Nhật Bản điều chỉnh luật để xuất khẩu vũ khí
Thủy phi cơ của hải quân Nhật do tập đoàn ShinMaywa Industries Ltd chế tạo. Ảnh do Hải quân công bố ngày 04/11/2013. Nhật đang tìm cách bán loại máy bay US-2i của tập đoàn ShinMaywa cho Ấn Độ.
Reuters
Ngày 23/02/2014 một nguồn tin thông thạo cho biết chính quyền Tokyo đang chuẩn bị ban hành chỉ thị mới, mở đường cho việc tăng cường xuất khẩu vũ khí. Quyết định nói trên sẽ càng gây thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản với Hàn Quốc và Trung Quốc.
Vẫn theo nguồn tin trên, chính phủ Nhật kỳ vọng chỉ thị mới sẽ được thông qua vào tháng 3/2014 để cho phép Nhật Bản xuất khẩu vũ khí đến nhiều quốc gia khác hơn là so với hiện nay. Đây cũng là một phương tiện cho phép Nhật Bản « tăng cường mức độ an ninh quốc gia ».
Theo giới quan sát, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ không tán đồng chính sách mới về an ninh quốc phòng của Nhật Bản. Bởi cả Seoul lẫn Bắc Kinh cùng chưa quên quá khứ lịch sử và những mối hiềm khích còn đọng lại từ Đệ Nhị Thế Chiến. Bên cạnh đó còn phải kể đến những tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Nhật Bản với cả hai nước láng giềng đông bắc Á là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bản tin của Reuters nhắc lại, kể từ khi trở lại cầm quyền, thủ tướng Shinzo Abe đã đề ra những ưu tiên mới trong chính sách an ninh quốc phòng. Mục tiêu tăng cường vai trò của lực lượng phòng vệ - tức là quân đội- mà chính quyền Tokyo đề ra nhằm đối phó những mối đe dọa ngày càng khó lường của Bắc Triều Tiên và sự bành trướng ngày càng lớn của Trung Quốc, kể cả về phương diện quân sự.
Luật về xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản hiện hành từ năm 1967 căn cứ trên ba nguyên tắc : cấm xuất khẩu vũ khí cho các nước cộng sản, cấm bán cho các quốc gia có tham dự vào các cuộc xung đột quốc tế, và thứ ba là cấm cung cấp vũ khí cho các nước đang bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt.
Trên thực tế bộ luật này cấm các tập đoàn sản xuất Nhật Bản bán vũ khí cho hầu hết tất cả các nước còn lại trên thế giới, ngoại trừ Hoa Kỳ. Các tập đoàn của Nhật trong ngành chỉ mua bán, trao đổi và hợp tác chế tạo vũ khí với các đối tác Mỹ mà thôi.
Trong bối cảnh đó chính quyền của thủ tướng Abe muốn đưa ra một chỉ thị mới theo hướng mở rộng tầm hoạt động của các tập đoàn sản xuất vũ khí Nhật Bản và nhất là cho phép hợp tác trong việc « thiết kế vũ khí » với một số các đối tác nhằm « nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia ».
Tuy nhiên vẫn theo nguồn tin được Reuters trích dẫn, chỉ thị mới không quy định rõ về điều khoản liên quan đến những quốc gia đang liên hệ đến các cuộc xung đột võ trang ở quy mô quốc tế. Điều đó cho thấy, theo phân tích của nhật báo Asahi Shimbun, Nhật Bản không loại trừ khả năng tăng cường xuất khẩu vũ khí cho một số quốc gia như Israel. Năm ngoái Israel đã mua vào chiến đấu cơ F35 do tập đoàn Mỹ, Lockheed Martin sản xuất với các linh kiện điện tử của Nhật.
Theo giới quan sát, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ không tán đồng chính sách mới về an ninh quốc phòng của Nhật Bản. Bởi cả Seoul lẫn Bắc Kinh cùng chưa quên quá khứ lịch sử và những mối hiềm khích còn đọng lại từ Đệ Nhị Thế Chiến. Bên cạnh đó còn phải kể đến những tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Nhật Bản với cả hai nước láng giềng đông bắc Á là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bản tin của Reuters nhắc lại, kể từ khi trở lại cầm quyền, thủ tướng Shinzo Abe đã đề ra những ưu tiên mới trong chính sách an ninh quốc phòng. Mục tiêu tăng cường vai trò của lực lượng phòng vệ - tức là quân đội- mà chính quyền Tokyo đề ra nhằm đối phó những mối đe dọa ngày càng khó lường của Bắc Triều Tiên và sự bành trướng ngày càng lớn của Trung Quốc, kể cả về phương diện quân sự.
Luật về xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản hiện hành từ năm 1967 căn cứ trên ba nguyên tắc : cấm xuất khẩu vũ khí cho các nước cộng sản, cấm bán cho các quốc gia có tham dự vào các cuộc xung đột quốc tế, và thứ ba là cấm cung cấp vũ khí cho các nước đang bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt.
Trên thực tế bộ luật này cấm các tập đoàn sản xuất Nhật Bản bán vũ khí cho hầu hết tất cả các nước còn lại trên thế giới, ngoại trừ Hoa Kỳ. Các tập đoàn của Nhật trong ngành chỉ mua bán, trao đổi và hợp tác chế tạo vũ khí với các đối tác Mỹ mà thôi.
Trong bối cảnh đó chính quyền của thủ tướng Abe muốn đưa ra một chỉ thị mới theo hướng mở rộng tầm hoạt động của các tập đoàn sản xuất vũ khí Nhật Bản và nhất là cho phép hợp tác trong việc « thiết kế vũ khí » với một số các đối tác nhằm « nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia ».
Tuy nhiên vẫn theo nguồn tin được Reuters trích dẫn, chỉ thị mới không quy định rõ về điều khoản liên quan đến những quốc gia đang liên hệ đến các cuộc xung đột võ trang ở quy mô quốc tế. Điều đó cho thấy, theo phân tích của nhật báo Asahi Shimbun, Nhật Bản không loại trừ khả năng tăng cường xuất khẩu vũ khí cho một số quốc gia như Israel. Năm ngoái Israel đã mua vào chiến đấu cơ F35 do tập đoàn Mỹ, Lockheed Martin sản xuất với các linh kiện điện tử của Nhật.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten