woensdag 12 december 2012

Những tin đồn về tận thế trong lịch sử

Thứ năm, 13/12/2012, 09:24 GMT+7

Twitter
Facebook

Những tin đồn về tận thế trong lịch sử


Vô số dự đoán về ngày cuối cùng của thế giới từng xuất hiện, nhưng đến nay trái đất vẫn bình yên.


Năm 1843 - 1844

Giáo chủ Cơ đốc phục lâm William Miller (1782-1849) ở Mỹ tin Chúa sẽ trở lại lần thứ hai vào ngày 21/3/1844. Ông lan truyền thông điệp: "Chúa đã chọn thời điểm hủy diệt trái đất, thế giới sẽ hoàn toàn biến mất. Hãy sẵn sàng để gặp Chúa".

Người đàn ông này cho biết, thế giới sẽ bị hủy diệt trong khoảng thời gian từ ngày 21/3/1843 đến 21/3/1844. Thông tin trên khiến hàng nghìn người dân trong vùng bán hoặc cho hết toàn bộ tài sản. Tuy nhiên, "ngày tận thế" bình yên trôi qua mà không thấy Chúa xuất hiện. Nhiều tin đồ tin theo William Miller đã nhảy trên nóc nhà hoặc ngọn cây xuống với hy vọng rằng Chúa sẽ đón họ lên thiên đường.

Ngày 18/5/1910

Vào năm 1881, một nhà thiên văn học phân tích quang phổ đuôi sao chổi và phát hiện dải khí gas có thể hủy diệt sự sống là Cyanogen. Sau đó giới thiên văn thông báo, sao chổi Halley sẽ bay sát trái đất và phần đuôi của nó sẽ chạm vào hành tinh xanh trong năm 1910. Nhiều người lo sợ họ sẽ bị tiêu diệt bởi khí độc đuôi sao chổi. Vì thế mọi người ở trong nhà, che chắn nhà cửa để khí độc không lọt vào. Một số người tìm đến nhà thờ để nhờ Chúa che chở. Thời kỳ này, các thiết bị như bình oxy, mặt nạ là những thứ mà nhiều người mua.

Thực tế, thời điểm trên, sao chổi Halley đúng là tiến sát trái đất nhưng phần đuôi của nó cách xa trái đất. Và, tất nhiên, trái đất không hề chịu bất kỳ tác động nào.

Ngày 24/12/1955
Tháng 12/1954, Dorothy Martin - một người phụ nữ 54 tuổi sống ở Oak Park, bang Illinois, Mỹ - đưa ra cảnh báo về ngày tận thế xảy ra năm 1955. Martin cho biết, bà đã nhận thông báo của những người ngoài trái đất từ hành tinh Clarion về việc một trận đại hồng thủy sẽ tiêu diệt trái đất. Tin theo lời đồn đại này, nhiều người đã thôi việc, bán hết tài sản. Nhưng sau đó mọi chuyện không diễn ra như thông báo của Martin.

Năm 1992

Năm 1992, một mục sư người Hàn Quốc, tên Lee Jang Rim, viết trong cuốn sách thuộc loại bán chạy “Sắp đến gần ngày tận thế" (Getting Close to the End): "Ngày 28/10/1992 là ngày tất cả tín đồ Ki-tô giáo đều được lên trời". Tuyên bố này gây nên sự hỗn loạn trong xã hội Hàn Quốc. Tại Seoul, 5.000 người bỏ việc, bán nhà và từ bỏ gia đình vì tin vào tin đồn trên. Nhưng "ngày tận thế" đó không xảy ra.

Tháng 8/1999

Nostradamus, nhà tiên tri thiên tài với nhiều lời tiên đoán ứng nghiệm. Ông tiên đoán rằng vào tuần thứ 7 trong năm 1999, vị vua của nỗi kinh hoàng sẽ xuất hiện trên bầu trời. Nhiều người cho rằng đó sẽ là ngày đen tối nhất nhân loại.

Lo lắng vì tin đồn ngày tận thế sắp tới, một phụ nữ sống ở Anh chuẩn bị vật dụng mà cô cho rằng chúng sẽ giúp cô sống sót trong ngày tận thế. Ảnh: National Geographic Channels/Bullseye TV.

Tháng 5/2000

Richard Noone - tác giả của cuốn sách "Ngày 5/5/2000 thảm họa cuối cùng" (1997) cho biết, vào tháng 5/2000, toàn bộ khối băng ở Nam Cực sẽ tan chảy hoàn toàn và trái đất sẽ bị nhấn chìm trong cơn đại hồng thủy.

Năm 2010

Hai nhà tiên tri nổi tiếng là Nostradamus và Vanga dự đoán năm 2010 sẽ đại chiến thế giới lần thứ ba sẽ xảy ra. Cuộc chiến bắt đầu vào tháng 11/2010 và kết thúc vào tháng 10/2014 với sự xuất hiện của hàng loạt vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học. Một nhà khoa học khác cho rằng, nhiều công ty sẽ tuyên bố phá sản trong năm 2010.

Ngày 21/5/2011
Ông Harold Camping, 89 tuổi, người Mỹ, Giám đốc Đài phát thanh Thiên chúa giáo và phụ trách website Family Radio dự đoán rằng, ngày 21/5/2011 sẽ là ngày tận thế theo một công thức toán học từ những con số được lặp lại nhiều trong kinh thánh. Nhiều người tin vào tiên đoán này và tình nguyện mặc áo phông, cầm tờ rơi, áp phích đi khắp các đường phố để khuyên mọi người hãy tận dụng vài giờ còn lại.

Khi sự kiện tận thế không xảy ra, Camping đổ lỗi cho những tính toán của ông và rời ngày cuối cùng của thế giới sang 21/10, nhưng lúc này không ai còn quan tâm đến lý thuyết của ông nữa.

Ngày 21/12/2012

Theo tin đồn gần đây nhất, 21/12 tới sẽ là ngày diệt vong của nhân loại dựa theo sự kết thúc của lịch của người Maya. Tin đồn này khiến nhiều người thế giới lo sợ. Họ đã tích cực mua nến, tích đồ lương thực, xây dựng hầm trú ấn, các ngành kinh doanh tận dụng nhu cầu người dân để hốt bạc. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhiều lần bác bỏ ngày tận thế nhưng có vẻ như hành động của họ chưa khiến người dân an lòng.

Phương Bắc (tổng hợp)

Tin liên quan:

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/12/nhung-tin-don-ve-tan-the-trong-lich-su/

Thứ năm, 13/12/2012, 05:56 GMT+7
 

Tòa thánh trấn an tín đồ về 'ngày tận thế'


Nhà thiên văn hàng đầu của Tòa thánh Vatican hôm qua tuyên bố thế giới sẽ không diệt vong vào ngày 21/12 như dự đoán của một số người.
> Các kiểu ứng phó "ngày tận thế"
> Người Việt không sợ tận thế
> 5 kịch bản tận thế trong năm 2012


Tòa thánh Vatican tại thành phố Roma, Italy. Ảnh: wordpress.com.
Tòa thánh Vatican tại thành phố Roma, Italy. Ảnh: wordpress.com.

Đức cha Jose Funes, giám đốc Đài thiên văn Vatican, viết trên L'Osservatore Romano, một tờ báo của Tòa thánh, rằng tận thế là đề tài "không đáng được thảo luận", dù chúng đang tràn ngập trên mạng Internet, AP đưa tin.

"Đúng thế, vũ trụ đang giãn nở. Theo một số mô hình vật lý, vào một thời điểm nào đó, vũ trụ sẽ ngừng giãn nở và trái đất diệt vong. Nhưng sự kiện đó sẽ không xảy ra trong vài tỷ năm tới", đức cha Funes phát biểu.

Tin đồn tận thế khiến một bộ phận dân chúng tại nhiều nước như Nga, Pháp, Trung Quốc, Serbia, Mỹ hoang mang. Họ tích trữ lương thực và nhu yếu phẩm, đổ xô tới hai ngọn núi "thần bí" ở Pháp, Serbia hoặc đóng tàu lớn để cứu người nếu sự kiện diệt vong xảy ra.

Cơ sở để nhiều người tin vào giả thuyết tận thế là một bộ lịch đá của người Maya. Bộ lịch đá này tính thời gian từ năm 3114 trước Công nguyên đến ngày 21/12/2012. Do dân tộc Maya từng đạt được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc về toán học và thiên văn, nhiều người tin rằng 21/12 tới sẽ là ngày mà thế giới diệt vong bởi một thảm họa nào đó.

Tuy nhiên, giới khoa học khẳng định rằng, do người Maya có ý niệm về vòng tuần hoàn của sự sống nên ngày cuối cùng trong bộ lịch đá chỉ đơn thuần là điểm kết thúc của một chu kỳ thời gian, chứ không phải là thời điểm suy vong của thế giới này.

"Lịch của người Maya không có điểm kết thúc. Đó là sự bắt đầu một chu kỳ mới, thế thôi", Erick Velasquez, một sử gia người Mexico, phát biểu.

David Stuart, một nhà khảo cổ của Đại học Texas tại Mỹ, đang giải mã dạng lịch cổ nhất của người Maya trong khu phế tích Xultun ở phía đông bắc Guatemala.

"Lịch cổ nhất của người Maya được sử dụng để tính toán thời gian trong hàng tỷ năm nữa, chứ không phải chỉ tính tới năm 2012", ông Stuart nói.

Một số nhà nghiên cứu khẳng định những người Thiên Chúa đã đề cập nhiều tới ngày tận thế, chứ không phải người Maya. Hậu duệ của người Maya cũng bác bỏ giả thuyết về nguy cơ diệt vong của trái đất trong năm nay.

Minh Long





Tin liên quan:
Thứ sáu, 14/12/2012, 10:37 GMT+7
Twitter
Facebook

Giải mã sự huyền bí trong niềm tin 'tận thế'


Những người tin vào tận thế cho rằng vào ngày 21/12, lịch Maya chấm dứt tức là nhân loại bị diệt vong. Một số khác sợ rằng các hành tinh xếp thẳng hàng khiến trái đất bị tai họa khủng khiếp. Những niềm tin ấy xuất phát tư đâu?


Lịch đá của người Maya. Ảnh: AFP.


Lịch của người Maya


Tin đồn về ngày tận thế chủ yếu dựa vào suy đoán từ lịch của người Maya, một nền văn minh cổ từng phát triển rực rỡ ở Trung Mỹ. Trước khi suy tàn, nền văn minh này đã để lại nhiều thành tựu đặc sắc, trong đó có hệ thống lịch thiên văn với độ chính xác đáng nể.

Không giống với phần lớn nền văn minh khác, người Maya chủ yếu sử dụng hệ đếm cơ số 20 trong việc làm lịch. Họ nhóm các ngày theo hệ đếm này, giống như ngày nay chúng ta nhóm các ngày theo tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ.

Theo đó, 20 ngày là một winal, 18 winal là một tun, 20 tun là một katun, 20 katun là một baktun, cứ như vậy sẽ là các piktun, kalabtun, kinchiltun và alautun. Một tun chỉ có 18 winal hay 360 ngày, gần bằng một năm. Như vậy, một baktun theo cách tính này có độ dài khoảng hơn 394 năm. Từ những thông tin thu được, giới khoa học tính ngược trở lại và tìm ra điểm khởi đầu của bộ lịch trên vào ngày 11/8/3114 TCN.

Con số quan trọng khác của người Maya là số 13. Tài liệu Popol Vuh cho rằng loài người đang sống trong kỷ nguyên thứ tư, bắt đầu sau kỷ nguyên thứ ba diệt vong ngày 11/8/3114 TCN, sau khi một chu kỳ lớn với 13 baktun kết thúc. Do đó, tài liệu trên tin rằng một sự kiện tương tự sẽ xảy ra vào ngày 21/12/2012 tới đây. Tuy vậy, theo quy tắc làm lịch, số lượng baktun sẽ tiếp tục tăng cho tới 20 để hoàn thành một piktun.

Mặt khác, nền văn minh Maya diệt vong vào thế kỷ XVI và bộ lịch này không còn được sử dụng. Với thời gian tồn tại và phát triển chưa tới 2.000 năm, các quan niệm trên vẫn chỉ là niềm tin, phỏng đoán. Trong bối cảnh một nền văn minh châu Mỹ bị cô lập với phần còn lại của thế giới, chưa tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến mà nặng về tôn giáo thần bí, thì niềm tin đó không có cơ sở khoa học cả về thời điểm năm 3114 TCN hay năm 2012 này. Nếu nền văn minh Maya còn tồn tại, chắc họ sẽ chờ đợi ngày 21/12 tới đây như một ngày Tết mà 394 năm mới có một lần, nhưng đơn thuần chỉ là sự kết thúc của một ngày cũ và bắt đầu một ngày mới.

Sự thẳng hàng của các hành tinh


Theo tin đồn, các hành tinh trong hệ mặt trời xếp thẳng hàng với nhau và lực hấp dẫn của chúng sẽ cộng hưởng và gây ảnh hưởng tới chuyển động của trái đất.

Hệ mặt trời có 8 hành tinh và xác suất cả 8 hành tinh bất kỳ thẳng hàng vô cùng bé. Tiến sĩ Donald Luttermoser, Đại học East Tennessee, Mỹ tính toán rằng tất cả các hành tinh, từ sao Thuỷ tinh tới sao Diêm vương (giờ thành hành tinh lùn) sẽ thẳng hàng tuyệt đối mỗi 8,6.10 lũy thừa 46 năm (86 tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ năm), một con số lớn hơn nhiều lần 13,7 tỷ năm tuổi của vũ trụ.

Mô phỏng vị trí thực của 5 hành tinh chính vào ngày 21/12, thực tế không có chuyện các hành tinh thẳng hàng. Ảnh: abovetopsecret.com.


Trong lịch sử, ngày 4/2/1962, mặt trăng, mặt trời và các hành tinh từ sao Thuỷ tới sao Thổ ở gần nhau không quá 17 độ trên bầu trời. Lần tiếp theo sự kiện này xảy ra sẽ là năm 2.438. Vào 21/12/2012, không hề có sự thẳng hàng của các hành tinh như trên.

Tuy nhiên, nếu giả thiết, tất cả các hành tinh cùng thẳng hàng về một phía đi chăng nữa, thì liệu có ảnh hưởng gì tới trái đất?

Mặt trời và mặt trăng có lực hấp dẫn đủ lớn và gần tương đương nhau để gây nên thuỷ triều trên trái đất, nhưng đó là bởi mặt trời quá lớn còn mặt trăng quá gần chúng ta. Lực hấp dẫn giảm theo bình phương khoảng cách, các hành tinh lại ở quá xa nên không đủ lớn để gây tác động đáng kể nào lên trái đất. Theo tính toán, sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ mặt mặt chỉ tác động một lực bằng 1% so với mặt trăng. Trong khi đó, trong một tháng âm lịch, mặt trăng thay đổi khoảng cách với trái đất liên tục, và lực thuỷ triều do đó dao động tới 25%, quá lớn so với sự thay đổi kia.

Cũng có ý kiến cho rằng, sự thẳng hàng các hành tinh này ảnh hưởng tới mặt trời. Chúng ta phải biết rằng, mặt trời chiếm tới 99.86% tổng khối lượng hệ mặt trời, so với nó tất cả các vật thể còn lại đều quá nhỏ bé, cho nên dù thẳng hàng hay không thì tương tác từ tất cả các vật thể còn lại tới mặt trời là vô cùng nhỏ và không thể ảnh hưởng gì tới hoạt động vốn có của nó.

Tuy vậy, các hành tinh vẫn “thẳng hàng” nếu nhìn từ trái đất. Đây là hiện tượng thiên văn thường gặp và được biết từ thời cổ đại.

Do hệ mặt trời hình thành từ một đám khí bụi hình đĩa, nên các hành tinh có quỹ đạo gần trùng nhau, dường như nằm trên cùng một mặt phẳng. Nếu lấy mặt phẳng quỹ đạo của trái đất làm chuẩn (mặt phẳng Hoàng đạo) thì các hành tinh di chuyển trên bầu trời rất gần với đường đi của mặt trời hàng năm (đường Hoàng đạo).

Vì vậy, nếu quan sát từ trái đất sẽ thấy các hành tinh thường xếp thẳng hàng trên bầu trời. Tuy nhiên, trong không gian, các hành tinh này không hề thẳng hàng mà hình ảnh trên chỉ là do hướng quan sát của chúng ta là từ trái đất.

Vũ Lộc

Tin liên quan:

Geen opmerkingen:

Een reactie posten