zaterdag 30 juni 2012

'Thiên đường tốc độ' tại Đông dương

30/6/2012

Thoát khỏi biển báo "80" và camera tốc độ, chúng ta có thể thoải mái đạp ga lên 150 km/h, tận hưởng những cảm giác chưa bao giờ có.


Lái xe du lịch caravan ngày càng phổ biến và cung đường được lựa chọn nhiều nhất là Đông dương, qua các nước Campuchia, Lào, Thái Lan. Ngoài khám phá thiên nhiên, điểm hấp dẫn nhất có lẽ là sự tự do về tốc độ trên quãng đường 1.000 km. Ở đó có thể đạp ga lên đến 200 km/h, qua các cung đường rừng yên bình và vắng vẻ trên đất Lào và Campuchia.

Đoàn Caravan xuyên Đông dương những ngày tháng 6.
Đoàn Caravan xuyên Đông dương những ngày tháng 6.

Đường ở Lào thường được các tay lái Việt ví von như “LaoBahn” (Autobahn là cung đường có những làn không giới hạn tốc độ duy nhất trên thế giới ở Đức), hai bên là cánh đồng trống vắng, yên bình. Không có cảnh chen lấn, xô bồ. Không có xe máy tạt ngang đầu, bám đít. Không có những chiếc camera bắn tốc độ ẩn nấp dọc đường. Không có cả những tiếng còi đầy bức xúc.

Đoàn xe từ cửa khẩu Dom Kro Cam đến Paksé, tỉnh Champasak (Lào) với dài 150 km nhưng thời gian chỉ mất 1 giờ 15 phút, một con số trong mơ với giao thông Việt Nam. "Chạy sướng lắm!" là câu trả lời chung của tất cả những ai từng tham gia caravan xuyên Đông Dương. Tốc độ nhanh, an toàn và rất ít chướng ngại vật. Cung đường từ Nam lên Bắc Lào với hành trình ngày hai hơn 720 km nhưng ít ai thấy mệt với tốc độ trên 100 km/h bằng cảm giác thanh bình dọc theo tuyến sông Mekong.

Tốc độ 150 km/h, điều hiếm khi có được ở Việt Nam.
Tốc độ 150 km/h, điều hiếm khi có được ở Việt Nam.

Người dân Lào khá tôn trọng luật lệ giao thông và đặc biệt luôn nhường đường khi gặp đoàn xe có cảnh sát dẫn đường. Theo lời kể của anh hướng dẫn viên du lịch Lào thì có công nhân từng bị bắt bỏ tù do không nhường đường.

Từ Lào đến Bangkok, đường có đến 3 và 4 làn xe, khá đông nhưng vẫn có thể phi đều đều 100 km/h. Thỉnh thoảng vẫn có những chiếc bán tải vượt qua. Ấn tượng nhất trong việc thiết kế đường cao tố ở Thái Lan là các khúc cua gắt đều thiết kế theo kiểu lòng chảo, tạo độ an toàn ngay cả khi cua ở 120-150 km/h.

Cao tốc Thái Lan.
Cao tốc Thái Lan.

Hành trình ngược lại cũng mang nhiều cảm xúc và khi trở về Việt Nam, chúng ta tự nhiên thấy khó chịu, xe cũng gầm gừ hơn. Giao thông hỗn loạn khiến nỗi bực dọc thường thấy lại ùa về. Mong một ngày chiếc xe của mỗi người được chạy trên "Vietbahn".

Hải Đỗ

Giao thông của chúng ta đang bị lạc hậu
Đường ở Lào quá tốt và người dân chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Đường cao tốc như hình chụp ở trên được biết Thái Lan họ xây dựng cách đây hơn 35 năm nhưng không hề giảm chất lượng và khi lái xe trên những cung đường như thế này thì chạnh lòng hỏi tại sao chúng ta không thể làm được như họ, nếu so sánh với chất lượng cao tốc Trung Lương và cao tốc Thăng Long thì thấy khác biệt không chỉ nhiều mà còn rất nhiều. Di chuyển trên đường Xuyên Á do ngân hàng ADB tài trợ xây dựng băng qua những cánh đồng trồng lúa như Việt Nam nhưng tốc độ vẫn đạt từ 120-150km/h vì không thấy ổ gà hay đường lún như đường Xuyên Á của chúng ta đi từ Sài Gòn - Nha Trang khởi công cùng thời điểm. Đây là cảm nhận của riêng tôi vì vì bản thân mình cũng là thành viên tham gia chuyến caravan xuyên Đông Dương này

Việt nam không có đường cao tốc
Chào các bạn, Xem người lại ngẫm đến ta, càng tủi hổ. Tôi cũng đã sinh sống ở châu Âu và thấy rằng Việt nam chưa có đường cao tốc. Chúng ta đang ngộ nhận hoặc tự huyễn hoặc mà thôi. Cụ thể là các nguyên nhân sau: - Cả tuyến đường Hà Nội-Ninh Bình là 80 km nhưng không có một trạm tiếp xăng - Cả tuyến trên không có một nơi dừng nghỉ đúng nghĩa - và nhiều lý do khác ......... Như vậy nếu ai đang đi trên cao tốc muốn tiếp xăng, dầu, nghỉ ngơi thì đều phải vòng vào một đô thị nào dấy sau đó lại vòng ngược lại cao tốc. Tôi không hiểu quy chuẩn cao tốc của việt nam như thế nào, hình như chỉ là tuyến đường đóng kín để thu phí khi xe ra vào hay sao ý.

Cũng như không
Nói như độc giả thanh nguyen thì đúng rồi. Vì vậy mà chất lượng đường xá ở VN mình tệ như thế này đấy. Bây giờ là thời kinh tế thị trường chứ có phải thời bao cấp đâu. Làm không tới đâu hết mà lúc nào cũng ta đây rồi nổ như pháo cho người khác nể. Làm đường nào thì cũng nói là hiện đại bậc nhất nhưng rồi cũng mau xuống cấp nhất. Công nghệ làm đường ở VN có bao nhiêu quy trình, tại sao đường mới làm mà đã xuống cấp. Đường hiện đại nhất Sài Gòn mới đi được mấy tháng mà như cái đường lên núi, ổ gà, sụt lún tùm lum. đụng đến thì nói là do xe. Không biết hầm Thủ Thiêm công khai là hiện đại nhất ĐNA tồn tại được bao lâu, VN không bao giờ khá là do thế đấy.

Ủng hộ Bác Thanh Nguyên
Bác nói chí Phải.... Ôi VN

Vietbabn khó gì
các bác có biết là ở Lào, những con đường tốt nhất đều có phần đóng góp công sức của ngành cầu đường Việt Nam không? nhưng đó là làm vì: 1/ tình nghĩa; 2/ tài chính luôn cung cấp đủ và kịp thời (giải ngân tốt vì thường là viện trợ của VN dùng cho công ty cầu đường VN); 3/ lương bổng cho công nhân và kỹ sư Việt Nam đi công tác nước ngoài (Lào là nước ngoài rồi còn gì) rất tốt; 4/ tinh thần tôn trọng luật pháp của người dân thường nước Lào cũng rất tốt, nếu có việc giải phóng mặt bằng thì cũng không dây dưa mất thời gian như ở VN...
Vậy, nếu ở VN mà có được những điều kiện kia, tôi cũng phần nào tin rằng VN sẽ có được Vietbabn thôi

Phí cao tốc Bắc - Nam, ai sẽ đi ?
Đường cao tốc Bắc - Nam sẽ có và liệu người dân có kham nổi không khi phí cao tốc như hiện nay ! Điều này được hiểu là chi phí làm đường ở ta còn quá cao, nhưng chất lượng thì ai cũng đã biết, do vậy có cao tốc chăng nữa thì ai sẽ đi hay chỉ dành cho xe cấp cứu và xe quân đội.

Thiên đường tốc độ'
Đường cao tốc là đường thật tốt ! Mà xe không tốt, lái xe không tốt thì cũng như không ! Xe quá tải quá khổ, lái xe ẩu không chấp hành luật giao thông , đi chẳng nhường ai làm sao là đường cao tốc được.Đi đường tốt mà ngán đóng tiền , thì cao huyết áp chứ cao tốc gì ! Ngán tiền phí cầu đường thì xe chắc là không xịn rồi !

Tiêu cực
Lỗi không phải của ta, mà là của "chúng ta"

Yếu kém
Chúng ta làm đường còn thuê đủ chuyên gia ,tư vấn nước ngoài...chứng tỏ chúng ta chưa tự chủ được, xe máy xây dựng nhập 101%, nhựa, phụ gia nhập...chỉ có đá và nhân công là Việt nam, chi phí thất thoát lớn, "ăn nhiều" ... nói chung quá nhiều yếu kém, vậy nên chất lượng kém, hình thức thì không chấp nhận được, nay hỏng cái này, mai cái kia, không có đội sửa chữa...các bạn không tin ra Đại lộ Thăng long đi từ TT hội nghị QG đến Hòa lạc và so sánh chúng với đường Thái lan coi!!!!

Không có gì to tát cả
Việc thiết kế và thi công đường cao tốc ở Việt Nam hoàn toàn có thể đạt tới chất lượng của các nước tiên tiến. Tuy nhiên những bất cập của các dự án từ khi khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Việc tỉ lệ ăn chia % trong các giai đoạn thì bất kì ai làm xây dựng cũng có thể biết được, và tất nhiên những khoản tiền này từ công trình mà ra !

Bệnh thành tích nữa
Còn một khía cạnh nữa mà chưa thấy các bạn nhắc đến: đó là Việt Nam quá chạy theo việc giảm số tai nạn giao thông nên cứ cắm giới hạn tốc độ. Thực tế hầu hết các tuyến đường quốc lộ được thiết kế để vận hành tối ưu (đa số xe chạy ở tốc độ trung bình này) với vận tốc 60-80km/h hoặc 120km/h với đường cao tốc nhưng thực tế chỉ được cắm biển cho chạy với tốc độ thấp hơn để giảm số tai nạn giao thông. Ở Đức hoặc một số nước khác họ có quan điểm thoáng hơn về tai nạn giao thông: chấp nhận một tỷ lệ tai nạn nhất định nhưng bù lại tăng được hiệu quả xã hội về tiết kiệm thời gian, nhiên liệu, sức lực của người tham gia giao thông... chứ không chỉ nhìn một chiều vào số vụ tai nạn như ở Việt Nam. Về ổ gà thì ở đâu chả gặp phải, vấn đề là giải quyết thế nào thôi: khi có ổ gà thì sửa chữa ngay và có các biển báo từ rất xa

Ý thức tham gia giao thông!
Ý thức tham gia giao thông của người Lào tốt hơn người Việt rất nhiều.
Ví dụ: Khi người Việt lái xe trên đất Lào vào buổi tối thì thường nháy đèn, bóp còi có ý "cướp" đường, lấn làn sang bên phần đường của xe ngược chiều, lúc đó nếu là người Lào họ sẵn sàng nhường đường, thậm chí còn tắt cả đèn pha đi. Nếu xe ngược chiều không có hành động tương tự thì 90% cả 2 xe này đều do người Việt điều khiển trên đất Lào.
Họ sẵn sàng chờ đợi khi ùn tắc, sẵn sàng đàm phán khi vô tình va chạm...

Học hỏi
Có lẽ là những ai đọc bài báo này cần điều chỉnh ngay kỷ luật khi tham gia giao thông, trong đó có mình...hic

Giao thông thông minh!
Tự lái đi dọc bắc nam trên QL 1A bằng xe ô tô cá nhân quả thực thấy rất buồn. Đất nước sau giải phỏng cả 35-40 năm rồi và nền kinh tế thì luôn có mấy mỹ từ nào rồng, hổ rồi nhất nhì khu vực với tg về tốc độ tăng gdp nhưng cái trục đường bộ xương sống lại èo uột, quá tải, nhỏ hẹp, không đồng bộ và thủng lỗ chỗ khắp các nơi nhất là khu vực trung nam bộ.
Nhìn vào cái quốc lộ đó đủ thấy đất nước còn nghèo khổ, xa vời với công nghiệp hóa hiện đại hóa ra sao. Vậy mà cứ thấy bàn tàu điện cao tốc với cả hàng chục tỉ đô la, trong khi con đường bộ huyết mạch thì què quặt, èo uột ám ảnh các tài xế. Bao giờ chạy QL1 mà HN- ĐN chỉ mất 6-7 ô tiếng bằng ô tô thì mới là con đường trục xương sống thực sự, và bộ mặt đất nước lúc đó chắc khá hơn, chứ như hiện nay buồn quá các bạn ạ! Một vấn đề lớn khác trong vấn đề phát triển giao thông mà tôi thấy giới lãnh đạo nước nhà cần một tư duy thay đổi ngay, cần học hỏi và nhìn nhận lại ngay lập tức để thay đổi bộ mặt giao thông là vấn đề phát triển xe ô tô cá nhân!.
Bản thân ô tô cá nhân là một phương tiện giao thông văn minh hiện đại, một phát minh quan trọng bậc nhất của con người cho vấn đề giao thông. Ô tô với độ an toàn cho người lưu thông trên nó, người lái phải tuân thủ luật giao thông với ý thức cao do mức phạt lớn, bồi thường và sửa chữa với chi phí lớn đã chính là giải pháp cho giao thông văn minh, an toàn rồi. Hạn chế ô tô bằng thuế, phí chính là đã loại bỏ đi giải pháp số một về an toàn và ùn tắc mất rồi thì sao mà giao thông VN không lâm vào bế tắc hả trời?
Những tư duy của một vài lãnh đạo là "nếu không hạn chế xe ô tô từ bây giờ thì không có cả chỗ đỗ nó nói gì đến lưu thông" thể hiện sự ấu trĩ, thiển cận không khác gì tư duy của những người công nhân đã đập phá máy móc do sợ mất việc làm hồi thế kỉ 18-19 cả. Bởi khi ô tô phát triển thì tất cả các vấn đề về mật độ đô thị, mật độ giao thông đều sẽ có hướng có cách giải quyết do sự phát triển kinh tế xã hội mà nền kinh tế xe ô tô tạo ra. Nếu để phân tích thì rất dài...tuy nhiên nếu bạn nào muốn quan tâm tranh luận về vấn đề này có thể contact với tôi qua địa chỉ hộp thư stc010@gmail.com.

Hãy hỏi Lào họ làm thế nào
Hic! Tôi nói đã lâu rồi các bác chả tin, bạy giờ chắc tin rồi hỉ. Cứ sang mấy em campuchia, lào mà học họ chả phô trương gì cả cứ im lặng mà làm, thử hỏi cứ vỗ ngực xưng tên là anh nhưng sao nghèo, hèn thế chẳng bằng em út tí nào. tí lại đòi tăng giá, phí, thuế...Lại còn so với Mỹ kia đấy. Các bác hãy chờ đấy - Ta sẽ bằng nước mỹ bây giờ sau 100 năm nữa.

Hãy nói về ý thức tham gia giao thông của chính mình đã
Tôi chỉ thấy các Bác tập trung chê Việt Nam, mà các Bác hằng ngày cũng tham gia giao thông đấy, đường Việt Nam cũng còn rộng rãi và tốt chán, chứ cũng không đến nỗi lắm đâu, các Bác tự xem lại chính mình xem các Bác tham gia giao thông đã có ý thức chưa? tôi thấy ở Việt Nam mình có kiểu tham gia giao thông: Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, biết chửi bới cảnh sát giao thông mới là sành điệu, đi oto phải biết lấn đường, vượt phải, mới là sành điệu.
Tôi nghĩ những vấn đề này nhà nước phải có trang Web diễn đàn riêng để hàng ngày các độc giả ghi lại được những hình ảnh xấu đó để lên án, và áp dụng phạt tự động. Nếu ý thức chúng ta tham gia giao thông tốt thì tôi nghĩ các nhà chức trách sẽ không hạn chế tốc độ của chúng ta nhiều đến như vậy đâu, và cảnh sát giao thông cũng có ít cơ hội ăn tiền của chúng ta hơn đấy. Rồng Đen

Thaibahn
Cảm ơn bài viết. Tôi cũng đã từng ở Thái Lan vài năm, đi lại trên nhiều cung đường Bắc, Đông Bắc Thái nối sang Lào, Mianmar. Những gì bài viết phản ánh là trung thực, đúng thực tế cơ sở hạ tầng giao thông của Thái Lan, tất nhiên còn nhiều điểm ưu việt khác nữa. Chỉ biết đặt "ngôi sao hy vọng" vào lãnh đạo từ cao đến thấp ở Việt Nam, mong một ngày không xa, hoặc chí ít đời con cháu chúng ta được hưởng những tiện nghi như vậy ở Việt Nam.
Từ lãnh đạo cho đến đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên của Việt Nam cũng có nhiều kiến thức (mà thực tế kiến thức và kỹ thuật là của cả nhân loại - không làm được thì thuê), nhưng có lẽ chúng ta học thì nhiều, nghiên cứu cũng nhiều, nhưng gắn với thực tiễn và biến những gì học được từ các nước bè bạn vào Việt Nam còn là một khoảng cách quá lớn. Chúng ta cần có lòng dũng cảm. Dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật - Chúng ta đang ở đâu trong bản đồ hạ tầng giao thông khu vực và sẽ cần phải làm gì.
Tôi sống ở Hà Nội. Chắc chắn nhiều bạn đã từng đi trên hơn 20 km Đại lộ Thăng Long, và nếu như chưa chạy xe ở Lào, Thái Lan...sẽ khó có sự so sánh (dù tương đối). Dù được xây dựng bởi tổng thầu cỡ lớn nhất Việt Nam, tư vấn trong ngoài nước có cả, nhưng chất lượng mặt đường và hệ thống tổng thể còn nhiều vấn đề cần phải xem lại, lẽ ra phải từ khi bắt đầu thiết kế. Chúng ta cần phải phấn đấu nhiều. Tham nhũng và tiêu cực còn triền miên, không minh bạch trong quản lý dự án, vốn vay, vốn "chùa", sẽ rất khó để chúng ta thực hiện được giấc mơ Vietbahn. Vài lời đóng góp.

Các bác lãnh đạo không có thời gian mà đọc đâu ?
- Việt nam làm được mấy đoạn đường cho xe chạy tới 100km/h mà phí thì thu khùng thê ? - mấy thập kỷ thì Việt nam mới có văn hóa giao thông như nước Lao nhỉ ?

Chấp nhận thôi
Thưa các bạn. Vấn đề đường xá ở đây thì Việt Nam làm được tất. Thật ra kỹ thuật làm đường của các Cty Việt không thua ai đâu nhưng vì không làm hoặc không dám làm thôi. Không làm: vì giá thầu bỏ thấp thì lấy đâu ra chất lượng cao trong khi cty nào bỏ giá thấp thì chắc thắng và tiền lại quả. Không dám làm: nhiều cty biết làm nhưng không dám làm vì hàng loạt cty sân sau. Nếu anh làm tốt thì người ta nhìn vào so sánh cty sân sau của Tôi lấy gì Tôi ăn. Nói sơ sơ các bạn hiểu rồi.

Đường Cao Tốc Tp.HCM - Trung Lương
Hix, phía Nam mình có một đoạn được cao tốc Tp.HCM Trung Lương dài 40km, tốc độ giới hạn là 60 - 100km/h, tiền thu phí xe dưới 7 chổ là 1000 đ/km. Theo các bác thì là đường cao gì?

Geen opmerkingen:

Een reactie posten