook Mark Zuckerberg lại làm thế giới sửng sốt khi thực hiện một trong những thương vụ lớn nhất của làng công nghệ là mua lại ứng dụng nhắn tin miễn phí WhatsApp.
Thương vụ mua WhatsApp được thanh toán bằng 12 tỷ USD cổ phiếu Facebook, 4 tỷ USD tiền mặt và thêm 3 tỷ USD cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng dành cho các sáng lập viên WhatsApp cũng như nhân viên trong vòng 4 năm tới.
Đây là khoản tiền khổng lồ đối với một công ty thành lập cách đây 5 năm trong trào lưu phát triển ứng dụng di động và hiện mới chỉ có 55 nhân viên. WhatsApp là chương trình OTT thành công nhất so với Viber, Line, KaKao Talk... và họ cũng khiến cả những đại gia như Google, Microsoft, Facebook lo ngại. Con số 19 tỷ USD cũng cao hơn rất nhiều so với khoản tiền 900 triệu USD mà Rakuten (Nhật) bỏ ra để thâu tóm Viber tuần trước.
Facbook-2966-1392860426.jpg
WhatsApp hiện có hơn 450 triệu thành viên mỗi tháng và đang tăng thêm trung bình 1 triệu người dùng mới mỗi ngày. Họ cũng khẳng định đã xử lý trung bình 54 tỷ tin nhắn gửi được đi và nhận mỗi ngày. Việc thống kê số lượng SMS đi qua các nhà mạng trên toàn cầu không dễ dàng nhưng chuyên gia phân tích Benedict Evans nhận định con số 54 tỷ của WhatsApp rất có thể đã vượt qua tổng lượng SMS.
"Không ai trong lịch sử đã làm được điều như thế", Mark Zuckerberg nhận xét về thành công của WhatsApp. "WhatsApp đang trong hành trình kết nối một tỷ người với nhau. Những dịch vụ nào đạt được mốc này đều có giá trị rất lớn". Ứng dụng nhắn tin này sẽ hỗ trợ cho dịch vụ chat hiện tại của Facebook.
Trước đó, khi mà cả thế giới coi ứng dụng trên điện thoại di động chỉ là các phần mềm nhỏ bé, Facebook đã gây xôn xao khi chi 1 tỷ USD để mua lại Instagram vào đầu năm 2012, mở ra những giấc mơ làm giàu cho các nhà phát triển ứng dụng.
Facebook cũng từng đề nghị mua lại Snapchat với giá 3 tỷ USD nhưng bị từ chối. Còn chặng đường thuyết phục Jan Koum, CEO WhatsApp, bán ứng dụng cũng không hề dễ dàng và kéo dài tới 2 năm.
Mùa xuân năm 2012, Mark Zuckerberg lần đầu gọi cho Koum. Một tháng sau, họ gặp nhau trong một quán cafe ở Los Altos nhưng dù Zuckerberg thể hiện rõ mong muốn sáp nhập, Koum vẫn từ chối. Tuy vậy, cả hai vẫn giữ liên lạc, thường xuyên đi ăn tối và giải trí. Zuckerberg tin tưởng vào tương lai của WhatsApp vì ứng dụng này có tốc độ tăng trưởng còn nhanh hơn Instagram, Skype, Gmail và hơn cả chính Facebook. Có tới 70% trong số 450 triệu người dùng WhatsApp đang sử dụng ứng dụng này hàng ngày (tỷ lệ của Facebook là 62%).
Cuối cùng, ngày 9/2/2014, Zuckerberg thuyết phục Koum trong một bữa tối tại chính nhà mình rằng: Chúng ta hãy cùng nhau kết nối thế giới. Tỷ phú trẻ khẳng định đó không phải là một vụ thâu tóm bình thường mà là một cuộc hợp tác. Vào đúng ngày Valentine, Koum đồng ý.
Châu An
Tin liên quan

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/facebook-chi-19-ty-usd-mua-lai-whatsapp-2953821.html

Chủ nhật, 16/2/2014 08:34 GMT+7

Mua Viber - cuộc chơi lớn của Rakuten

Bỏ ra 900 triệu USD để mua Viber, "đại gia" thương mại điện tử Nhật - Rakuten tỏ rõ tham vọng hướng tới khách hàng tiềm năng đang sử dụng dịch vụ OTT, thị trường nơi đối thủ đồng hương LINE đang chiếm ưu thế.
viberr-7185-1392441897.jpg
Rakuten muốn dùng Viber để kết nối với khách hàng. Ảnh: AFP
Rakuten, một công ty thương mại điện tử của Nhật có doanh thu gần 4 tỷ USD mỗi năm vừa chi 900 triệu USD để mua lại Viber - một doanh nghiệp nhắn tin vừa hoạt động được 2 năm. Không chỉ là bước đệm cho Rakuten tiến vào thị trường viễn thông, thương vụ với Viber được CEO Hiroshi Mikitani gọi là "chiến lược hoàn toàn mới để nâng Rakuten lên một vị thế khác".
Thành lập từ tháng 3/2012, năm đầu tiên hoạt động Viber lỗ 14,7 triệu USD, đến 2013 con số này đã tăng gấp đôi, lên 29,5 triệu USD. Viber từng hoạt động đơn thuần với dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet và gần đây mới kiếm được doanh thu từ việc bán sticker (các hình vui nhộn, biểu cảm trong ứng dụng) và gọi điện tới máy tính để bàn có tính phí.
Đầu tư vào một doanh nghiệp như vậy có thể là mạo hiểm, nhưng đây là phương án khả dụng nhất mà Rakuten có để bước chân vào viễn thông, đồng thời cạnh tranh với LINE, một ứng dụng tương tự Viber đang rất thành công và dẫn đầu thị trường Nhật Bản. Doanh thu 2013 của công ty gần 320 triệu USD, 60% trong số này là người dùng sử dụng LINE để mua hàng, game trực tuyến... Lợi nhuận quý IV/2013 tăng 450% so với cùng kỳ.
Công ty cũng kinh doanh sticker, bán trò chơi. Ngoài ra, người dùng có thể nhận thông tin khuyến mại từ các doanh nghiệp khác và các đơn vị này phải trả tiền cho LINE để được đưa tin. Có thể thấy nhắn tin chỉ là một dịch vụ trong số các cách có thể kiếm ra tiền cho những công ty OTT.
Rakuten nhìn thấy cơ hội từ Internet nên càng tìm cách tấn công mạnh hơn vào môi trường này. Trước Viber, hãng đã chi tiền mua lại các website bán lẻ như Buy.com, Play.com, tập trung vào giải trí để đưa thương hiệu ra toàn cầu. Rakuten cũng mua lại công ty phần cứng như Kobo, dịch vụ nội dung Viki, Wuaki...
Để phục vụ cho mục đích của mình, họ cần những nền tảng như LINE, Viber hay WhatsApp. Tuy nhiên khả năng mua lại các OTT không phải là nhiều. WeChat (Trung Quốc) có 270 triệu người dùng nhưng đang nằm trong tay "gã khổng lồ Internet" Tencent, không có ý bán. WhatsApp (Mỹ) 400 triệu người dùng, 10 tỷ tin nhắn mỗi ngày, thu phí mỗi người một USD mỗi năm nhưng cũng không bán. LINE (Nhật Bản) chuẩn bị IPO, KakaoTalk (Hàn Quốc) có thể bán nhưng giá không hề rẻ nên Viber là lựa chọn hợp lý nhất.
Có Viber trong tay, CEO Hiroshi Mikitani của Rakuten tin rằng OTT này rất có tiềm năng trở thành nền tảng hỗ trợ game và sẽ dùng để phân phối nội dung, trò chơi bằng cách đưa vào hệ sinh thái dịch vụ Internet, tương tác với khách hàng. Tuy nhiên ý định này sẽ tốn của Hiroshi không ít tiền. Ví như LINE, họ phải đổ 200 triệu USD đầu tư mỗi năm để tăng cường sự có mặt trên toàn cầu, đặt kỳ vọng 500 triệu người dùng năm nay.
Khánh Linh (theo Thenextweb)
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten