VN quy hoạch kinh tế biên giới với TQ
Cập nhật: 13:15 GMT - thứ
sáu, 21 tháng 2, 2014
Việt Nam vừa phê duyệt một quy hoạch tổng thể về phát
triển công nghiệp và thương mại trên tuyến biên giới Việt - Trung tới năm 2020
với 'tầm nhìn đến năm 2030', theo Văn phòng Chính phủ Việt Nam hôm
19/2.
Một số trọng điểm đầu tư được định hướng gồm các công nghiệp khai thác, chế
biến khoáng sản, một số loại hình thương mại hiện đại kết hợp giữa thương mại đô
thị với thương mại truyền thông, theo Bộ Công nghiệp và Thương mại.Tờ báo Trung Quốc cho hay Việt Nam hiện có 11 vùng kinh tế trên một đường biên giới dài tới 1.400 km tiếp giáp với Trung Quốc, với tổng trị giá giao dịch công thương song phương hai bên đường biên giới đạt khoảng 15% so với tổng giá trị hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Hôm thứ năm, một chuyên gia ẩn danh từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam bình luận với BBC:
"Cả bản Quy hoạch Tổng thể mới phê duyệt lẫn các chương trình hợp tác kinh tế song phương Việt - Trung tới nay đều không trình bày rõ ràng và cụ thể bằng phương thức nào Việt Nam có thể giải quyết vấn đề nhập siêu triền miên từ Trung Quốc, cũng như việc để chảy máu tài nguyên từ Việt Nam."
'Lo ngại nhập siêu'
"Cái giá phải trả cho “hai chiều” là kim ngạch càng tăng, thặng dư càng đắp cao cho phía bên kia, thâm hụt càng lún sâu ở phía ta và tài nguyên khoáng sản càng chóng cạn kiệt"
Báo Việt Nam
"Việt Nam từng có thời kỳ xuất siêu sang Trung Quốc, từ năm 1991-2000. Song từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu từ nước này với giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trên kim ngạch xuất khẩu luôn tăng."
Theo tờ báo này Việt Nam khai thác khoáng sản và bán cho Trung Quốc cũng ở dạng xuất thô và đang gây ra nguy cơ "tận diệt nguồn khoáng sản".
"Không đâu xa, nhìn ngay cách Trung Quốc thu mua nông sản của Việt Nam thời gian qua cho thấy họ không thu mua một thứ nông sản nào mà nhằm mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam," tờ Đại Đoàn Kết bình luận.
Hôm 11/2, chuyên mục kinh tế của tờ Bấm Người Cao Tuổi cho hay trong thời gian từ 2010 – 2013, Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc được 44,8 tỉ USD, nhưng phải nhập khấu từ Trung Quốc 110,6 tỉ USD, dẫn tới nhập siêu lên tới 65,8 tỉ USD và về mặt tỉ lệ là 146%.
"Cái giá phải trả cho “hai chiều” là kim ngạch càng tăng, thặng dư càng đắp cao cho phía bên kia, thâm hụt càng lún sâu ở phía ta và tài nguyên khoáng sản càng chóng cạn kiệt...," tờ báo viết.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten