Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ vừa cảnh báo trẻ dưới 5 tuổi nuốt thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc thông mũi có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đó là các thuốc có chứa các chất như tetrahydrozoline,
oxymetazoline hay naphazoline… Thực chất của các thuốc này như thế nào? Cả 3
chất tetrahydrozoline, oxymetazoline hay naphazoline… đều có tác dụng co mạch,
làm giảm xung huyết mắt, mũi.
Naphazolin:
Thuốc này có ở nhiều dạng dung dịch nhỏ mũi, thuốc xịt mũi và
dung dịch nhỏ mắt. Là một thuốc giống thần kinh giao cảm, có tác dụng làm co
mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưng và xung huyết khi nhỏ thuốc vào niêm
mạc. Naphazolin dùng trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm
xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng. Naphazolin cũng có thể giảm sưng, dễ quan
sát niêm mạc mũi và họng trước khi phẫu thuật hoặc thuật chẩn đoán, làm thông lỗ
vòi nhĩ bị tắc ở người bệnh viêm tai. Dùng nhỏ vào kết mạc mắt để giảm xung
huyết, ngứa và kích ứng.
Oxymetazolin hydroclorid:
Oxymetazolin có cấu trúc và tác dụng dược lý tương tự naphazolin
và xylometazolin, tác dụng lên các thụ thể alpha - adrenergic ở các tiểu động
mạch của niêm mạc mũi làm co mạch, dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm xung huyết
mũi. Thêm vào đó, thuốc làm thông lỗ vòi nhĩ đang bị tắc. Mũi được thông khí
trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có thể lại bị giãn mạch lại và xung huyết ở
mức độ nào đó. Do vậy, tránh dùng thuốc dài ngày (nhiều nhất là 1 tuần). Dùng
oxymetazolin nhỏ mắt, xung huyết kết mạc giảm đi, nhưng nếu lạm dụng thuốc có
thể xung huyết “bật lại”.
Thuốc được chỉ định dùng làm giảm tạm thời xung huyết mũi do cảm
lạnh, viêm mũi, viêm xoang, sốt cỏ khô hoặc dị ứng đường hô hấp trên; Giảm xung
huyết ở xoang; Giảm tạm thời đỏ mắt do kích ứng nhẹ, như kích ứng vì dị ứng phấn
hoa, lạnh, bụi, khói, gió, bơi lội hoặc đeo kính áp tròng.
Dùng thuốc nhỏ mắt, mũi có tác dụng co mạch cho trẻ dưới 5 tuổi cần có ý kiến bác sĩ. Ảnh: Sức khỏe Đời sống. |
Tetrahydrozoline:
Là một dung dịch nhỏ mắt làm giảm xung huyết để làm giảm các
triệu chứng phù kết mạc và xung huyết thứ phát đối với các trường hợp dị ứng và
kích thích nhẹ ở mắt. Tác dụng có lợi của thuốc còn bao gồm việc cải thiện sưng
tấy, kích thích, ngứa đau và chảy nước mắt quá mức.
Những quan ngại với trẻ nhỏ
Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, các thuốc có tác dụng gây co mạch
trên còn có những tác dụng phụ không mong muốn. Những phản ứng phụ nghiêm trọng
ít xảy ra khi dùng tại chỗ ở liều điều trị. Một số phản ứng phụ của naphazolin,
xảy ra thoáng qua như kích ứng niêm mạc nơi tiếp xúc, phản ứng xung huyết trở
lại nếu dùng lâu ngày.
Có thể xảy ra một số phản ứng toàn thân (gây ngộ độc) khi dùng
liều tại chỗ quá cao hoặc uống nhầm gây ức chế hệ thần kinh trung ương như hạ
thân nhiệt, tim đập chậm, ra mồ hôi, buồn ngủ, co giật, hôn mê đặc biệt ở trẻ
em… cần phải điều trị hỗ trợ tích cực.
Về mặt giải phẫu mũi họng lại thông nhau, đường dẫn nước mắt lại
đổ vào ngách mũi dưới nên khi tra nhỏ thuốc mắt, mũi thuốc hay rơi xuống họng
khiến cho người bệnh có động tác nuốt, nhất là với trẻ em. Vì những lo ngại trên
mà không nên dùng các thuốc nhỏ, mắt mũi có chứa các chất co mạch cho trẻ em
dưới 5 tuổi. Trường hợp cần thiết cần sử dụng nồng độ dùng cho trẻ em và với sự
giám sát, theo dõi của thầy thuốc.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ
(CPSC), từ năm 1997 đến 2009 có hơn 4.500 trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh do nuốt thuốc
nhỏ mắt. Cũng trong thời gian này có 1.100 trẻ được đưa đến bệnh viện điều trị
do nuốt phải thuốc nhỏ mắt, mũi có chứa tetrahydrozoline, oxymetazoline hay
naphazoline. Cơ quan này còn cho biết, nếu trẻ dưới 5 tuổi nuốt các chất này,
cho dù chỉ 1 - 2ml (1 muỗng cà phê khoảng 5ml), tác dụng phụ của thuốc sẽ gây
hại cho trẻ. Trẻ có thể sẽ bị bất tỉnh, suy tim, suy hô hấp, thậm chí là nguy
hiểm đến tính mạng. Do vậy, FDA khuyến cáo cha mẹ và các bác sĩ nhi khoa phải
lưu ý để ngăn ngừa và chữa trị kịp thời khi trẻ nuốt phải thuốc nhỏ mắt hay
thuốc thông mũi có chứa các chất trên.
Theo Sức khỏe Đời sống
Geen opmerkingen:
Een reactie posten