Tăng trưởng : Nhật Mỹ bừng dậy, Châu Âu thụt lùi
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói chuyện với giới lãnh đạo doanh nghiệp tại Japan Akademeia, Tokyo, 17/05/2013
REUTERS/Issei Kato
Trong bài "Tăng trưởng: Nhật Mỹ bừng dậy, châu Âu thụt lùi", báo Liberation trích dẫn con số thống kê quý I của Tổ chức Hợp tác và Phát triển - OCDE - cho biết, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đều có mức tăng trưởng. Kinh tế Mỹ tăng 2,5% và có thể đạt mức 3%. Nhật Bản có mức tăng trưởng ngạc nhiên là 0,9% và có thể lên tới 3,5%. Trong khi đó, hầu hết các nền kinh tế chính của Liên Hiệp Châu Âu đều suy thoái : Tổng sản phẩm quốc nội của Pháp giảm 0,1%, Tây Ban Nha -1,5%, Ý -1,3%, Hà Lan -0,8% và tỉ lệ thất nghiệp của châu Âu đạt mức kỉ lục (12,1%).
Giải thích sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản, Libération phân tích chính sách lạm phát của thủ tướng Nhật Shinzo Abe, được gọi là « Abenomics ». Chính sách phục hồi kinh tế bao gồm ba mục tiêu : Hạ giá đồng yên, thúc đẩy sử dụng ngân sách và chiến lược phát triển.
Với việc hạ giá đồng yên, xuất khẩu đã tăng 3,8% từ đầu năm, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu ô tô, đặc biệt sang thị trường Mỹ. Chính phủ Nhật rót 60 triệu euro vào các lĩnh vực công, đặc biệt trong việc tái xây dựng cơ sở hạ tầng sau thảm họa tsunami năm 2011 và tạo 600 000 việc làm.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế không lạc quan trước kết quả trên. Họ cho rằng kết quả của chính sách này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn vì nợ công Nhật Bản đang ở mức cao, chiếm 240% tổng sản phẩm quốc nội, và Nhật Bản cần chủ trương lĩnh vực tư phải là động cơ chính của tăng trưởng kinh tế, chứ không phải là lĩnh vực công, để tiếp tục phục hồi kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ, đạt 2,5% quý đầu năm, lại nhờ vào việc Ngân hàng Trung ương rót tiền vào hệ thống tài chính Mỹ, khoảng 3 000 tỉ đô la (2 300 tỉ euro). Ngoài ra, sự tăng trưởng này cũng nhờ vào một vài yếu tố khác : Giá năng lượng giảm nhờ việc sử dụng dầu khí đá phiến (schiste) và thị trường lao động linh hoạt (các công ty thoải mái tuyển nhân viên vì họ có thể sa thải nếu cần, nhờ đó tỉ lệ thất nghiệp từ 10% giảm xuống còn 7,5%).
Đánh giá kết quả trên, nhiều chuyên gia cho rằng, tăng trưởng hiện nay của Mỹ không hẳn nhờ vào việc tạo việc làm cho ngành sản xuất khí đá phiến, mà là ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch với 30% việc làm mới. Hơn nữa, tiêu dùng là động cơ hàng đầu của tăng trưởng Mỹ và con số này vẫn tăng trong quý đầu năm 2013. Thế nhưng, thu nhập cá nhân giảm từ sau cuộc khủng hoảng sẽ khiến các gia đình thắt chặt chính sách tiết kiệm.
Về tình trạng suy thoái tại châu Âu, tác giả dẫn lại lời của một chuyên gia kinh tế cho rằng : « Thảm họa của châu Âu là do chính sách khắc khổ ». Theo ông, Liên Hiệp Châu Âu, đặc biệt là Pháp, nên thực hiện theo chính sách tiền tệ năng động và tăng chi phí công của các quốc gia trên.
Trong khi hai cường quốc này chú trọng tăng trưởng kinh tế, Liên Hiệp Châu Âu lại ưu tiên chính sách khắc khổ. Như vậy, nền kinh tế không thể phát triển. Theo chuyên gia kinh tế này, hai điều khó mà chính phủ phải thực hiện để khôi phục kinh tế là giảm thuế để thúc đẩy tiêu dùng và giảm thâm hụt công ngay khi tỉ lệ thất nghiệp giảm trở lại.
Nhật Bản muốn biến tình trạng lão hóa dân số thành thế mạnh
Theo dự đoán của một chuyên gia kinh tế được đăng trên báo Libération, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, liệu dân số già có phải là một gánh nặng cho ngân sách Nhà nước ? Phóng viên báo Le Figaro giải thích vấn đề trong bài điều tra đề tựa "Nhật Bản muốn biến tình trạng lão hóa dân số thành thế mạnh".
Tác giả nhắc lại dân số Nhật ngày càng ít và người già ngày càng nhiều. Điều này ảnh hưởng nặng nề tới tăng trưởng kinh tế và quan hệ quốc tế. Người già chi phí ít cho tiêu dùng. Hơn nữa, Nhà nước phải chi hàng năm khoảng 10 000 tỉ yên (100 tỉ euro) cho chăm sóc sức khỏe. Ngoài lĩnh vực y tế, không một lĩnh vực nào hoan nghênh người già. Các doanh nghiệp Nhật Bản đều tìm cách đầu tư sang các thị trường đang phát triển nước ngoài. Nhật Bản không ngần ngại kéo dài tuổi lao động. Ví dụ : 16% phụ nữ Nhật trong độ tuổi từ 65 tới 69 vẫn đi làm (trong khi đó ở Pháp là 3,5%). Các công ty môi giới việc làm đều có một ban tuyển người già cho các công việc tạm thời mà cho đến nay hầu hết đều do sinh viên nước ngoài làm.
Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Ấn Độ
Vẫn liên quan đến tình hình châu Á, nhật báo Le Figaro thông tin chuyến thăm chính thức của thủ tướng Trung Quốc tại Ấn Độ, từ 19 đến 21 tháng 5, mặc dù tranh chấp biên giới giữa hai nước đang căng thẳng. Thông qua chuyến thăm của thủ tướng Lý Khắc Cường, Bắc Kinh và New Delhi muốn tăng cường tình đoàn kết cho một « châu Á mạnh mẽ » là « động cơ kinh tế của thế giới ».
Tuy nhiên, đằng sau nụ cười ngoại giao nổi lên nhiều khó khăn và bất đồng. Trung tâm mâu thuẫn là vấn đề biên giới. Từ khi Ấn Độ độc lập, Trung Quốc đòi lại nhiều vùng đất giáp biên. Tháng 4 vừa qua, quân đội Trung Quốc đã lập trại sâu 19 km của vùng Ladakh thuộc Ấn. Họ chỉ rút về nước trước chuyến thăm Bắc Kinh của bộ trưởng bộ Ngoại giao Ấn Độ.
Ngoài vấn đề biên giới, New Dehli cũng không có cái nhìn thiện cảm với mối quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc và Pakistan, kẻ thù số 1 trong khu vực của họ. Cũng như vậy, Trung Quốc không hài lòng với mối quan hệ thân mật giữa Mỹ và Ấn Độ thời gian gần đây. Hơn nữa, Ấn Độ cũng trang bị vũ khí hiện đại hơn từ sau cuộc chiến Trung-Ấn năm 1962. Đây là mối đe dọa cho các vùng tự trị đang căng thẳng của Trung Quốc, như Tây Tạng và Tân Cương.
Vatican : Giáo Hoàng không muốn tín đồ an nhàn « ngồi salon »
Quay sang châu Âu, nhân lần xuất hiện trước giáo dân tại Lễ hạ trần, báo Le Figaro dành hai trang cho Giáo Hoàng Phanxicô với tựa đề "Giáo hoàng không muốn tín đồ an nhàn 'ngồi salon' ".
Thuyết giáo trước 200 000 giáo dân tại quảng trường Saint-Pierre, Giáo Hoàng Phanxicô lần nữa kêu gọi Nhà thờ phải cởi mở hơn vì « khi Nhà thờ khép mình, Nhà thờ sẽ ngã bệnh ». Người đứng đầu Tòa thánh cũng kêu gọi : « Chúng ta không thể trở thành giáo dân chỉ nói lý thuyết và bình thản nhâm nhi trà. Chúng ta phải đi tìm những người cùng da thịt của Chúa - người nghèo ».
Bài báo đăng bức ảnh đức Thánh cha Phanxicô cười hạnh phúc thả hai chú chim bồ câu mà một giáo dân mang tặng. Hình ảnh này được hiểu như Giáo Hoàng từ bỏ vị trí nhà lãnh đạo ngồi một chỗ mà ở gần giáo dân hơn, đồng thời tham gia các sự kiện quan trọng khác ngoài công việc liên quan đến Vatican.
Minh họa cho ý này, một bài báo nhỏ bên cạnh đăng bài và ảnh Giáo Hoàng nói chuyện kinh tế châu Âu với thủ tướng Đức Angela Merkel. Trả lời phỏng vấn, bà nói : « Các nền kinh tế được tạo ra để phục vụ con người. Thế nhưng, điều này là không đúng trong những năm gần đây. Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rõ ràng là phải khôi phục châu Âu mạnh mẽ, đúng đắn và công bằng ».
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130520-tang-truong-nhat-ban-va-my-thuc-tinh-lien-minh-chau-au-thut-lui
Giải thích sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản, Libération phân tích chính sách lạm phát của thủ tướng Nhật Shinzo Abe, được gọi là « Abenomics ». Chính sách phục hồi kinh tế bao gồm ba mục tiêu : Hạ giá đồng yên, thúc đẩy sử dụng ngân sách và chiến lược phát triển.
Với việc hạ giá đồng yên, xuất khẩu đã tăng 3,8% từ đầu năm, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu ô tô, đặc biệt sang thị trường Mỹ. Chính phủ Nhật rót 60 triệu euro vào các lĩnh vực công, đặc biệt trong việc tái xây dựng cơ sở hạ tầng sau thảm họa tsunami năm 2011 và tạo 600 000 việc làm.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế không lạc quan trước kết quả trên. Họ cho rằng kết quả của chính sách này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn vì nợ công Nhật Bản đang ở mức cao, chiếm 240% tổng sản phẩm quốc nội, và Nhật Bản cần chủ trương lĩnh vực tư phải là động cơ chính của tăng trưởng kinh tế, chứ không phải là lĩnh vực công, để tiếp tục phục hồi kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ, đạt 2,5% quý đầu năm, lại nhờ vào việc Ngân hàng Trung ương rót tiền vào hệ thống tài chính Mỹ, khoảng 3 000 tỉ đô la (2 300 tỉ euro). Ngoài ra, sự tăng trưởng này cũng nhờ vào một vài yếu tố khác : Giá năng lượng giảm nhờ việc sử dụng dầu khí đá phiến (schiste) và thị trường lao động linh hoạt (các công ty thoải mái tuyển nhân viên vì họ có thể sa thải nếu cần, nhờ đó tỉ lệ thất nghiệp từ 10% giảm xuống còn 7,5%).
Đánh giá kết quả trên, nhiều chuyên gia cho rằng, tăng trưởng hiện nay của Mỹ không hẳn nhờ vào việc tạo việc làm cho ngành sản xuất khí đá phiến, mà là ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch với 30% việc làm mới. Hơn nữa, tiêu dùng là động cơ hàng đầu của tăng trưởng Mỹ và con số này vẫn tăng trong quý đầu năm 2013. Thế nhưng, thu nhập cá nhân giảm từ sau cuộc khủng hoảng sẽ khiến các gia đình thắt chặt chính sách tiết kiệm.
Về tình trạng suy thoái tại châu Âu, tác giả dẫn lại lời của một chuyên gia kinh tế cho rằng : « Thảm họa của châu Âu là do chính sách khắc khổ ». Theo ông, Liên Hiệp Châu Âu, đặc biệt là Pháp, nên thực hiện theo chính sách tiền tệ năng động và tăng chi phí công của các quốc gia trên.
Trong khi hai cường quốc này chú trọng tăng trưởng kinh tế, Liên Hiệp Châu Âu lại ưu tiên chính sách khắc khổ. Như vậy, nền kinh tế không thể phát triển. Theo chuyên gia kinh tế này, hai điều khó mà chính phủ phải thực hiện để khôi phục kinh tế là giảm thuế để thúc đẩy tiêu dùng và giảm thâm hụt công ngay khi tỉ lệ thất nghiệp giảm trở lại.
Nhật Bản muốn biến tình trạng lão hóa dân số thành thế mạnh
Theo dự đoán của một chuyên gia kinh tế được đăng trên báo Libération, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, liệu dân số già có phải là một gánh nặng cho ngân sách Nhà nước ? Phóng viên báo Le Figaro giải thích vấn đề trong bài điều tra đề tựa "Nhật Bản muốn biến tình trạng lão hóa dân số thành thế mạnh".
Tác giả nhắc lại dân số Nhật ngày càng ít và người già ngày càng nhiều. Điều này ảnh hưởng nặng nề tới tăng trưởng kinh tế và quan hệ quốc tế. Người già chi phí ít cho tiêu dùng. Hơn nữa, Nhà nước phải chi hàng năm khoảng 10 000 tỉ yên (100 tỉ euro) cho chăm sóc sức khỏe. Ngoài lĩnh vực y tế, không một lĩnh vực nào hoan nghênh người già. Các doanh nghiệp Nhật Bản đều tìm cách đầu tư sang các thị trường đang phát triển nước ngoài. Nhật Bản không ngần ngại kéo dài tuổi lao động. Ví dụ : 16% phụ nữ Nhật trong độ tuổi từ 65 tới 69 vẫn đi làm (trong khi đó ở Pháp là 3,5%). Các công ty môi giới việc làm đều có một ban tuyển người già cho các công việc tạm thời mà cho đến nay hầu hết đều do sinh viên nước ngoài làm.
Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Ấn Độ
Vẫn liên quan đến tình hình châu Á, nhật báo Le Figaro thông tin chuyến thăm chính thức của thủ tướng Trung Quốc tại Ấn Độ, từ 19 đến 21 tháng 5, mặc dù tranh chấp biên giới giữa hai nước đang căng thẳng. Thông qua chuyến thăm của thủ tướng Lý Khắc Cường, Bắc Kinh và New Delhi muốn tăng cường tình đoàn kết cho một « châu Á mạnh mẽ » là « động cơ kinh tế của thế giới ».
Tuy nhiên, đằng sau nụ cười ngoại giao nổi lên nhiều khó khăn và bất đồng. Trung tâm mâu thuẫn là vấn đề biên giới. Từ khi Ấn Độ độc lập, Trung Quốc đòi lại nhiều vùng đất giáp biên. Tháng 4 vừa qua, quân đội Trung Quốc đã lập trại sâu 19 km của vùng Ladakh thuộc Ấn. Họ chỉ rút về nước trước chuyến thăm Bắc Kinh của bộ trưởng bộ Ngoại giao Ấn Độ.
Ngoài vấn đề biên giới, New Dehli cũng không có cái nhìn thiện cảm với mối quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc và Pakistan, kẻ thù số 1 trong khu vực của họ. Cũng như vậy, Trung Quốc không hài lòng với mối quan hệ thân mật giữa Mỹ và Ấn Độ thời gian gần đây. Hơn nữa, Ấn Độ cũng trang bị vũ khí hiện đại hơn từ sau cuộc chiến Trung-Ấn năm 1962. Đây là mối đe dọa cho các vùng tự trị đang căng thẳng của Trung Quốc, như Tây Tạng và Tân Cương.
Vatican : Giáo Hoàng không muốn tín đồ an nhàn « ngồi salon »
Quay sang châu Âu, nhân lần xuất hiện trước giáo dân tại Lễ hạ trần, báo Le Figaro dành hai trang cho Giáo Hoàng Phanxicô với tựa đề "Giáo hoàng không muốn tín đồ an nhàn 'ngồi salon' ".
Thuyết giáo trước 200 000 giáo dân tại quảng trường Saint-Pierre, Giáo Hoàng Phanxicô lần nữa kêu gọi Nhà thờ phải cởi mở hơn vì « khi Nhà thờ khép mình, Nhà thờ sẽ ngã bệnh ». Người đứng đầu Tòa thánh cũng kêu gọi : « Chúng ta không thể trở thành giáo dân chỉ nói lý thuyết và bình thản nhâm nhi trà. Chúng ta phải đi tìm những người cùng da thịt của Chúa - người nghèo ».
Bài báo đăng bức ảnh đức Thánh cha Phanxicô cười hạnh phúc thả hai chú chim bồ câu mà một giáo dân mang tặng. Hình ảnh này được hiểu như Giáo Hoàng từ bỏ vị trí nhà lãnh đạo ngồi một chỗ mà ở gần giáo dân hơn, đồng thời tham gia các sự kiện quan trọng khác ngoài công việc liên quan đến Vatican.
Minh họa cho ý này, một bài báo nhỏ bên cạnh đăng bài và ảnh Giáo Hoàng nói chuyện kinh tế châu Âu với thủ tướng Đức Angela Merkel. Trả lời phỏng vấn, bà nói : « Các nền kinh tế được tạo ra để phục vụ con người. Thế nhưng, điều này là không đúng trong những năm gần đây. Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rõ ràng là phải khôi phục châu Âu mạnh mẽ, đúng đắn và công bằng ».
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130520-tang-truong-nhat-ban-va-my-thuc-tinh-lien-minh-chau-au-thut-lui
Geen opmerkingen:
Een reactie posten