maandag 19 november 2012

Obama ôm hôn bà Suu Kyi

19/11/2012

Hàng nghìn người hôm nay tập trung dọc các con đường để chào đón sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm đầu tiên tới Myanmar, nơi ông họp báo chung và ôm hôn biểu tượng dân chủ Aung San Suu Kyi.
> Obama gây sốt ở Myanmar
> Obama dạo chùa Thái Lan


The Guard of honour stands as Air Force One carrying US President Barack Obama arrives at the Yangon international airport on November 19, 2012.
Hôm nay, chiếc chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Obama hạ cánh xuống sân bay quốc tế Yangon của Myanmar.

US President Barack Obama (C), accompanied by Secretary of State Hillary Clinton, receives a bunch of flowers from a girl on arrival at the Yangon International airport on November 19, 2012
Vừa bước xuống sân bay, Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton được đón chào trọng thể bởi các quan chức, một đội vệ binh danh dự và bó hoa tươi từ một bé gái mặc đồ truyền thống của Myanmar.

Local residents line up along the street as US President Barack Obama's motorcade drives to the Parliament House in Yangon on November 19, 2012.
Là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Myanmar, ông Obama gây nên một cơn sốt trong người dân nước này suốt những ngày qua. Hôm nay, hàng nghìn người cầm quốc kỳ Mỹ đã chen kín dọc các con đường mà đoàn xe chở ông Obama đi qua tại Yangon, và hô vang "America".

Nhiều người cầm sẵn máy ảnh, điện thoại với hy vọng chớp lấy hình ảnh của tổng thống Mỹ.

US President Barack Obama and Myanmar's President Thein Sein (R) hold a meeting at the regional parliament building in Yangon on November 19, 2012
Tổng thống nước chủ nhà Thein Sein tiếp đón Tổng thống Obama tại tòa nhà quốc hội khu vực ở Yangon. Mục tiêu của ông Obama trong chuyến thăm lịch sử đến Myanmar lần này là thúc đẩy cải cách chính trị. Ông Thein Sein thừa nhận "những thất vọng và chướng ngại" trong quan hệ với Washington hơn hai thập kỷ qua, nhưng nhấn mạnh cam kết tăng cường quan hệ giữa hai bên trong thời gian tới.

US President Barack Obama speaks at the University of Yangon in Yangon on November 19, 2012. Huge crowds greeted Barack Obama in Myanmar on the first visit by a serving US president to the former pariah state to encourage a string of startling political reforms.
Sau đó, tổng thống Mỹ có bài phát biểu tại đại học Yangon, nơi từng chứng kiến cuộc nổi dậy của các sinh viên ủng hộ phong trào dân chủ, trong đó có cuộc biểu tình quy mô lớn năm 1988 với kết cục là một cuộc đàn áp quân sự đẫm máu.
"Hôm nay tôi có mặt ở đây để thực hiện lời hứa của mình và mở rộng bàn tay hữu nghị", ông nói. "Nhưng cuộc hành trình đáng nhớ này chỉ mới bắt đầu thôi và còn cả con đường dài phải đi ở phía trước".

Local residents gather outside Myanmar opposition leader Aung San Suu Kyi's house as US President Barack Obama holds a meeting with Suki on November 19, 2012.
Nhiều người hâm mộ cũng tập trung bên ngoài dinh thự của lãnh đạo phe đối lập ủng hộ dân chủ Aung San Suu Kyi tại Yangon, khi hay tin ông Obama sắp đến đây.

Local residents gather outside Myanmar opposition leader Aung San Suu Kyi's house as US President Barack Obama holds a meeting with Suki on November 19, 2012.
Đoàn xe chở tổng thống Mỹ tiến qua đám đông người Myanmar đang reo hò.

US President Barack Obama (R) and Myanmar pro-democracy leader Aung San Suu Kyi (L) kiss after speaking to the media during a brief joint presser at her residence in Yangon, on November 19, 2012.
Ông Obama có cuộc họp báo chung ngắn với bà Aung San Suu Kyi tại dinh thự của bà ở Yangon.

Ông cũng không ngần ngại trao cho bà một cái hôn vào má trong buổi họp báo.

Cùng ngày, hai nhà lãnh đạo Mỹ cũng có dịp cởi giày, đi tham quan chùa Shwedagon ở Yangon. Ngôi chùa có những ngọn tháp được mạ vàng, nạm kim cương, hồng ngọc và là trung tâm tâm linh của Phật giáo Myanmar.

US President Barack Obama (R) performs a ritual as US Secretary of State Hillary Clinton (2nd L) looks on during their visit to the Shwedagon pagoda in Yangon on November 19, 2012.
Tổng thống Mỹ thực hiện một nghi lễ tại chùa Shwedagon.

People try to catch a glimpse of US President Barack Obama as he visits the Shwedagon pagoda in Yangon on November 19, 2012.
Bên ngoài chùa Shwedagon, rất đông dân chúng và khách du lịch háo hức chờ đợi để được nhìn thấy ông Obama.
Cuối ngày hôm nay, ông sẽ bay sang Campuchia và có cuộc gặp với Thủ tướng Hun Sen, trước khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS).

Anh Ngọc (Ảnh: AFP)
 

Obama gây sốt ở Myanmar


Với hình ảnh xuất hiện trên những chiếc áo thun, những cái cốc và thậm chí trên cả những bức tường có hình vẽ theo kiểu graffiti, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang gây nên cơn sốt tại Myanmar.
> Mỹ tìm cách chinh phục châu Á Thái bình dương


Họa sĩ Arkar Kyaw bên bức tranh tường theo kiểu graffiti với hình ảnh ông Obama. Ảnh: AFP

Obama hôm nay tới Myanmar trong một chuyến thăm lịch sử. Ông là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm quốc gia từng bị cách biệt với thế giới bên ngoài suốt một thời gian dài.

Những người dân trên các con phố của Yangon, thủ đô cũ và là thành phố lớn nhất của Myanmar, cùng thể hiện hy vọng rằng chuyến thăm lịch sử của ông Obama sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình cải cách của nước này.

"Tôi nghĩ chuyến thăm của ông ấy sẽ giúp nhiều cho con đường tới dân chủ của chúng tôi và khích lệ chính phủ Myanmar tiếp tục tiến trình cải cách", một người bán hàng 28 tuổi có tên Thant Zaw Oo nói. "Tôi muốn nói với Tổng thống Obama rằng ông ấy hãy thúc giục chính phủ Myanmar tiếp tục con đường dân chủ một cách kiên định và hướng tới nhân quyền toàn diện, điều mà đất nước tôi cần".

Những người bán hàng rong đang bán những lá quốc kỳ Mỹ trong khi họa sĩ địa phương Arkar Kyaw bận bịu với việc vẽ tranh kiểu graffiti lên những bức tường của Yangon, với hình ảnh nụ cười tươi của tổng thống Mỹ và câu "Chào đón Obama". Đây là một điều không thể hình dung cho mãi tới tận gần đây ở một quốc gia mà nhiều thập kỷ liền được lãnh đạo bởi những vị tướng vốn không được lòng phương Tây.

Ảnh cơn sốt Obama ở Myanmar

Một trong những điểm nhấn trong chuyến thăm của ông Obama sẽ là bài phát biểu quan trọng tại đại học Yangon, một biểu tượng của những chương đã qua trong phong trào sinh viên nổi dậy đòi dân chủ ở Myanmar, trong đó có những cuộc biểu tình lớn vào năm 1988 kết thúc trong sự trấn áp đẫm máu của quân đội. Những lãnh đạo quân đội của Myanmar khi đó đã đóng nhiều học xá và đưa nhiều đại học ra khỏi các thành phố, trong nỗ lực làm suy yếu ảnh hưởng của giới sinh viên.

Có những hy vọng rằng chuyến thăm của ông Obama có thể giúp đẩy nhanh quá trình hồi sinh của hệ thống giáo dục bậc cao tại Myanmar, vốn bị rơi vào tình trạng không tốt suốt nhiều thập kỷ dưới sự lãnh đạo của giới quân sự.

Một sinh viên có tên Kaung San ở Yangon cho biết anh hy vọng chuyến thăm của ông Obama sẽ giúp Myanmar được chấp nhận và được nhận biết nhiều hơn bởi cộng đồng quốc tế. "Sau chuyến thăm, nền kinh tế của chúng tôi sẽ trở nên thông thoáng hơn. Và bởi vì Mỹ ưu tiên vấn đề nhân quyền, đất nước của chúng tôi sẽ có những tiêu chuẩn tốt hơn về quyền cũng như sự dân chủ sẽ phát triển".

Cảnh sát vũ trang được thấy nhiều trên những con đường của Yangon, một sự hiện diện an ninh hiếm có kể từ thời chính quyền quân sự. Nhưng điều này không gây cản trở gì cho một đội quân những người quét dọn, những người làm vườn và những họa sĩ đang làm tăng sức nóng bằng cách làm đẹp tuyến đường được cho là sẽ có đoàn xe của ông Obama đi qua.

Các công nhân cũng đang dọn dẹp khu vực quanh tòa nhà nghị viện địa phương ở Yangon, nơi ông Obama sẽ gặp Tổng thống Myanmar Thei Sein, một cựu tướng lĩnh đồng thời là người tiên phong cho hàng loạt cải cách chính trị nhanh chóng tại nước này kể từ năm ngoái. Tổng thống Mỹ cũng sẽ gặp người cũng từng được nhận giải Nobel Hòa bình như ông, nữ lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi tại một dinh thự ven hồ, nơi bà bị giam lỏng bởi chính quyền quân sự trong nhiều năm.

Bất chấp những thách thức vẫn còn rơi rớt lại, các quốc gia phương Tây đã và đang bắt đầu rút dần những lệnh trừng phạt kinh tế với Myanmar, giúp mở ra những cánh cửa cho sự trở lại của các công ty nước ngoài như Coca Cola hay Pepsi tại thị trường Myanmar. Đây là điều được nhiều người Myanmar chờ đợi.

"Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có thể dùng những hàng hóa mang thương hiệu Mỹ nhiều hơn trước", tài xế taxi Aung Thu Cho nói. "Tôi thích những chiếc quần Levi. Tôi hy vọng những nhà hàng như McDonald's sẽ sớm có ở đây".

Hà Giang (theo AFP)
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/11/obama-gay-sot-o-myanmar/

Obama gây sốt ở Myanmar


Những tờ báo ở Myanmar đăng hình ông Obama ở trang nhất.

Tờ
Trang nhất tờ Myanmar Times chơi chữ khi ghép tên ông Obama và tên cũ của Myanmar là Burma thành O-Burma.

Công nhân một nhà máy in ở Yangon cầm tờ báo địa phương có hình ông Obama.

Một chiếc áo thun đang được in hình ông Obama...

... và đây là kết quả.

Một người Myanmar ở Yangon mua tờ báo có hình tổng thống Mỹ.

Một nhà sư đọc tờ báo địa phương có ảnh và hình vẽ ông Obama cả ở trang nhất lẫn trang cuối.

Những
Những chiếc cốc mang hình ông Obama và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi được bày bán trong một cửa hàng ở trung tâm của Yangon.

Những chiếc áo mang hình ảnh quen thuộc của tổng thống Mỹ xuất hiện trong một cửa hàng ở Yangon.

Hà Giang (Ảnh: AFP)
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/11/obama-gay-sot-o-myanmar/page_2.asp 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten