Trung Quốc mua công
ty Canada để khai thác dầu biển Ðông Thursday, December 13, 2012 7:25:29 PM | ||
HONGKONG (NV) - Một trong những chủ đích Trung Quốc đang mua công ty khai thác dầu khí Nexen của Canada là muốn tiếp cận kỹ thuật khoan tìm dầu khí ở vùng biển rất sâu hiện họ đang thiếu để khai thác Biển Ðông.
Một bài phân tích của hãng tin Reuters hôm Thứ Năm nhận định như vậy về việc công ty dầu khí hải dương quốc doanh của Trung Quốc (CNOOC) vừa được chính phủ Canada đồng ý cho phép mua công ty Nexen với giá $15.1 tỉ đô la. Tuy nhiên, còn phải chờ sự chấp thuận của Hoa Kỳ vì Nexen có một số tài sản là các dàn khoan khai thác dầu khí trên vịnh Mexico. Hãng tin Reuters dẫn lời một nhân vật quen thuộc với chiến lược mua công ty ngoại quốc của công ty dầu khí hải dương Trung Quốc nói rằng họ cần có kỹ thuật khoan tìm dầu khí ở các vùng biển nước sâu mà công ty Nixen là một trong một số ít công ty kỹ thuật cao đang sử dụng. Biển Ðông theo cách gọi của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Nam Hải ước lượng là khu vực có tiềm năng dầu khí rất lớn chỉ thua khu vực Trung Ðông, nhưng đang vướng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của một số nước ASEAN và Trung Quốc. Nếu hoàn toàn làm chủ được Nexen, công ty dầu khí hải dương Trung Quốc sẽ đem kỹ thuật khoan tìm vùng biển nước sâu đến Biển Ðông. Nhưng trong việc mua này, Ủy Ban Về Ðầu Tư Ngoại Quốc tại Hoa Kỳ (Committee on Foreign Investment in the United States hay CFIUS) sẽ cứu xét xem nó có ảnh hưởng gì đến an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ hay không như một số nhà lập pháp từng lên tiếng đối. Một trong những lý do chống đối là các cơ sở của Nexen mà Trung Quốc muốn mua có ở gần các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ hay không. Năm 2005, Quốc Hội Mỹ đã ngăn chặn CNOOC mua lại công ty dầu khí Unocal với giá $18.5 tỉ đô la. Nhu cầu dầu khí của Trung Quốc ngày một tăng lên và hiện là nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trên thế giới. CNOOC và tập đoàn dầu khí quốc doanh Sinopec Trung Quốc đang tham gia vào một số dự án dò tìm và khai thác dầu khí ở một số khu vực biển sâu trên thế giới với một số công ty ngoại quốc như Total và Shell như tại Tây Phi Châu và ngoài khơi Brazil những năm gần đây. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc chỉ đóng những vai trò nhỏ và thụ động trong những dự án đó. Nói khác, họ có cơ hội rất giới hạn khi tiếp cận với kỹ thuật khoan tìm dầu khí biển nước sâu. Họ chưa có cơ hội nắm được toàn diện kỹ thuật về khoan tìm mà họ đang cần có để hoạt động một mình tại nơi khác. Nexen đang có một số hoạt động tại vùng nước sâu vịnh Mexico mà nếu họ trở thành chủ nhân, tới một lúc, kỹ thuật này sẽ được đưa tới Biển Ðông. “Những gì họ có thể học được ở vịnh Mexico có thể được dùng để khoan tìm dầu khí tại Biển Ðông,” theo ý kiến của Gordon Kwan, trưởng phòng nghiên cứu năng lượng của công ty đầu tư chứng khoán Mirae Asset Securities ở Hongkong nói với Reuters. Hồi đầu năm CNOOC loan báo rầm rộ đưa dàn khoan tối tân nhất, lớn nhất (trị giá $1 tỉ đô la) do chính họ chế tạo tới một vùng biển Ðông nằm ở phía Nam Hongkong. Giới chuyên viên dầu khí tin rằng một ngày không xa, họ sẽ đưa dàn khoan này xuống các vùng biển sâu đang tranh chấp với các nước ASEAN. Ngoại trừ một số vùng biển gần với đất liền đang được một số nước ASEAN đang khai thác, các vùng biển nước sâu của Biển Ðông hiện vẫn còn nguyên dù các ước lượng cho rằng vùng biển này đang có trữ lượng từ 28 tỉ thùng đến 213 tỉ thùng dầu, như Cục Thông Tin Năng Lượng của Hoa Kỳ nêu ra qua bản phúc trình năm 2008. Ngày 30 tháng 11, 2012, tàu thăm dò dầu khí của Petro Vietnam, Bình Minh 2, đã bị tàu đánh cá Trung Quốc cắt cáp chỉ cách đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) 43 hải lý tức hoàn toàn trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công Ước về Luật Biển. Ðây là làn thứ ba tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam kể từ tháng 5, 2011 đến nay. Nhà cầm quyền Hà Nội đều lên tiếng phản đối nhưng những hành động cấm cản ngang ngược của Trung Quốc vẫn diễn ra. Không những vậy, báo Trung Quốc còn nói Việt Nam đang “ăn cắp” dầu của Trung Quốc trên biển. |
vrijdag 14 december 2012
Trung Quốc mua công ty Canada để khai thác dầu biển Ðông
Abonneren op:
Reacties posten (Atom)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten