Pháp không rũ bỏ trách nhiệm tại châu Á-Thái Bình Dương
Chiến hạm Vandemiaire của Pháp từng ghé thăm cảng Hải Phòng của Việt Nam vào ngày 30/04/2011.
wikipedia
Sách Trắng về quốc phòng Pháp năm 2013 được công bố hôm nay 29/04/2013 nhấn mạnh, việc Hoa Kỳ tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương « không rũ bỏ trách nhiệm của Pháp ». Nước Pháp đang hợp tác về mặt quốc phòng và an ninh với nhiều quốc gia, trong đó có Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam.
Sách Trắng nhận định nhờ có lãnh thổ hải ngoại, Pháp có thể hiện diện trên tất cả các đại dương ; vừa phải chấp nhận các nguy cơ đặc thù liên quan đến môi trường, vừa có trách nhiệm tại các khu vực chiến lược mới như châu Á-Thái Bình Dương.
Vùng đặc quyền kinh tế (ZEE) của Pháp trải rộng đến 11 triệu km vuông, tương đương 3% diện tích mặt biển toàn cầu, đứng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ. Có rất nhiều tài nguyên hải sản, khoáng sản và năng lượng mà việc khai thác hiện nay cũng như trong tương lai là « một lợi thế hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Pháp », nhưng cũng khiến các nước khác thèm muốn.
Sách Trắng nêu ra các mối đe dọa đối với các lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác nhiều nơi, có gần 3 triệu người Pháp sinh sống. Vùng Antilles-Guyane là nơi có rất nhiều hoạt động buôn lậu quốc tế như ma túy, đãi vàng bất hợp pháp, rửa tiền, nhập cư lậu, đánh cá trái phép, cộng thêm mối nguy thiên tai, đặc biệt tại Antilles.
Còn tại Ấn Độ Dương, quan ngại chủ yếu của quốc tế là hải tặc. Hoạt động trên biển mang tầm cỡ quy mô đầu tiên của Liên hiệp châu Âu, chiến dịch Atalante chống lại nạn hải tặc, là một minh chứng. Việc giữ an ninh cho con đường hàng hải nằm trong những « ưu tiên địa lý chiến lược » vì tất cả hàng hóa trao đổi giữa châu Âu và châu Á đều phải đi qua đây, giá trị từ nay đến năm 2030 có thể lên đến hơn một phần ba tổng sản phẩm nội địa toàn cầu.
Pháp đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ vào năm 1998, và với Úc năm 2007. Sách Trắng nhấn mạnh, sự tăng cường rõ rệt về hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương « không làm nước Pháp rũ bỏ trách nhiệm » trong khu vực. Hiện Pháp đang hợp tác về quốc phòng và an ninh với nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam.
Trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, lực lượng quân sự triển khai tại các lãnh thổ hải ngoại sẽ được « thích ứng với hoàn cảnh của từng nơi ». Vào tháng 5/2012, có 7.400 binh sĩ đóng tại các lãnh thổ hải ngoại, trên tổng số 18.800 quân nhân được điều động ra ngoài nước Pháp.
Riêng hải quân vốn bị cắt giảm ngân sách ít nhất, duy trì 15 chiến hạm hiện đại thay vì 18.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130429-sach-trang-quoc-phong-phap-khong-ru-bo-trach-nhiem-tai-chau-a-thai-binh-duong
Vùng đặc quyền kinh tế (ZEE) của Pháp trải rộng đến 11 triệu km vuông, tương đương 3% diện tích mặt biển toàn cầu, đứng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ. Có rất nhiều tài nguyên hải sản, khoáng sản và năng lượng mà việc khai thác hiện nay cũng như trong tương lai là « một lợi thế hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Pháp », nhưng cũng khiến các nước khác thèm muốn.
Sách Trắng nêu ra các mối đe dọa đối với các lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác nhiều nơi, có gần 3 triệu người Pháp sinh sống. Vùng Antilles-Guyane là nơi có rất nhiều hoạt động buôn lậu quốc tế như ma túy, đãi vàng bất hợp pháp, rửa tiền, nhập cư lậu, đánh cá trái phép, cộng thêm mối nguy thiên tai, đặc biệt tại Antilles.
Còn tại Ấn Độ Dương, quan ngại chủ yếu của quốc tế là hải tặc. Hoạt động trên biển mang tầm cỡ quy mô đầu tiên của Liên hiệp châu Âu, chiến dịch Atalante chống lại nạn hải tặc, là một minh chứng. Việc giữ an ninh cho con đường hàng hải nằm trong những « ưu tiên địa lý chiến lược » vì tất cả hàng hóa trao đổi giữa châu Âu và châu Á đều phải đi qua đây, giá trị từ nay đến năm 2030 có thể lên đến hơn một phần ba tổng sản phẩm nội địa toàn cầu.
Pháp đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ vào năm 1998, và với Úc năm 2007. Sách Trắng nhấn mạnh, sự tăng cường rõ rệt về hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương « không làm nước Pháp rũ bỏ trách nhiệm » trong khu vực. Hiện Pháp đang hợp tác về quốc phòng và an ninh với nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam.
Trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, lực lượng quân sự triển khai tại các lãnh thổ hải ngoại sẽ được « thích ứng với hoàn cảnh của từng nơi ». Vào tháng 5/2012, có 7.400 binh sĩ đóng tại các lãnh thổ hải ngoại, trên tổng số 18.800 quân nhân được điều động ra ngoài nước Pháp.
Riêng hải quân vốn bị cắt giảm ngân sách ít nhất, duy trì 15 chiến hạm hiện đại thay vì 18.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130429-sach-trang-quoc-phong-phap-khong-ru-bo-trach-nhiem-tai-chau-a-thai-binh-duong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten