Châu Á -Thái Bình Dương đàm phán về 2 khu vực mậu dịch tự do khổng lồ
Từ trái sang phải: Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda tại thượng đỉnh ASEAN + 3.
REUTERS/Damir Sagolj
Theo AFP hôm nay 20/11/2012, lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Cam Bốt, để chính thức khởi động đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do, trong bối cảnh ba quốc gia Đông Bắc Á có nhiều căng thẳng về chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, dự án « Đối tác kinh tế toàn khu vực » (RCEP), một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, bên ngoài WTO, bao gồm 16 nước Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có ba quốc gia kể trên, cũng ra mắt.
Thỏa thuận giữa ba quốc gia chủ chốt của nền kinh tế Châu Á có mục đích tạo thành một trong các khu vực thương mại tự do quan trọng nhất thế giới. Hiện tại Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đứng thứ nhì và thứ ba trên thế giới về kinh tế. Theo số liệu điều tra của chính phủ Nhật, tổng lượng trao đổi thương mại giữa ba quốc gia kể trên vào năm 2011 là 514,9 tỉ đô la.
Các lãnh đạo và các nhà ngoại giao ba nước Đông Bắc Á hy vọng rằng những tranh chấp về chủ quyền biển đảo sẽ không cản trở các đàm phán thương mại, thậm chí việc thúc đẩy đám phán có thể cho phép làm dịu các căng thẳng.
Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thỏa thuận trao đổi tự do Đông Bắc Á cần được đặt trong bối cảnh rộng hơn của sự hợp tác Đông Á nói chung, và thỏa thuận này là « một phương tiện quan trọng cho việc hình thành một thỏa thuận thương mại rộng hơn của khu vực ».
Theo các nhà phân tích, thỏa thuận giữa ba nước Đông Bắc Á có thể là một trụ cột của thỏa thuận « Đối tác kinh tế toàn khu vực » (RCEP – Regional Comprehensive Economic Partnership), một dự án kinh tế lớn cũng ra mắt hôm nay tại Phnom Penh.
Theo dự án kinh tế này, thì ngoài ba nền kinh tế lớn của Châu Á kể trên, còn có 10 thành viên của ASEAN, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Dự án trên cho phép biến 16 nước với khoảng 3,5 tỉ dân và 23.000 tỉ đô la GDP, thành một thị trường thống nhất. Khu vực kinh tế này, nếu được thành lập, sẽ chiếm 1/3 sản lượng kinh tế toàn cầu và là vùng trao đổi thương mại tự do lớn nhất hành tinh, bên ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới.
Hiện tại, Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với bốn quốc gia trong Đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP). Đó là các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Trả lời AFP, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nhấn mạnh : « Cần nỗ lực tách biệt hai lĩnh vực này (trao đổi thương mại và tranh chấp chủ quyền). Sự hội nhập về kinh tế cần phải đi trước… bởi vì tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ kiến trúc (kinh tế) mới này ».
Tổng giám đốc thương mại quốc tế của Indonesia Iman Pambagyo bày tỏ hy vọng rằng, những quan hệ thương mại mật thiết hơn giữa các quốc gia có tranh chấp có thể giúp cho việc giải quyết tốt hơn các đối đầu về lãnh thổ, vốn kéo dài từ hàng chục năm nay.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121120-cac-quoc-gia-chau-a-%E2%80%93-thai-binh-duong-dam-phan-ve-2-khu-vuc-mau-dich-tu-do-khong-lo
Thứ ba 20 Tháng Mười Một 2012
Các lãnh đạo và các nhà ngoại giao ba nước Đông Bắc Á hy vọng rằng những tranh chấp về chủ quyền biển đảo sẽ không cản trở các đàm phán thương mại, thậm chí việc thúc đẩy đám phán có thể cho phép làm dịu các căng thẳng.
Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thỏa thuận trao đổi tự do Đông Bắc Á cần được đặt trong bối cảnh rộng hơn của sự hợp tác Đông Á nói chung, và thỏa thuận này là « một phương tiện quan trọng cho việc hình thành một thỏa thuận thương mại rộng hơn của khu vực ».
Theo các nhà phân tích, thỏa thuận giữa ba nước Đông Bắc Á có thể là một trụ cột của thỏa thuận « Đối tác kinh tế toàn khu vực » (RCEP – Regional Comprehensive Economic Partnership), một dự án kinh tế lớn cũng ra mắt hôm nay tại Phnom Penh.
Theo dự án kinh tế này, thì ngoài ba nền kinh tế lớn của Châu Á kể trên, còn có 10 thành viên của ASEAN, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Dự án trên cho phép biến 16 nước với khoảng 3,5 tỉ dân và 23.000 tỉ đô la GDP, thành một thị trường thống nhất. Khu vực kinh tế này, nếu được thành lập, sẽ chiếm 1/3 sản lượng kinh tế toàn cầu và là vùng trao đổi thương mại tự do lớn nhất hành tinh, bên ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới.
Hiện tại, Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với bốn quốc gia trong Đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP). Đó là các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Trả lời AFP, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nhấn mạnh : « Cần nỗ lực tách biệt hai lĩnh vực này (trao đổi thương mại và tranh chấp chủ quyền). Sự hội nhập về kinh tế cần phải đi trước… bởi vì tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ kiến trúc (kinh tế) mới này ».
Tổng giám đốc thương mại quốc tế của Indonesia Iman Pambagyo bày tỏ hy vọng rằng, những quan hệ thương mại mật thiết hơn giữa các quốc gia có tranh chấp có thể giúp cho việc giải quyết tốt hơn các đối đầu về lãnh thổ, vốn kéo dài từ hàng chục năm nay.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121120-cac-quoc-gia-chau-a-%E2%80%93-thai-binh-duong-dam-phan-ve-2-khu-vuc-mau-dich-tu-do-khong-lo
Thứ ba 20 Tháng Mười Một 2012
Hoa Kỳ và Đông Nam Á chuẩn bị hiệp định thương mại song phương
Tổng thống Mỹ Barack Obama tham gia hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh, ngày 19/11/2012.
REUTERS/Jason Reed
Tổng thống Mỹ và lãnh đạo 10 thành viên ASEAN thông qua sáng kiến phát triển thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á. Tin này do Nhà Trắng công bố vào chiều hôm qua 19/11/2012 vào lúc diễn ra Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Cam Bốt.
Theo hãng tin Reuters, sáng kiến được đặt tên là Thỏa thuận kinh tế tự do Hoa Kỳ - ASEAN( US - ASEAN Expanded Economic Engagement) có mục đích mở đường cho một hiệp định tự do mậu dịch quy mô hơn cũng do Hoa Kỳ chủ xướng là TPP (Hợp Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương) bao trùm từ Châu Á -Thái Bình Dương đến châu Mỹ .
Theo giải thích của Washington, ASEAN là thị trường nhập khẩu hàng hóa của Mỹ đứng vào hàng thứ tư và cũng là bạn hàng thương mại đứng vào hạng thứ năm. Sáng kiến thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương Mỹ-ASEAN tuy có quy mô giới hạn hơn TPP nhưng là một biện pháp kinh tế một công hai việc : vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho kỹ nghệ Mỹ, vừa dọn đường cho những quốc gia còn ngần ngại chưa muốn gia nhập TPP Hợp Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương do có nhiều trói buộc. Hiện nay chỉ có 4 nước ASEAN gia nhập TPP là Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam.
Khi tung sáng kiến thành lập TPP, Hoa Kỳ có dụng ý cạnh tranh với một thỏa thuận cấp vùng mang tên Đối Tác Kinh tế Toàn Khu Vực (RCEP), trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121120-hoa-ky-va-dong-nam-a-chuan-bi-hiep-dinh-thuong-mai-song-phuong
Theo giải thích của Washington, ASEAN là thị trường nhập khẩu hàng hóa của Mỹ đứng vào hàng thứ tư và cũng là bạn hàng thương mại đứng vào hạng thứ năm. Sáng kiến thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương Mỹ-ASEAN tuy có quy mô giới hạn hơn TPP nhưng là một biện pháp kinh tế một công hai việc : vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho kỹ nghệ Mỹ, vừa dọn đường cho những quốc gia còn ngần ngại chưa muốn gia nhập TPP Hợp Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương do có nhiều trói buộc. Hiện nay chỉ có 4 nước ASEAN gia nhập TPP là Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam.
Khi tung sáng kiến thành lập TPP, Hoa Kỳ có dụng ý cạnh tranh với một thỏa thuận cấp vùng mang tên Đối Tác Kinh tế Toàn Khu Vực (RCEP), trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121120-hoa-ky-va-dong-nam-a-chuan-bi-hiep-dinh-thuong-mai-song-phuong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten