vrijdag 21 februari 2014

Các phe ở Ukraine ký thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng đẫm máu

Thứ sáu, 21/2/2014 23:06 GMT+7

Các phe ở Ukraine ký thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng

Tổng thống Ukraine và các đảng đối lập hôm nay ký thỏa thuận nhằm chấm dứt khủng hoảng và kết thúc cuộc đụng độ đẫm máu ở thủ đô Kiev.

ukraine-5731-1392997477.jpg
Các phe ở Ukraine đạt được thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng. Từ trái qua phải là thủ lĩnh Vitalii Klitschko của đảng Udar, thủ lĩnh Oleh Tyagnybok của đảng Svoboda, Tổng thống Viktor Yanukovych và thủ lĩnh Arseniy Yatsenyuk của đảng Batkivcshchyna. Ảnh: AFP
Thỏa thuận được ký kết tại dinh tổng thống ở thủ đô Kiev, với sự chứng kiến của Tổng thống Viktor Yanukovych, các đặc phái viên của Liên minh châu Âu (EU) và ba thủ lĩnh của phe đối lập, AFP đưa tin.
Theo thỏa thuận, Hiến pháp năm 2014 sẽ được khôi phục trong vòng 48 giờ và một chính phủ liên kết sẽ được thành lập trong vòng 10 ngày tới. Cải cách Hiến pháp sẽ được triển khai ngay lập tức theo hướng cân bằng quyền lực giữa tổng thống, chính phủ, quốc hội và hoàn tất trước tháng 9 năm nay.
BBC cho hay, thỏa thuận hòa bình cũng yêu cầu cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức sau khi Hiến pháp mới được áp dụng nhưng không muộn hơn tháng 12 năm nay. Một cuộc điều tra các hành vi bạo lực trong thời gian gần đây sẽ được tiến hành dưới sự giám sát chung của các nhà lãnh đạo Ukraine, phe đối lập và Hội đồng châu Âu.
Nội dung bản cam kết chỉ rõ các nhà chức trách sẽ không áp đặt tình trạng khẩn cấp, giới lãnh đạo Ukraine và phe đối lập sẽ kiềm chế không sử dụng bạo lực. Đồng thời, các loại vũ khí bất hợp pháp sẽ được bàn giao cho các cơ quan khác nắm giữ.
Thỏa thuận chốt lại với nội dung các bộ trưởng ngoại giao Pháp, Đức, Ba Lan và đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga kêu gọi chấm dứt ngay lập tức mọi hành vi bạo lực và xung đột.
Các điều khoản của thỏa thuận trên được thông qua sau một cuộc đàm phán kéo dài giữa Tổng thống Yanukovich, đại diện phe đối lập và bộ trưởng ngoại giao của ba nước Đức, Pháp, Ba Lan.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế Ukraine, 77 người thiệt mạng và 577 người bị thương vì các cuộc xung đột ở nước này trong hai ngày qua. Cộng đồng quốc tế bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng bạo lực đẫm máu đang diễn ra tại thủ đô Kiev.
Làn sóng biểu tình chống chính phủ bao trùm Ukraine kể từ cuối tháng 11/2013, sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký một hiệp định kinh tế với EU và thúc đẩy quan hệ với Nga. Moscow đã cam kết cho Ukraine vay 15 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Thùy Linh

Tin liên quan
 
Thứ sáu, 21/2/2014 12:09 GMT+7

Kiev trước và sau đụng độ đẫm máu

Nhiều khu vực trong Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev trở thành đống đổ nát  những cuộc đụng độ giữa phe biểu tình chống chính phủ với cảnh sát.

Trước tình trạng bạo lực tiếp diễn tại Ukraine, cộng đồng quốc tế đe dọa trừng phạt nếu hai bên không trở lại bàn đàm phán. Các ngoại trưởng Ba Lan, Pháp và Đức đáng lẽ dự kiến gặp ông Yanukovych và lãnh đạo phe đối lập hôm nay, nhưng họ bất ngờ rời thành phố vì lý do an ninh.
Quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev trước đây (phải) và sau khi bị chia cắt bởi những hàng rào bằng lốp xe, gạch đá. Ảnh: RT.
Khu vực từng là điểm tập trung, gặp gỡ của người dân Kiev trở thành bãi chiến trường. Ảnh: Google/Bloomberg.
Quảng trường này từng là điểm tập trung, gặp gỡ của người dân Kiev trước khi xảy ra biểu tình chống chính phủ. Ảnh: Flickr.
Toàn cảnh Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev. Nơi đây đang bị chia cắt bởi những hàng rào bằng lốp xe. gạch đá, gỗ vụn. Tòa nhà Trade Union, từng bị người biểu tình chiếm làm sở chỉ huy, bị châm lửa đốt hồi đầu tuần và chỉ còn lại những bức tường. Ảnh: RT.
Hiện tại, nơi này là bãi chiến trường giữa người biểu tình và cảnh sát. Ảnh: Reuters.
Tòa nhà Trade Union, từng bị người biểu tình chiếm làm sở chỉ huy, bị châm lửa đốt hồi đầu tuần và chỉ còn lại những bức tường
Tòa nhà Trade Union ở Kiev lúc thanh bình. Ảnh: Google.
Tòa nhà bị châm lửa đốt hồi đầu tuần, hiện chỉ còn lại những bức tường. Ảnh: AFP.
Tòa nhà bị châm lửa đốt hồi đầu tuần và cháy đen. Ảnh: AFP.
showing shock scene b4 and after police use water cannon against anti gorv protester
Khung cảnh trước (trái) và khi cảnh sát sử dụng súng nước đối phó người biểu tình chống chính phủ. Ảnh: Google/EPA.
Trong khi nhiều khu vực ở Quảng trường Độc lập trong thủ đô Kiev đã bị đổ nát thì Đồng hồ hoa, được cho là đồng hồ hoa lớn nhất ở châu Âu, vẫn còn nguyên ven.
Đồng hồ Hoa ở thủ đô Kiev, được cho là đồng hồ hoa lớn nhất châu Âu, trước (trái) và sau đụng độ. Ảnh: Google/Reuters.
images-kiev-independence-squar-1893-9875
Các cuộc biểu tình ở Ukraine nổ ra từ tháng 11, sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych rút khỏi một thỏa thuận thương mại như dự kiến với Liên minh châu Âu và quyết định chấp nhận viện trợ của Nga. Nhiều vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã xảy ra. Trong ảnh, mái vòm kính của một trung tâm mua sắm dưới lòng đất ở thủ đô Kiev trước (trái) và sau các cuộc đụng độ. Ảnh: Google/Reuters.
CNN dẫn nguồn từ đội y tế của người biểu tình cho hay có tới 100 người chết và 500 người bị thương trong các cuộc đụng độ hôm qua tại quảng trưởng Độc lập. Trước tình trạng bạo lực tiếp diễn tại Ukraine, cộng đồng quốc tế đe dọa trừng phạt nếu phe đối lập và chính phủ nước này không trở lại bàn đàm phán. Ảnh: RT.
CNN  dẫn nguồn từ đội y tế của người biểu tình cho hay có tới 100 người chết và 500 người bị thương trong các cuộc đụng độ hôm qua tại quảng trường Độc Lập. Ảnh: RT.
Nguyễn Tâm
 
 
 
Thứ sáu, 21/2/2014 10:39 GMT+7

Cảnh chiến tranh tái hiện giữa châu Âu

Natalia mở chiếc áo sơ mi ướt đẫm máu của một người biểu tình trẻ ra và cố hô hấp cho anh ta. Gương mặt tím tái ấy nhìn chằm chằm lên bầu trời. Trên quảng trường Độc lập, cuộc chiến hỗn loạn vẫn đang diễn ra. 

kiev5-4316-1392951340.jpg
Cảnh tượng hỗn loạn như một bộ phim chiến tranh khi người biểu tình Ukraine đụng độ với cảnh sát ở quảng trường Độc lập hôm qua. Ảnh: AFP
Gần chỗ Natalia ngồi, những người biểu tình đang điên cuồng gào lên yêu cầu mọi người tránh đường cho chiếc cáng mang một cơ thể bê bết máu. Chiếc mũ bảo hiểm đặt trên ngực, hai cánh tay anh ta buông thõng xuống như đã chết.
Những người biểu tình dẹp sang một bên, một số người giẫm đạp lên nhau, khói từ các các rào chắn và những lốp xe đang cháy bốc ngùn ngụt lên không gian quanh họ, giống như cảnh tượng trong một bộ phim chiến tranh.
Đó là ngày đẫm máu nhất trong suốt ba tháng của cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ukraine, đặc biệt là trên quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev. Cảnh sát chống bạo động đã nã một loạt đạn cao su về phía những người biểu tình, họ đáp đáp trả bằng bom xăng và đá. Cảnh sát quyết tâm giành lại quyền kiểm soát quảng trường, trung tâm của phong trào biểu tình do phe đối lập dẫn đầu.
Gần quảng trường, khách sạn Ukraine cao ngất ngưởng được xây dựng từ thời Xô viết. Đây là nơi nhiều phóng viên nước ngoài đưa tin về tình hình bất ổn ở nước này đang tạm trú. Một lá cờ chữ thập đỏ được gắn trên bảng hiệu của tòa nhà, nơi hiện được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến kiêm nhà xác. 
Ở bên trong, tại sảnh khách sạn, các tình nguyện viên y tế đang hối hả. 7 thi thể phủ vải trắng xếp hàng trên sàn nhà trước quầy lễ tân.
"Họ bị bắn vào đầu hoặc tim bằng đạn thật chứ không phải đạn cao su", tình nguyện viên Natalia nói, rồi chỉ vào một chiếc áo chống đạn dính máu nằm trên sàn khách sạn, với một lỗ thủng xuyên qua.
Cả người biểu tình và cảnh sát đều cáo buộc nhau dùng đạn thật trong các vụ đụng độ, trong đó Bộ Nội vụ khẳng định lực lượng an ninh chỉ nã súng để tự vệ. Theo đội ngũ y tế, hơn 60 người biểu tình đã thiệt mạng do bị trúng đạn hôm qua. 
kiev-1401-1392949769.jpg
Một người đàn ông nắm tay đứa con trai đã chết trước khi thi thể được chuyển từ một khách sạn đến bệnh viện địa phương. Ảnh: Reuters
Trở lại quảng trường Độc lập, những người biểu tình đang điều chỉnh các rào chắn chỉ cho một phóng viên thấy những tấm lá chắn kim loại với các dấu vết như lỗ đạn. Các đó không xa, cảnh sát chống bạo động đang bắn cảnh cáo.
"Mọi thứ bắt đầu vào khoảng 8h sáng, khi cảnh sát tấn công Conservatory", người biểu tình tên Andrei nói, nhắc đến một nhà hát mà phe đối lập chiếm giữ. "Chúng tôi tiến về phía trước để đẩy lùi họ và họ chĩa súng để bắn chúng tôi".
Cả phe đối lập và cảnh sát tố cáo nhau sử dụng súng và vũ lực. Đã xuất hiện những đoạn video quay cảnh lực lượng an ninh bắn về phía người biểu tình, cũng như cảnh những người dường như thuộc phe đối lập ẩn mình trong các tòa nhà và sử dụng súng bắn tỉa nã đạn ra quảng trường.
'Ukraine vinh quang'
Giữa khung cảnh nháo nhào trên quảng trường, tiếng loa phóng thanh vang lên cảnh báo về những tay súng khả nghi trên các nóc nhà và cửa sổ ở các tòa nhà gần đó.
Với một số người, sự hỗn loạn này vượt quá khả năng chịu đựng của họ. Sau khi cố gắng tìm hiểu cuộc tàn sát đang diễn ra xung quanh mình, một nam thanh niên ngồi phịch xuống trên vỉa hè, thở hổn hển. Gần đó, một phụ nữ trung niên ngồi khóc nức nở dù chồng bà dỗ dành.
Nhưng trên hết, họ có không có nhiều thời gian để lãng phí. Mọi khoảng thời gian rảnh rỗi đều được tận dụng để củng cố thành lũy và dự trữ bom xăng.
Trên một khu vực của quảng trường, hàng trăm người biểu tình, trong đó có cả các cụ ông và các thiếu nữ, đang xếp thành hàng dài băng qua các vỉa hè đến tận chiến tuyến, trong khi những người đàn ông mặc đồ ngụy tranglôi các bốt điện thoại để biến chúng thành rào chắn. 
Từ một bục ở giữa quảng trường, tiếng hô "Ukraine vinh quang" vang lên, giữa cảnh hoang tàn ở trung tâm Kiev.
kiev2-6025-1392949769.jpg
Người biểu tình Ukraine lắng nghe bài phát biểu của các thủ lĩnh sáng sớm ngày 21/2. Ảnh: Reuters
Anh Ngọc (theo AFP)
 
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/canh-chien-tranh-tai-hien-giua-chau-au-2954262.html

Thứ sáu, 21/2/2014 00:03 GMT+7

Ukraine giằng xé giữa EU và Nga

Mâu thuẫn giữa người biểu tình Ukraine với chính phủ không chỉ bắt nguồn từ một hiệp định thương mại bị hủy, mà nguyên nhân sâu xa là mối quan hệ tay ba phức tạp với Nga và Liên minh châu Âu (EU). 

20140219-Ukraine-hp-slide-F-3877-1392890
Khủng hoảng chính trị tại Ukraine bắt nguồn từ mối quan hệ tay ba phức tạp giữa nước này với Nga và EU. Ảnh minh họa: New York Times
Ukraine với tổng diện tích 603.700 km2 và dân số hơn 45 triệu người, là quốc gia lớn nhất nằm chắn giữa Nga và EU. Cho đến trước năm 1991, Ukraine vẫn là một nước thành viên thuộc Liên Xô, và chỉ trở thành quốc gia có chủ quyền độc lập sau khi siêu cường của mặt trận phía Đông tan rã và bức tường Berlin sụp đổ.
Nhưng quá trình hình thành nhà nước Ukraine độc lập không chỉ là vấn đề chính trị nội bộ, mà là kết quả của mối quan hệ phức tạp giữa quốc gia này với Nga và phương Tây.
EU với sự hậu thuẫn của Mỹ tập trung xây dựng và củng cố mối quan hệ với các nước Đông Âu, nhằm truyền bá hệ giá trị tư tưởng phương Tây. Chính vì vậy, EU coi việc Tồng thống Viktor Yanukovych từ chối ký kết hiệp định thương mại với khối hồi cuối năm 2013, là biểu hiện của sự quy thuận trước sức ép chính trị từ Nga.
Nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow không gây sức ép lên Kiev, và rằng "Nga đã, đang và sẽ luôn tôn trọng chủ quyền của tất cả các nước trên thế giới, bao gồm các quốc gia mới hình thành sau khi Liên Xô sụp đổ".
Hàng chục nghìn người đã đổ xuống đường tại thủ đô Kiev vào đầu tháng 11/2013, yêu cầu Tổng thống Yanukovych tái khởi động đàm phán để nối lại việc ký kết hiệp định thương mại với EU. 
Trong bối cảnh các nhà ngoại giao châu Âu đòi hỏi Ukraine cam kết cải cách mạnh mẽ hơn, ông Yanukovych quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga nhằm làm giảm khủng hoảng kinh tế. Một thỏa thuận được lãnh đạo hai nước ký kết tại Moscow vào giữa tháng 12/2013. Theo đó, Nga đồng ý chi 15 tỷ USD để mua trái phiếu của Ukraine và giảm giá gas tới một phần ba.
Tuy nhiên, phe đối lập ủng hộ EU chỉ trích rằng thỏa thuận này như một sự đầu hàng của Ukraine trước Nga. 
Cuộc biểu tình suốt ba tháng qua cũng là kết quả của sự mâu thuẫn giữa hai miền đông và tây Ukraine. Người biểu tình đa phần đến từ các vùng phía tây, gần gũi với EU về cả phương diện địa lý và quan điểm chính trị. Trong khi đó, cánh phía đông lại có liên hệ gần gũi với Nga.
71620796-eu-russia-summit-2833-139294991
Ukraine là quốc gia lớn nhất nằm chắn giữa Nga (xanh dương) và EU (vàng). Đồ họa: BBC
Thậm chí không ít người so sánh sự kiện lần này với cách mạng Cam năm 2004, cuộc vận động chính trị khiến ông Yanukovych phải từ bỏ tham vọng thành tổng thống trong thời gian 5 năm. Chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử năm 2010 được cho là vẽ lại bản đồ địa chính trị tại châu Âu, đảo ngược con đường của cách mạng Cam và đưa Ukraine trở lại phạm vi ảnh hưởng của Nga.
"Những thay đổi diễn ra sau cách mạng Cam chưa đủ độ sâu rộng. Nhưng thời gian gần đây, người ta dường như ý thức mạnh mẽ rằng có một cơ hội thực sự cho sự bắt đầu mới", CNN dẫn lời chuyên gia phân tích chính sách Dalibor Rohac thuộc Viện nghiên cứu Cato.
Một nguyên nhân khác khiến Tổng thống Yanukovych ngả về phía Moscow, chứ không phải EU là bởi hiệp định thương mại với Liên minh còn đi kèm với điều kiện trả tự do cho cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko, địch thủ chính trị một thời của ông.
EU luôn coi việc bà Tymoshenko bị kết án 7 năm tù cho tội danh lạm dụng chức vụ khi tiến hành giải quyết vụ tranh chấp khí đốt với Nga vào năm 2009 là mang động cơ chính trị.
Mỹ và EU công khai ủng hộ người biểu tình chống chính phủ. Trong khi đó, Nga lên tiếng kêu gọi người biểu tình "từ bỏ các mối đe dọa và tối hậu thư", cũng như coi hành động chiếm giữ quảng trường Độc Lập mang "tính khiêu khích".
Nhưng giữa Mỹ và EU cũng không hoàn toàn thống nhất quan điểm trong vấn đề Ukraine. Bà Victoria Nuland, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu được cho là đã nói một câu chửi thề EU trong cuộc điện đàm gần đây với đại sứ Mỹ tại Ukraine. Trong đoạn video dài 4 phút được tung lên Youtube, bà tỏ thái độ giận dữ với EU vì khối này thiếu hành động đối phó với biểu tình ở Ukraine.
Một đoạn video thứ hai được tung lên mạng ngay sau đó, ghi lại cuộc đối thoại giữa ông Helga Schmid, một quan chức ngoại giao cao cấp của Đức, với đặc sứ EU tại Kiev. Ông Schmid phản nàn việc Mỹ chỉ trích chính sách đối ngoại của châu Âu là "không công bằng".
nguyenbieu-tinh-7647-139278437-7381-2879
Người biểu tình muốn Tổng thống Viktor Yanukovych từ chức, để mở đường cho cuộc cải tổ chính trị mới. Ảnh minh họa: KyivPost
Tiêu điểm của phong trào biểu tình không chỉ còn xoay quanh hiệp định thương mại, mà tập trung vào kết cấu quyền lực hiện tại. Phe đối lập yêu cầu Tổng thống Yanukovych từ chức, để mở đường cho cuộc bầu cử mới. Họ tố cáo ông tập trung quá nhiều quyền lực trong tay, khuynh loát cả quốc hội. Rất nhiều đề nghị cải cách được phe đối lập đưa ra trong những tuần gần đây, để thay đổi luật hiện hành và thậm chí là cả hiến pháp.
Tổng thống Yanukovych không có ý định nởi lỏng quyền kiểm soát với chính phủ, mà còn nỗ lực khống chế phong trào biểu tình bằng những biện pháp mạnh tay hơn. Điều này dẫn đến tình trạng bạo lực nhanh chóng leo thang trong thời gian gần đây, khiến ít nhất hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương. 
Sau cuộc đụng độ đẫm máu tối 18/2, Tổng thống Yanukovych và lãnh đạo phe đối lập đã đạt được thỏa thuận đình chiến và bắt đầu tiến trình đàm phán. Đây được cho là động thái tích cực trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ngày càng đi vào bế tắc. 
"Lãnh đạo của cả phe đối lập và chính phủ đã đối thoại trong nhiều tuần nay. Các nhà ngoại giao hàng đầu quốc tế cũng tham gia vào tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng. Nhưng kết quả nhận được dường như là ngày càng tệ hơn", bình luận viên Greg Botelho của CNN nhận định. "Liệu chính phủ hay phe đối lập có chấp nhận nhượng bộ để kết thúc mọi việc trong hòa bình hay không. Câu hỏi dường như khó lòng có lời giải đáp vào lúc này".
Đức Dương

Geen opmerkingen:

Een reactie posten