donderdag 23 mei 2013

Những người khuyết tật nổi tiếng thế giới

Thứ năm, 23/5/2013, 16:00 GMT+7

Twitter
Facebook

Những người khuyết tật nổi tiếng thế giới

Bằng nghị lực phi thường, những người như Stephen Hawking, Terry Fox hay Nick Vujicic đã vượt lên những khó khăn, tạo được sức ảnh hưởng lớn đối với thế giới.
> Nick Vujicic - từ tuyệt vọng đến ý nghĩa cuộc đời
> Hành trình chiến thắng số phận của Nick Vujicic

Stephen Hawking được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua với những công trình nghiên cứu nổi tiếng về hố đen trong vũ trụ. Nhà vật lý 70 tuổi từng giữ vị trí giáo sư toán Lucasian tại Đại học Cambridge, Anh - chức danh mà Newton từng đảm nhiệm, trước khi nghỉ hưu năm ngoái.
Stephen Hawking, sinh năm 1942, được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới trong suốt nhiều thập kỷ, với những công trình nghiên cứu nổi tiếng về hố đen trong vũ trụ. Năm 21 tuổi, ông bị mắc bệnh xơ cứng teo cơ và liệt gần như hoàn toàn.
"Thật lãng phí thời gian khi giận dữ với khuyết tật của bản thân. Mọi người sẽ không có thời gian cho bạn nếu bạn lúc nào cũng tức giận hay than phiền", ông nói. Trong ảnh là lễ cưới của Hawking với người vợ thứ hai Elaine Mason năm 1995. Ảnh: PA
Năm 1980, với một chân bị cắt bỏ phải sử dụng chân giả, Terry Fox đã thực hiện một cuộc chạy xuyên Canada để quyên tiền và kêu gọi sự chú ý của người dân Canada với việc nghiên cứu chữa trị ung thư. Mặc dù căn bệnh ung thư di căn cuối cùng đã khiến Fox phải chấm dứt cuộc hành trình sau 143 ngày, 5.373 km và không lâu sau đó đã cướp đi mạng sống của anh, những nỗ lực của Terry Fox đã đem lại một di sản lâu dài ở tầm quốc tế
Terry Fox là nhà hoạt động nhân đạo, một vận động viên người Canada. Sau khi bị chẩn đoán mắc ung thư xương, anh phải cắt cụt một chân. Năm 1980, với chiếc chân giả, Terry Fox thực hiện một cuộc chạy xuyên Canada để quyên tiền và kêu gọi sự chú ý của người dân với việc nghiên cứu chữa trị ung thư.
Dù căn bệnh ung thư di căn khiến Fox phải chấm dứt hành trình sau 143 ngày, 5.373 km và không lâu sau đó đã cướp đi mạng sống của anh, nhưng nỗ lực của Terry Fox đã để lại di sản lâu dài ở tầm quốc tế: Cuộc chạy Terry Fox. Cuộc thi chạy được tổ chức thường niên ở hơn 60 quốc gia, thu hút hàng triệu người tham dự. "Tôi chỉ ước mọi người sẽ nhận ra rằng mọi thứ đều có thể xảy ra nếu bạn cố gắng. Những giấc mơ được tạo ra nếu mọi người cố gắng", anh nói. Ảnh: Therapycontent
Ludwig van Beethoven
Ludwig van Beethoven, nhà soạn nhạc lừng danh người Đức, bị điếc hoàn toàn từ năm 48 tuổi. Nhưng ngay cả khi bị điếc, ông vẫn sáng tác nhạc, thậm chí là những tác phẩm nổi bật nhất trong toàn bộ di sản của ông, như Bản giao hưởng số 9: Định mệnh. Tranh: The Guardian
Ảnh: Marla Runyan
Marla Runyan là vận động viên khiếm thị đầu tiên tham gia Thế vận hội Olympic và giành vị trí thứ 8 tại cuộc thi chạy 1.500 m năm 2000. Runyan đạt được rất nhiều Huy chương Vàng trong Thế vận hội dành cho người khuyết tật. Năm 2001, cô đã viết tự truyện "Không có vạch đích: Cuộc đời như tôi nhìn thấy nó". Ảnh: Heroinesong
Ảnh: Sinh năm 1986 tại Nam Phi, Oscar Pistorius đã không có xương mác ngay từ khi sinh ra và khi cậu bé lên 11 tháng tuổi, 2 chân của cậu bị buộc phải cắt bỏ bằng phẫu thuật. Mang biệt danh “Người đàn ông không chân nhanh nhất”, Pistorius dự Paralympic năm 2004 và lập kỷ lục thế giới ở nội dung 200m với đôi chân nhân tạo
Ảnh: Sinh năm 1986 tại Nam Phi, Oscar Pistorius không có xương mác ở cẳng chân ngay từ khi sinh ra và khi cậu bé lên 11 tháng tuổi, 2 chân của cậu bị buộc phải cắt bỏ bằng phẫu thuật. Mang biệt danh “Người đàn ông không chân nhanh nhất”, Pistorius tham dự Paralympic năm 2004 và lập kỷ lục thế giới ở nội dung 200m với đôi chân nhân tạo. Năm 2008, anh vào top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Time. Ảnh: Reuters
Nick Vujicic, sinh năm 1982 tại Australia, bị hội chứng etra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn rất hiếm gặp. Nick không có tay, hai chân rất nhỏ và hầu như không giúp gì được cho anh trong việc di chuyển. Bất chấp những khó khăn trong cuộc sống, anh trở thành một diễn giả nổi tiếng, với 1.600 bài phát biểu tại hàng chục quốc gia, truyền cảm hứng sống và vươn lên cho hàng triệu người.
Trong ảnh, Nick cõng trên lưng bé Daniel Martinez, cũng sinh ra mà không có tay, chân. Sau khi nghe nói về việc các học sinh trong trường bắt nạt bé, Nick đã đến nói chuyện với các em về tác hại của việc bắt nạt. Ảnh: Lifewithoutlimbs
Trọng Giáp
 
Thứ năm, 23/5/2013, 15:22 GMT+7
Twitter
Facebook

Bé gái không tay chân muốn 'ngẩng đầu với số phận'

Xem được chương trình về Nick Vujicic, Linh Chi cười và nhảy nhót theo bởi thấy người này cũng giống mình. Cô bé 8 tuổi vẽ bức tranh về Nick và mong một lần được gặp biểu tượng của nghị lực sống này.
> Ảnh cô bé không chân tay

12h trưa 23/5, gia đình bé Linh Chi (TP Yên Bái) đã bắt xe khách tới Hà Nội. Trải qua quãng đường dài, Linh Chi có vẻ hơi mệt vì say xe. Ngồi ở hàng ghế đầu, cô bé nhỏ nhắn có nước da trắng, xinh xắn háo hức nhìn ngó xung quanh. Thấy nhiều người đứng chờ và nhìn mình, cô bé tỏ ra sợ hãi, rúc đầu vào vai mẹ.
Ước mơ được gặp Nick Vujicic của Linh Chi đã thành hiện thực khi em nhận được tấm vé tới xem chương trình của anh vào tối 23/5 tại sân vận động Mỹ Đình. Kẹp tấm vé giữa hai cánh tay cụt lủn, cô bé ngượng nghịu quay mặt tránh ánh nhìn của mọi người. Đi cùng Linh Chi xuống Hà Nội trưa nay còn có bố mẹ, em trai, mợ và một người bác.
Ghé vào một quán ăn, cô bé dùng cánh tay cắp thìa rồi phân chia đũa cho mọi người. Xấu hổ vì có người lạ, bé không tự xúc mà phải nhờ mẹ. Thỉnh thoảng trong lúc ăn, Linh Chi nghịch điện thoại và ngọ nguậy trên ghế. Phần chân bị cụt lên tới gần bẹn nên muốn đi lại, Linh Chi rướn người và loay hoay nhấc mông.
Cô bé không tay không chân Nguyễn Linh Chi. Ảnh: NVCC.
Chị Trịnh Ngọc Thủy (mẹ Linh Chi) cho hay, cô bé hiện học lớp 1 Tiểu học Nguyễn Thái Học. Sinh năm 2005, Linh Chi không có cả tay và chân do di chứng chiến tranh từ ông nội. Bố và em trai Linh Chi cũng bị ảnh hưởng căn bệnh dị ứng máu do ông cô bé từng chiến đấu ở chiến trường miền Nam, Khe Sanh.
Dù ông nội cũng tìm nhiều cách giúp Linh Chi tập đi nhưng lên 3 tuổi, cô bé mới bắt đầu học đi bằng cách lết. "Đầu tiên bé vịn, bám rồi bỏ dần tay và đi được. Ngoài tập đi, con cũng tự lập trong cuộc sống như tự ăn, uống, viết, bóc bánh và thậm chí gãi. Lúc nào ngứa, cháu men theo ghế rồi cọ lưng vào đó. Chỉ có vệ sinh cá nhân mới nhờ mọi người", chị Thủy chia sẻ.
Thấy các bạn hàng xóm đi học, Linh Chi cũng muốn được đến trường. Thương con, vợ chồng chị Thủy đi xin khắp nơi nhưng chẳng trường nào nhận. Cuối cùng, con được một trường mẫu giáo của nhà thờ chào đón. Tại đây, bé học cùng các bạn bình thường.
Lên tiểu học, gia đình xin cho bé vào trường Nguyễn Thái Học. Ở lớp, trong khi các bạn chạy nhảy, nô đùa, bé chỉ ngồi một chỗ đọc, viết. Theo chị Thủy, bố mẹ đưa đón con sáng, chiều còn buổi trưa vợ chồng chị thay nhau lên thay rửa vệ sinh cho con. Sau đó, bận công việc nên chị phải thuê người chăm Chi buổi trưa.
Kể về con gái, chị Thủy cho biết, cô giáo nhận xét Linh Chi tiếp thu nhanh nhưng chưa thể theo kịp bạn bè. "Năm vừa rồi con chỉ trong danh sách dự thính nên năm tới sẽ học lại lớp 1. Giờ con đã biết mặt số, biết đọc, viết", nhắc đến con, chị lại tủi thân khi các bác trong lớp vẫn nhìn cháu với ánh mắt là lạ, đôi khi còn gọi là "cụt tay, cụt chân".
Ảnh: HOàng Hà.
Linh Chi lo lắng khi thấy nhiều người nhìn mình. Ảnh: Hoàng Hà.
Mới đây, trong một lần tình cờ xem được chương trình về Nick Vujicic trên truyền hình, chị Thủy giật mình rồi vỡ òa khi thấy con mình sao lại giống người đàn ông đến từ nước Australia đến thế. Nhìn những hình ảnh về Nick, người mẹ ấy bị thôi thúc làm sao cho con gái mình được một lần trông thấy biểu tượng của nghị lực sống và vươn lên đó.
"Nhìn thấy chú Nick, Linh Chi cười và nhảy nhót theo. Tôi đã bật khóc khi trông con bé và Nick đi giống nhau. Linh Chi mong được gặp Nick và còn vẽ một bức tranh về chú ấy. Bức tranh vẽ một người đàn ông chỉ có mặt, thân hình mà không tay, chân. Vợ chồng tôi chỉ mong con được gặp chú ấy để có thêm nghị lực, sức mạnh vươn lên trong cuộc sống", chị Thủy nói.
Lần này xuống Hà Nội, bé còn mang theo cả bức tranh vẽ Nick bằng bút mực và bút chì màu. Bên cạnh người đàn ông được khắc họa bằng hình tròn, tam giác là chữ Nick. Sau khi tham dự các chương trình của Nick, Linh Chi muốn được đi thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và chơi công viên.
Bình Minh
 
 
Thứ năm, 23/5/2013, 15:22 GMT+7
Twitter
Facebook

Cô bé không tay chân đến Hà Nội

Câu chuyện về chàng trai không tay chân Nick Vujicic vừa đến Việt Nam khiến bố mẹ của bé Linh Chi xúc động và đồng cảm. Sáng nay cô bé được bố mẹ đưa từ Yên Bái xuống Hà Nội.
Linh Chi sinh ra đã không có tay chân. Bố mẹ bé cho biết, ông nội cháu bị nhiễm chất độc da cam khiến ngay cả bố của em cũng bị bệnh.
Xem thông tin về Nick Vujicic, thấy có người giống con mình và bố mẹ Linh Chi quyết định đưa con tới gặp gỡ, học hỏi nghị lực sống của chàng trai không tay chân này.
Linh Chi 8 tuổi, hiện học lớp 1 và có thể viiết, vẽ tranh.
Khi cô bé xuất hiện tại bến xe Mỹ Đình (Hà Nội), rất đông người hiếu kỳ vây quanh.
Mọi hoạt động của Linh Chi đều nương tựa vào bố mẹ.
Bé chỉ có thể cầm được đồ vật đến như thế này
Còn việc xúc cơm là hoàn toàn không thể.
Linh Chi phải nhờ bố, mẹ xúc cho ăn.
Chị Thủy (mẹ Linh Chi) cho biết, ở nhà bé cũng khá nghịch ngợm nhưng khi đến nơi nhiều người lạ, bé rất ít nói và chỉ bám lấy mẹ.
Bé còn có một em trai. May mắn cậu bé 6 tuổi lại lành lặn và sắp vào lớp 1.
Hôm qua, Linh Chi đã ngồi vẽ bức tranh về Nick Vujicic. Cô bé hy vọng tối nay có thể gặp và tặng Nick.
Hoàng Hà

http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2013/05/be-gai-khong-tay-chan-muon-ngang-dau-voi-so-phan/page_2.asp

 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten