Nhật âm thầm chuyển đổi chiến lược quân sự để đối phó với Trung Quốc
Chiến hạm Kurama và khu trục hạm Hyuga của lực lượng hải quân Nhật Bản (REUTERS)
Trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tăng cường sự hiện diện quân sự trên các vùng biển chung quanh, Tokyo cũng đã tranh thủ thời cơ, chuyển đổi chiến lược quân sự theo chiều hướng can thiệp nhiều hơn vào các địa bàn khu vực. Do việc các động thái của Trung Quốc ngày càng gây lo ngại nơi các láng giềng, hành động của Nhật không còn gặp phản đối như trước đây, mà trái lại đã rất được hoan nghênh.
Sự kiện mới nhất phản ánh thay đổi chiến lược của Nhật Bản là việc một tiểu ban thuộc chính phủ vào hôm qua, 27/11/2012 đã khuyến nghị chính quyền là cần phải tăng cường năng lực phòng thủ trên biển của đất nước.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, tiểu ban về chính sách đại dương đã chuyển lên Thủ tướng Yoshihiko Noda một kiến nghị, theo đó Nhật Bản vừa phải thúc đẩy việc khai thác và kinh doanh nguồn tài nguyên biển, vừa phải nâng cấp lực lượng tự vệ trên biển – tức là Hải quân – cũng như lực lượng Tuần duyên – hay cảnh sát biển.
Cũng theo Kyodo, khi nhận được kiến nghị đó, Thủ tướng Noda hứa là sẽ phản ánh các đề xuất ngay trong chương trình hàng hải 5 năm của chính phủ, có hiệu lực trong niên khóa tài chính năm 2013.
Theo giới quan sát, nhu cầu tăng cường lực lượng hải quân và tuần duyên Nhật Bản đã trở nên bức thiết vì trong một hai tháng gần đây, Trung Quốc đột nhiên cứng rắn hẳn lên trong việc đòi chủ quyền trên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, hiện đang do Nhật Bản quản lý. Vấn đề là Bắc Kinh không ngần ngại cho tàu tiến vào vùng tranh chấp để khiêu khích Tokyo.
Ngay từ trước lúc tình hình trở nên căng thẳng ở Senkaku/Điếu Ngư, Tokyo đã không che giấu thái độ lo ngại trước đà vươn lên mạnh mẽ về mặt quân sự, đặc biệt là về hải quân của Trung Quốc. Nỗi quan ngại lại càng lớn khi Trung Quốc lộ rõ tham vọng độc chiếm vùng Biển Đông, nơi có các tuyến hàng hải thiết yếu cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Vì thế, Tokyo đã âm thầm chuyển đổi chiến lược quốc phòng, tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của hiến pháp chủ hòa mà Hoa Kỳ đã áp đặt trên Nhật Bản sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.
Trong một bài viết ngày 26/11 vừa qua, nhật báo Mỹ New York Times ghi nhận ba hướng đi được Tokyo theo đuổi để nâng cao uy thế quân sự của mình trong vùng châu Á : tung Hải quân đi khắp nơi trong vùng để thiết lập các liên minh khu vực, sắn sàng cung cấp viện trợ quân sự và thậm chí giúp một số nước tăng cường tiềm lực quốc phòng để có thể đương cự lại Trung Quốc.
Một cách cụ thể là trong năm nay, lần đầu tiên từ khi cuộc Thế chiến thứ hai kết thúc, Nhật Bản đã cung cấp viện trợ quân sự cho các nước trong vùng Đông Nam Á, cụ thể là tháo khoán 2 triệu đô la cho lực lượng công binh Nhật Bản qua đào tạo quân đội Cam Bốt và Đông Timor trong lãnh vực cứu trợ thiên tai và xây dựng đường xá.
Từ năm 2009 đến nay, Hải quân Nhật Bản ngày càng tham gia tập trận chung với nhiều nước hơn, không chỉ với Mỹ, mà cả với những nước khác như Úc Philippines, Ấn Độ. Không những thế, chiến hạm Nhật cũng bắt đầu thực hiện chuyến viếng thăm cảng nước ngoài thường xuyên hơn, đặc biệt tại một số quốc gia trước đây vốn không muốn Nhật Bản tái võ trang.
Sắp tới đây, Nhật Bản có thể sẽ tiến thêm một bước mới. Sau khi đẩy mạnh các chương trình viện trợ dân sự để đào tạo và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác, như Philippines chẳng hạn, Nhật Bản có thể sớm vượt qua một ngưỡng mới : bán hàng vũ khí và thiết bị quân sự cho các nước trong vùng như máy bay tuần tra trên biển, tàu tuần duyên…
Theo New York Times, thậm chí Nhật Bản sẽ bán cả tầu ngầm tàng hình chạy bằng diesel được cho là rất thích hợp với vùng biển nông ở Biển Đông nơi Trung Quốc đang đòi toàn bộ chủ quyền. Một trong những khách hàng tiềm năng của loại tầu ngầm được cho là số một thế giới này chính là Việt Nam.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121128-nhat-ban-am-tham-chuyen-doi-chien-luoc-quan-su-de-doi-pho-voi-trung-quoc
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, tiểu ban về chính sách đại dương đã chuyển lên Thủ tướng Yoshihiko Noda một kiến nghị, theo đó Nhật Bản vừa phải thúc đẩy việc khai thác và kinh doanh nguồn tài nguyên biển, vừa phải nâng cấp lực lượng tự vệ trên biển – tức là Hải quân – cũng như lực lượng Tuần duyên – hay cảnh sát biển.
Cũng theo Kyodo, khi nhận được kiến nghị đó, Thủ tướng Noda hứa là sẽ phản ánh các đề xuất ngay trong chương trình hàng hải 5 năm của chính phủ, có hiệu lực trong niên khóa tài chính năm 2013.
Theo giới quan sát, nhu cầu tăng cường lực lượng hải quân và tuần duyên Nhật Bản đã trở nên bức thiết vì trong một hai tháng gần đây, Trung Quốc đột nhiên cứng rắn hẳn lên trong việc đòi chủ quyền trên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, hiện đang do Nhật Bản quản lý. Vấn đề là Bắc Kinh không ngần ngại cho tàu tiến vào vùng tranh chấp để khiêu khích Tokyo.
Ngay từ trước lúc tình hình trở nên căng thẳng ở Senkaku/Điếu Ngư, Tokyo đã không che giấu thái độ lo ngại trước đà vươn lên mạnh mẽ về mặt quân sự, đặc biệt là về hải quân của Trung Quốc. Nỗi quan ngại lại càng lớn khi Trung Quốc lộ rõ tham vọng độc chiếm vùng Biển Đông, nơi có các tuyến hàng hải thiết yếu cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Vì thế, Tokyo đã âm thầm chuyển đổi chiến lược quốc phòng, tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của hiến pháp chủ hòa mà Hoa Kỳ đã áp đặt trên Nhật Bản sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.
Trong một bài viết ngày 26/11 vừa qua, nhật báo Mỹ New York Times ghi nhận ba hướng đi được Tokyo theo đuổi để nâng cao uy thế quân sự của mình trong vùng châu Á : tung Hải quân đi khắp nơi trong vùng để thiết lập các liên minh khu vực, sắn sàng cung cấp viện trợ quân sự và thậm chí giúp một số nước tăng cường tiềm lực quốc phòng để có thể đương cự lại Trung Quốc.
Một cách cụ thể là trong năm nay, lần đầu tiên từ khi cuộc Thế chiến thứ hai kết thúc, Nhật Bản đã cung cấp viện trợ quân sự cho các nước trong vùng Đông Nam Á, cụ thể là tháo khoán 2 triệu đô la cho lực lượng công binh Nhật Bản qua đào tạo quân đội Cam Bốt và Đông Timor trong lãnh vực cứu trợ thiên tai và xây dựng đường xá.
Từ năm 2009 đến nay, Hải quân Nhật Bản ngày càng tham gia tập trận chung với nhiều nước hơn, không chỉ với Mỹ, mà cả với những nước khác như Úc Philippines, Ấn Độ. Không những thế, chiến hạm Nhật cũng bắt đầu thực hiện chuyến viếng thăm cảng nước ngoài thường xuyên hơn, đặc biệt tại một số quốc gia trước đây vốn không muốn Nhật Bản tái võ trang.
Sắp tới đây, Nhật Bản có thể sẽ tiến thêm một bước mới. Sau khi đẩy mạnh các chương trình viện trợ dân sự để đào tạo và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác, như Philippines chẳng hạn, Nhật Bản có thể sớm vượt qua một ngưỡng mới : bán hàng vũ khí và thiết bị quân sự cho các nước trong vùng như máy bay tuần tra trên biển, tàu tuần duyên…
Theo New York Times, thậm chí Nhật Bản sẽ bán cả tầu ngầm tàng hình chạy bằng diesel được cho là rất thích hợp với vùng biển nông ở Biển Đông nơi Trung Quốc đang đòi toàn bộ chủ quyền. Một trong những khách hàng tiềm năng của loại tầu ngầm được cho là số một thế giới này chính là Việt Nam.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121128-nhat-ban-am-tham-chuyen-doi-chien-luoc-quan-su-de-doi-pho-voi-trung-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten