Ba cháu gần 60 tuổi bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, thế
nhưng bác sĩ chẳng quan tâm gì, chỉ cho thuốc uống hàng ngày, hỏi cái gì cũng
quát lên. Ba cháu do bệnh nên tai ù ù không nghe rõ, mỗi lần bác sĩ nói là phải
cố gắng lắm để hiểu, bởi nếu hỏi lại là thế nào cũng nghe quát.
>Không
thể vừa đưa phong bì vừa chụp hình tố cáo bác sĩ
Thưa Bộ trưởng,
Hôm qua cháu đọc báo có nghe câu nói của bác rất hay đó là 'Hãy
gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì cho tôi'. Đây quả là một câu nói hay trong ngày
bác ạ. Nhưng làm sao có thể vừa đưa phong bì cho bác sĩ vừa có thể chụp hình cho
bác được?
Nếu bác nói như vậy thì cháu nghĩ bác chưa bao giờ đi khám bệnh
bình thường. Hay có thể do bác là Bộ trưởng, đi khám bệnh thì người ta chăm lo
lấy lòng bác thôi chứ không phải như người dân chúng cháu đâu.
Ba cháu bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, ba vào bệnh viện khi đã di căn. Vào bệnh viện gia đình cháu cũng có người quen nên đã được gửi gắm. Nhiều người nói rằng ba cháu may mắn, vì đi bệnh viện gửi gắm được là hơn khối người rồi.
Thế nhưng người bác sĩ khám và chữa trực tiếp cho ba cháu chẳng
quan tâm gì, chỉ cho thuốc uống hàng ngày, hỏi cái gì cũng quát lên. Ba cháu đã
gần 60, do bệnh nên tai ù ù không nghe rõ. Mỗi lần bác sĩ nói là phải cố gắng
lắm để hiểu, nếu hỏi lại là thế nào cũng nghe quát.
Nghe một số bệnh nhân xung quanh nói, ba cháu được cho thuốc là
may lắm rồi. Người quen của cháu cũng tác động đến bác sĩ điều trị lắm mới được
như vậy đấy.
Bác sĩ này nổi tiếng là nhận phong bì, ai vào cũng gửi từ 1 đến
2 triệu đồng. Thế là cháu cũng phải biết điều mà đưa cho bác sĩ ấy 2 triệu. Khi
đưa phong bì kẹp trong hồ sơ thì bác sĩ nhanh chóng cất đi. Trong phòng khám lúc
đó vắng chỉ có 2 người thì sao mà cháu chụp hình gửi được cho bác bộ trưởng? Với
lại xui xẻo chẳng may bị bác sĩ biết, không chịu chữa cho ba cháu nữa thì
sao?
Lúc chưa đưa tiền thì bác sĩ nói với ba cháu là: " Bệnh anh nặng
quá, tôi không chữa được". Nói thế thì tinh thần người bệnh sẽ suy sụp, như thế
bệnh càng nặng hơn không, sao bác sĩ có thể nói như vậy?
Sau khi đưa tiền thì bác sĩ niềm nở liền, nói rằng tình hình ba cháu như thế nào, nên ăn uống như thế nào, cư xử như là người nhà. Thái độ hoàn toàn thay đổi, bác thấy có lạ không?
Trên đây là đôi dòng chia sẻ cùng bác. Cháu đâu muốn đưa phong bì đâu, tiền thuốc Tarceva điều trị bác cũng biết mà, mỗi hộp hơn 40 triệu đồng. Gia đình cháu cũng muốn bớt đồng nào hay đồng đó nhưng nếu mà không đưa phong bì mỗi lần tái khám thì ba cháu đâu được khám và chữa bệnh nhiệt tình.
Mong bác hiểu cho.
Sau khi đưa tiền thì bác sĩ niềm nở liền, nói rằng tình hình ba cháu như thế nào, nên ăn uống như thế nào, cư xử như là người nhà. Thái độ hoàn toàn thay đổi, bác thấy có lạ không?
Trên đây là đôi dòng chia sẻ cùng bác. Cháu đâu muốn đưa phong bì đâu, tiền thuốc Tarceva điều trị bác cũng biết mà, mỗi hộp hơn 40 triệu đồng. Gia đình cháu cũng muốn bớt đồng nào hay đồng đó nhưng nếu mà không đưa phong bì mỗi lần tái khám thì ba cháu đâu được khám và chữa bệnh nhiệt tình.
Mong bác hiểu cho.
Hồng Quân
"Hãy chụp hình, gửi cho tôi". Câu nói hay & vui
Tôi từng đưa người nhà đi viện: cha, mẹ, chị, em. Đúng như bạn
Hồng Quân nói, mọi thứ đều phải kẹp tiền, cũng chẳng cần phong bì cho lịch sự,
cứ chìa thẳng ra, từ cô y tá, điều dưỡng đến bác sĩ (trẻ, trung niên, lớn tuổi).
Không có tiền, họ cứ như người bị...mù & vô tâm vậy, có tiền là họ tận tình,
tươi vui, đúng như biểu ngữ gắn trên đầu họ: Lương y như từ mẫu. Tuy nhiên, cũng
biết rằng vẫn còn đó những con người có tâm nhưng chỉ khoảng 1%, đã vào bệnh
viện bạn gặp được họ là như bạn tu chín kiếp. Thưa bộ trưởng, đưa người nhà đi
viện mà còn đầu óc làm điệp viện, chụp hình để gửi bộ trưởng, chẳng khác nào
bệnh nhân vào ...cửa tử!? Bộ trưởng thử làm thường dân, cầm điện thoại chụp hình
xịn & vi hành để biết! "Hãy chụp hình, gửi cho tôi". Câu nói hay & vui
:`( (mếu máo)
Không đưa cũng được, nhưng...
Như Bộ trưởng nói thì không đưa phong bì cũng được, dùng lý lẽ
và các yếu tố khác để gây áp lực thì bác sỹ vẫn sẽ chữa thôi. Chỉ có điều kết
quả có thể sẽ là một trong các phương án sau:
1. Bệnh nặng nhưng vẫn có thể chữa được: chữa qua quýt để cho ''đi'' luôn.
2. Bệnh nặng, nguy hiểm nhưng nói với người nhà là không có gì để người nhà chủ quan, đến lúc không thể chữa được, phát hiện thì đã quá muộn.
3. Bệnh vừa vừa, chữa ba lăng nhăng để vừa tốn tiền, kéo dài thời gian, thậm chí sinh thêm bệnh khác để có sống thì cũng thành tật.
4. Bệnh nhẹ nhưng thuốc kê thật cao cho tốn tiền...
Ngoài ra thì: cấp cứu, biến chứng nhưng cứ từ từ, thay băng thì giật thật mạnh, phẫu thuật thì khâu thật xấu, để quên dụng cụ, thái độ hằn học đay nghiến...
Và, một điều là, những việc trên, hoặc bệnh nhân không thể có căn cứ để khiếu kiện, từ xưa đến nay đã có bác sỹ, y tá nào đi tù vì tội vô trách nhiệm, chuyên môn kém đâu. Cùng lắm là bị cảnh cáo, chuyển công tác (mà chưa chắc là đã giảm quyền lực hay quyền lợi); hoặc nếu có thì cũng chưa đến mức xử lý (như vấn đề thái độ chẳng hạn).
Vậy thì bệnh nhân phải làm gì, thưa Bộ trưởng?
1. Bệnh nặng nhưng vẫn có thể chữa được: chữa qua quýt để cho ''đi'' luôn.
2. Bệnh nặng, nguy hiểm nhưng nói với người nhà là không có gì để người nhà chủ quan, đến lúc không thể chữa được, phát hiện thì đã quá muộn.
3. Bệnh vừa vừa, chữa ba lăng nhăng để vừa tốn tiền, kéo dài thời gian, thậm chí sinh thêm bệnh khác để có sống thì cũng thành tật.
4. Bệnh nhẹ nhưng thuốc kê thật cao cho tốn tiền...
Ngoài ra thì: cấp cứu, biến chứng nhưng cứ từ từ, thay băng thì giật thật mạnh, phẫu thuật thì khâu thật xấu, để quên dụng cụ, thái độ hằn học đay nghiến...
Và, một điều là, những việc trên, hoặc bệnh nhân không thể có căn cứ để khiếu kiện, từ xưa đến nay đã có bác sỹ, y tá nào đi tù vì tội vô trách nhiệm, chuyên môn kém đâu. Cùng lắm là bị cảnh cáo, chuyển công tác (mà chưa chắc là đã giảm quyền lực hay quyền lợi); hoặc nếu có thì cũng chưa đến mức xử lý (như vấn đề thái độ chẳng hạn).
Vậy thì bệnh nhân phải làm gì, thưa Bộ trưởng?
Geen opmerkingen:
Een reactie posten