Những con đường gạch và những cô gái của Làng Trinh Tiết
Cách Hà Nội khoảng 50 cây số, trên đường đi chùa Hương, người vãng cảnh sẽ băng ngang một thôn làng có cổng tam quan bề thế nằm trên xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức. Tên được ghi phía trên cổng tam quan là làng Trinh Tiết, mặt trong ghi là làng Sêu, một địa danh kỳ lạ có con sông Đáy chảy qua mà tính đến giờ đã chẵn một ngàn năm tuổi.
Tự hào về lòng chung thuỷ
Vì sao làng Sêu lại có cái mỹ danh dễ gợi trí tò mò như vậy? Thanh Trúc hỏi chuyện ông trưởng thôn của làng Trinh Tiết, ông Bùi Chí Dũng, thì ông giải thích là nhờ cái truyền thống cao đẹp lâu đời của đất này:
Những người con gái ở làng Trinh Tiết hết mực chung thủy, chồng có ra trận mạc thì vẫn ở nhà nuôi con và chờ chồng. Mặc dù chồng có chết sớm thì người phụ nữ vẫn thủ tiết thờ chồng nuôi con chứ ít có người bước đi bước nữa. Nên là đời vua Lý ở thế kỷ thứ XI, nhà vua đi di hành sang đây, thấy truyền thống và nét đẹp đó từ những cô gái của làng thì vua phong cho làng này là Làng Trinh Tiết.
Người dân quanh đấy thì tin rằng theo truyền thuyết ngày xưa, một người con gái sắc nước hương trời tên Trần Thị Thanh, chồng mất đang khi tuổi vừa đôi mươi, đã bất kể bao trai làng ngấp nghé và ngỏ ý chắp nối mà ở vậy nuôi con thành một danh tướng về sau. Vì thế, khi vua Lý Thánh Tông ngự thuyền rồng qua làng và nghe biết chuyện bà Trần Thị Thanh, ngài ban sắc phong đổi tên làng Sêu thành làng Trinh Tiết là vậy.
Tự ngàn xưa, người dân của làng Trinh Tiết hay làng Sêu, đặc biệt những cô thiếu nữ, những người vợ, người mẹ, ngày một ngày hai chăm chỉ gắn bó với trồng trọt nông tang, nuôi tằm dệt lụa bên bờ sông Đáy lặng lờ chảy qua thôn xóm. Những năm tháng chiến chinh sau này cũng thế, phụ nữ làng Trinh Tiết vẫn nổi tiếng là những người đàn bà hay lam hay làm và một lòng một dạ với người chồng phương xa:
Những người con gái ở làng Trinh Tiết hết mực chung thủy, chồng có ra trận mạc thì vẫn ở nhà nuôi con và chờ chồng. Mặc dù chồng có chết sớm thì người phụ nữ vẫn thủ tiết thờ chồng nuôi con chứ ít có người bước đi bước nữaCó những người con gái sau khi kết hôn chỉ được mười lăm ngày ở với chồng, sau đó người chồng đi vào chiến trận và mãi mãi không về thì người phụ nữ đó vẫn một mực chung thủy và ở lại cùng bố mẹ chồng. Luật lệ thì cũng không bắt buộc song rất là hiếm, hầu như giai đoạn nào thời nào cũng vậy, cũng ít có người đi bước nữa.
ông Bùi Chí Dũng
Thực sự cái này cũng chỉ mang tính giáo dục chứ còn ngoài ra những biện pháp hà khắc như trong chế độ phong kiến thì làng này cũng không có. Đương nhiên không phải riêng tôi mà người dân Trinh Tiết đều rất tự hào về nề nếp từ ngàn xưa để lại, nhất là truyền thống đảm đang và nuôi dạy con cái trưởng thành.
Đời sống chúng tôi là nông nghiệp thuần túy và trồng dâu nuôi tằm, dệt cửi, dệt lụa. Sảm phẩm của làng Trinh Tiết cơ bản có gạo, dâu tằm, tằm tơ. .
Bước vào làng Trinh Tiết là bước vào một thôn làng cổ với hàng trăm ngõ ngách lát gạch đều đặn thẳng thớm. Bà Nguyễn Thị Nhiên, phó trưởng thôn, cũng là người chuyên trách Hội Phụ Nữ thôn, nói rằng đó là nhờ tập tục nộp gạch lấy chồng kéo dài nhiều thế kỷ trước:
Những con đường là mỗi một người con gái đi lấy chồng phải nộp 200 viên gạch đấy, nộp về cho cái xóm mình đi lấy chồng. Hoặc là gái làng mà lấy chồng từ xóm này sang xóm này cũng phải có 200 viên gạch để đóng góp. Ngày xưa các cụ là đều phải thế.
Theo lời một cụ bà cao niên 92 tuổi truyền lại mà Thanh Trúc nghe được, gái làng Trinh Tiết lấy chồng gần thì nộp gạch còn lấy chồng xa thì nộp hai mâm đồng cho làng bày cỗ. Kịp khi những con đường đi về trong thôn đã được lót kín gạch thì những thiếu nữ sau này muốn nên bề gia thất chỉ phải nộp gạch mà thôi. Cũng cần rõ là, cụ cao niên của làng Trinh Tiết nhấn mạnh, phần nhiều những cô phải nộp gạch trước khi lấy chồng là con nhà nghèo, còn cô nào bưng mâm đồng tới nộp đều là con nhà khá giả, có cơ hội đi lấy chồng xa quê.
Thực sự cái này cũng chỉ mang tính giáo dục chứ còn ngoài ra những biện pháp hà khắc như trong chế độ phong kiến thì làng này cũng không có. Đương nhiên không phải riêng tôi mà người dân Trinh Tiết đều rất tự hào về nề nếp từ ngàn xưa để lạiThực tế, năm 1940, khắp làng đã không còn con đường đất nào nữa. Đến năm 1954 thì tục lệ giao nộp gạch và mâm đồng được bãi bỏ. Bây giờ mọi sự đã thay đổi, những đường đi lối lại trong thôn hầu như được đổ bê tông lên mặt, đình làng được sửa sang trùng tu lại, người trong thôn đi xa khỏi đó cũng nhiều rồi đấy:
ông Bùi Chí Dũng
Như thôn Trinh Tiết đây thì sang sửa lại đình đẹp lắm, con cháu xa quê đều công đức nhiều lắm. Cổng làng Trinh Tiết thì hai bên cái hương ước lịch sử của làng thì vẫn truyền lại.
Nhận định thoáng hơn xưa kia
Những tục lệ bất thành văn và ràng buộc đôi với trai gái trong thôn đến giờ phút này không còn chặt chẽ như xưa, người trẻ trong làng tương đối thoáng trong giao tiếp hơn. Đó là nhận định của ông trưởng thôn Bùi Chí Dũng:
Vừa rồi báo chí cũng có về tìm hiểu và ghi nhận là những tục lệ làng cũng không còn vững, thế nhưng nề nếp gia phong cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người rồi, cũng không cần tới luật lệ của làng, cho nên làng cũng không đặt vấn đề là nếu có đôi trai gái nào mà có đi quá bước tình yêu, quả thật giờ phút này cũng không tránh khỏi, thì phải xử phạt thế nào thì điều đó cũng không có.
Thực ra xã hội hiện tại không còn được như xưa nữa nhưng mà cơ bản nhất thì người con gái làng Trinh Tiết vẫn giữ được nề nếp của tổ tiên.
Còn đối với chị phó trưởng thôn Nguyễn Thị Nhiên, hẳn là mọi sự chắc chắn theo thời gian phải có sự đổi dời, từ bộ mặt bộ mặt của thôn làng cho đến cuộc sống đưa đẫy con người ra khỏi nơi chốn an bình đó:
Bây giờ chỉ còn ít ngõ là ngõ gạch thôi, còn đâu là họ cũng sang sửa lại tất, đổ bê tông lên hết vì nó lâu năm quá rồi mà.
Những tục lệ làng cũng không còn vững, thế nhưng nề nếp gia phong cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người rồi, cũng không cần tới luật lệ của làng, cho nên làng cũng không đặt vấn đề là nếu có đôi trai gái nào mà có đi quá bước tình yêu, quả thật giờ phút này cũng không tránh khỏiGái làng Trinh Tiết đi xuất ngoại giỏi hơn ở trong làng ấy. Đi xuất ngoại là lấy chồng này, ăn nên làm ra hơn là ở trong làng ấy. Con cài của Làng Trinh Tiết cũng đi xa nhiều. cũng ủng hộ về nhiều đấy.
ông Bùi Chí Dũng
Ngày xưa các cụ nghiêm chỉnh lắm, nếu mà bị cái tiếng tăm là gọt trọc đầu bôi vôi luôn, ai cũng sợ. Bây giờ đi xa rồi va chạm nhiều nó còn đỡ lên nhiều đấy. Nhưng mà gái làng Trinh Tiết hơi bị kiêu đấy, rất là kiêu. Cái làng này nó có cái tập tục là đến cưới được người con gái của làng Trinh Tiết này nghe có vẻ là khó khăn hơn chứ không phải dễ dàng.
Hỏi tại sao con gái của làng Trinh Tiết lại có vẻ kiêu hơn những thiếu nữ các làng khác, chị Nguyễn Thị Nhiên, thường tự hào mình con gái làng Trinh Tiết chính gốc, trả lời rằng có lẽ ngoài đức tính thủy chung phụ nữ trong làng còn được cái đảm đang, nghiêm nghị và nhất là được cái đẹp người mà tiếng địa phương gọi là óng:
Gái làng Trinh Tiết cao mà óng, thắt đáy lưng ong, ta gọi là óng đấy. Các cụ ngày xưa còn đẹp nữa nên rằng vẫn có kiểu tự hào ấy. Nhưng mà chả biết có ai dạy chồng roi dâu hay roi mây không mà mang tiếng ấy đấy.
Gái làng Trinh Tiết không thay đổi mấy đâu, ngày xưa đi đâu nói gái Trinh Tiết là óng lắm. Thôn Trinh Tiết ngày trước có truyển thuyết “một cái giếng mẹ và chín cái giếng con”, tới giờ mới lấp dần mấy cái đó chứ. Còn gái Trinh Tiết óng, cao, thoát người nếu nói về da nhé. Các cụ tầm tuổi bây giờ bảy mươi nếu như chính gái Trinh Tiết là đẹp đến giờ. Như ngày trước bố tôi cũng kể lại, nếu thực sự người nào chính gốc là gái Trinh Tiết, gọi là phiên bản của gái làng Trình Tiết, thì người ta có cái nghiêm chỉnh nên tự nhiên lại có một câu ví luôn đấy. Dạy chồng roi dâu roi mây đấy, ngày xưa các cụ nghiêm chỉnh như thế.
Dưới mắt ông trưởng thôn Bùi Chí Dũng, tuy là một nơi chốn có khá nhiều di tích và huyền thoại của lịch sử nhưng Làng Trinh Tiết chưa thể được coi là một điểm có thể thu hút khách du lịch và mang lợi nhuận về cho bà con địa phương như mong ước:
Thực ra làng đây không phải và chưa phải là một điểm du lịch, còn trở thành một làng nghề thì cũng chưa xây dựng được. Chúng tôi đang cố gắng xây dựng cái truyền thống và những cái nghề để mà được công nhận là một làng nghề và một điểm du lịch trên tuyến du lịch chùa Hương.
Vừa qua là câu chuyện vui vẻ nhẹ nhàng về một ngôi làng có tên Trinh Tiết tại huyện Mỹ Đức, nơi có những người đàn bà son sắt, chung tình, giỏi giang và óng ả của miền quê Hà Nội.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc kính chào và xin hẹn lại tối thứ Năm tuần tới.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten