Bệnh ung thư tiếp tục lan rộng trên thế giới
REUTERS/Jonathan Alcorn/Files
Ung thư, căn bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục phát triển rộng trên khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển, dự tính từ nay đến năm 2030, mỗi năm sẽ có thêm 22 triệu trường hợp mới mắc bệnh . Trong khi con số này trong năm 2012 là 14 triệu. Trên đây là số liệu của một báo cáo toàn cầu về bệnh ung thư được công bố ngày 03/2/2014.
Báo cáo mang tiêu đề “World Cancer Report 2014” dày 600 trang do 25 chuyên gia của 40 nước thực hiện đã đưa ra những số liệu đáng sợ về tình hình phát triển bệnh ung thư trên toàn cầu. Theo đó, mặc dù đã có không ít tiến bộ trong điều trị, các ca tử vong vì ung thư vẫn tiệp tục tăng. Nếu như năm 2012 có 8,2 triệu người từ vong bởi căn bệnh nan y này thì đến năm 2030 con số đó lên tới 13 triệu người.
Trong lời dẫn cho bản báo cáo được Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế ( CIRC/IARC), bà Margaret Chan, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới (OMS) viết : “Các nước có thu nhập thấp và trung bình là những nơi bị mắc ung thư nhiều nhất bởi rất đông trong số các quốc gia này trang bị y tế còn thấp kém không thể đối phó với sự lan tràn của bệnh ung thư”.
Theo báo cáo nêu trên, trong năm 2012, ung thư phổi trở thành căn bệnh ung thư phổ biến nhất với 1,8 triệu bệnh nhân, tức chiếm 13% các loại bệnh ung thư. Tiếp đó đến ung thư vú với 1,7 triệu bệnh nhân và ung thư ruột kết, 1,4 triệu người.
Ung thư phổi cũng gây nhiều tử vong nhất với 1,6 triệu trường hợp trong năm 2012, đứng trước ung thư gan với 800 nghìn trường hợp tử vong và ung thư dạ dày 700 nghìn trường hợp.
Bản báo cáo cũng phân loại, đàn ông thường bị mắc và tử vong vì ung thư nhiều hơn phụ nữ, chiếm 53% mắc bệnh và 57% tử vong. Châu Phi, châu Á và Mỹ latinh là những lục địa có nhiều người mắc và tử vong vì ung thư cao.
Ngày càng nhiều người mắc ung thư do cách sinh hoạt
Giám đốc trung tâm CIRC Christopher Wild cảnh báo tình hình phát triển bệnh ung thư sẽ còn “nghiêm trọng hơn nữa trong những thập kỷ tới đặt ra những thách thức lớn cho những nước có thu nhập thấp và trung bình”.
Các loại bệnh ung thư có liên quan đến nhiễm trùng (ung thư gan, dạ dày và cổ tử ung) cùng với ung thư phổi, vú, ruột kết đều có liên quan đến các tác nhân nguy hiểm như thuốc lá, rượu, béo phì, thiếu vận động hoặc tiêu dùng các loại thực phẩm công nghiệp, chủ yếu phổ biến ở những nước giàu.
Gần một nửa trong số 14 triệu trường hợp mới mắc ung thư thuộc khu vực châu Á (trong đó chủ yếu là Trung Quốc). Trong khi đó châu Âu chỉ chiếm ¼ số bệnh nhân ung thư mới mắc, Hoa kỳ chiếm 1/5 và Trung Đông chỉ chiếm 8%.
Các chuyên gia khuyến cáo các nước không nên chỉ thỏa mãn với việc tìm kiếm cách điều trị mới mà cần phải có biện pháp phòng bệnh trên diện rộng, chủ động phát hiện sớm, luật hóa các biện pháp phòng chống thuốc lá và nghiện rượu.
Trong lời dẫn cho bản báo cáo được Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế ( CIRC/IARC), bà Margaret Chan, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới (OMS) viết : “Các nước có thu nhập thấp và trung bình là những nơi bị mắc ung thư nhiều nhất bởi rất đông trong số các quốc gia này trang bị y tế còn thấp kém không thể đối phó với sự lan tràn của bệnh ung thư”.
Theo báo cáo nêu trên, trong năm 2012, ung thư phổi trở thành căn bệnh ung thư phổ biến nhất với 1,8 triệu bệnh nhân, tức chiếm 13% các loại bệnh ung thư. Tiếp đó đến ung thư vú với 1,7 triệu bệnh nhân và ung thư ruột kết, 1,4 triệu người.
Ung thư phổi cũng gây nhiều tử vong nhất với 1,6 triệu trường hợp trong năm 2012, đứng trước ung thư gan với 800 nghìn trường hợp tử vong và ung thư dạ dày 700 nghìn trường hợp.
Bản báo cáo cũng phân loại, đàn ông thường bị mắc và tử vong vì ung thư nhiều hơn phụ nữ, chiếm 53% mắc bệnh và 57% tử vong. Châu Phi, châu Á và Mỹ latinh là những lục địa có nhiều người mắc và tử vong vì ung thư cao.
Ngày càng nhiều người mắc ung thư do cách sinh hoạt
Giám đốc trung tâm CIRC Christopher Wild cảnh báo tình hình phát triển bệnh ung thư sẽ còn “nghiêm trọng hơn nữa trong những thập kỷ tới đặt ra những thách thức lớn cho những nước có thu nhập thấp và trung bình”.
Các loại bệnh ung thư có liên quan đến nhiễm trùng (ung thư gan, dạ dày và cổ tử ung) cùng với ung thư phổi, vú, ruột kết đều có liên quan đến các tác nhân nguy hiểm như thuốc lá, rượu, béo phì, thiếu vận động hoặc tiêu dùng các loại thực phẩm công nghiệp, chủ yếu phổ biến ở những nước giàu.
Gần một nửa trong số 14 triệu trường hợp mới mắc ung thư thuộc khu vực châu Á (trong đó chủ yếu là Trung Quốc). Trong khi đó châu Âu chỉ chiếm ¼ số bệnh nhân ung thư mới mắc, Hoa kỳ chiếm 1/5 và Trung Đông chỉ chiếm 8%.
Các chuyên gia khuyến cáo các nước không nên chỉ thỏa mãn với việc tìm kiếm cách điều trị mới mà cần phải có biện pháp phòng bệnh trên diện rộng, chủ động phát hiện sớm, luật hóa các biện pháp phòng chống thuốc lá và nghiện rượu.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten