Một cuộc triển lãm tổ chức song song với đại hội đảng Cộng sản ở Thượng Hải ngày 14/06/2012.
REUTERS/Aly Song
Cùng với sự phát triển ồ ạt của nền kinh tế, tại Trung Quốc tiêu cực cũng không ngừng tăng lên, trong đó đáng báo động nhất là tệ nạn tham nhũng. Đến mức mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng, tham nhũng hiện là đe dọa lớn nhất đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong khi đó, quan điểm về tham nhũng ngay trong giới lãnh đạo cũng chưa thống nhất. Tạp chí Le Courrier International phản ánh vấn đề này qua việc trích dẫn hai bài viết đăng trên hai tờ báo thuộc hàng cộm cán tại Trung Quốc, thể hiện hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.
Không thể tiêu diệt tận gốc tham nhũng
Ngày 29/05/2012 Hoàn cầu Thời báo (Global Times) có đăng một bài xã luận bàn về vấn đề tham nhũng, trong đó có một số lập luận đáng chú ý.
Đầu tiên tờ báo thừa nhận tham nhũng tại Trung Quốc đang nghiêm trọng, tuy nhiên chưa hội đủ điều kiện để có thể tiêu diệt tận gốc. Nhiều người cho rằng, muốn diệt được tham nhũng thì trước hết Trung Quốc phải trở thành một nước dân chủ. Nhưng theo tờ báo, nhiều quốc gia được gọi là dân chủ ở châu Á cũng đang bị tham nhũng hoành hành, như Indonesia, Philippines hay Ấn Độ chẳng hạn.
Tờ báo lý luận, nguyên tắc đạo đức theo đó cán bộ nhà nước phải phục vụ nhân dân vốn đã ăn sâu vào tâm trí người dân Trung Quốc, bởi vậy người dân đòi hỏi nhiều về đạo đức của cán bộ. Thế nhưng, trong cơn bão táp kinh tế thị trường, nguyên tắc này rất khó được thực hiện, bởi có nhiều quan chức xem nhẹ, thậm chí là phản bội nó, lợi dụng kẽ hở của hệ thống để luồn lách trục lợi.
Tờ báo khẳng định, không một quốc gia nào có thể diệt tận gốc tham nhũng, bởi vậy nên cố gắng giữ tham họa này ở một mức độ có thể chấp nhận được. Và chỉ như vậy thôi, thì hiện tại Trung Quốc cũng phải vất vả lắm rồi. Vì sao ? Vì Trung Quốc không có những định chế đảm bảo phòng chống tham nhũng như ở một số nước. Như ở Singapore hay tại Hồng Kông, lương của cán bộ viên chức khá cao. Còn như ở Mỹ, khi ra tranh cử thì thường ai cũng đã giàu có. Khi làm việc, họ tranh thủ tạo danh tiếng và tích lũy các quan hệ, để khi không còn là viên chức nữa họ có thể tiếp tục kiếm tiền bằng những lợi thế này.
Tất cả những điều nêu trên hiện Trung Quốc chưa có. Người dân Trung Quốc không tha thiết với việc tăng lương cao cho cán bộ, và quy định của Trung Quốc là không cho phép công chức sau khi hết nhiệm kỳ được phép sử dụng ảnh hưởng và quan hệ để kiếm lợi. Người dân cũng không có cảm tình với những ai giàu có mà giữ chức cao. Lương của các bộ cao cấp vì thế rất thấp, vì thế quan chức địa phương mới tự tạo ra những lợi ích riêng bằng những « nguyên tắc ngầm ».
Và xã hội Trung Quốc hiện tại đang bị chi phối bởi cái gọi là nguyên tắc ngầm này, nó tồn tại trong đủ thành phần nghề nghiệp. Vì thế, nhiều người có thêm những khoản thu nhập theo kiểu đút lót bên cạnh thu nhập chính thức ít ỏi.
Một câu hỏi đặt ra : Đâu là giới hạn của các nguyên tắc ngầm này ? Theo tờ báo, giới hạn này khá mù mịt, và đó chính là lý do tại sao hiện có nhiều vụ tham nhũng, và đôi khi có cả những « ổ tham nhũng ».
Phải tiêu diệt tham nhũng tận gốc
Phản bác lại lập luận của của Hoàn cầu Thời báo, Nhật báo Thanh niên Trung Quốc (China Youth Daily) cho rằng, đó là những lý lẽ phi lý đến ngạc nhiên.
Tờ báo cho rằng, việc khẳng định không tiêu diệt tận gốc tham nhũng mà chỉ giữ nó ở mức độ chấp nhận được, đó là một cách nói đi ngược lại lương tri và ngược với tinh thần của một Nhà nước pháp quyền. Nói rằng người dân có thể chấp nhận được tham nhũng ở một mức độ vừa phải và buộc phải sống chung với nó trong một chừng mực nào đó, tức là nói rằng tham nhũng chỉ là một hiện tượng bình thường. Tờ báo đặt câu hỏi, nếu được chọn lựa, thì người dân nào lại chọn cách chấp nhận tham nhũng ?
Còn về việc cho rằng, Trung Quốc là một nước châu Á có người dân dị ứng nhất với tham nhũng, bởi thế mà cái nguyên tắc đạo đức cán bộ phục vụ nhân dân đã ăn sâu trong tâm trí người dân, từ đó mọi sự chịu đựng tham nhũng điều được phóng đại. Nhật báo Thanh niên cho rằng lập luận này vô cùng phi lý, bởi nếu đấu tranh chống tham nhũng trên tinh thần đó, thì khác nào bảo dân nên giảm bớt sự trông đợi vào cán bộ, bảo dân nên chấp nhận một mức độ tham nhũng nào đó. Kiểu lý luận này sẽ làm cho cuộc chiến chống tham nhũng lâm nguy, gây tổn hại tương lai dân tộc. Tờ báo đặt câu hỏi, dù đã đặt mục tiêu tận diệt tham nhũng, mà tham nhũng hiện tại còn hoành hành đến thế, thì khi chấp nhận tham nhũng dù có mức độ, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra ?
Tờ báo cay đắng : Có phải mong muốn cán bộ phục vụ nhân dân là một mong muốn phi hiện thực ? Và câu trả lời là : Không ! Nguyên tắc cán bộ phục vụ nhân dân không riêng gì của Trung Quốc mà là của tất cả các nước. Cái cảm giác đau đớn của người dân trước tham nhũng là đến từ hiện trạng tham nhũng, vì thế để trị được nỗi đau này, giải pháp duy nhất là dấn thân và làm lan tỏa cuộc chiến chống tham nhũng.
Điểm đáng chú ý trong việc Le Courrier International trích đăng hai tờ báo trên, bởi đó là hai tờ báo dẫn đầu trong các tờ báo chính thức tại Trung Quốc. Hoàn cầu Thời báo (Global Times) thuộc Nhân Dân Nhật báo - cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn Nhật báo Thanh niên Trung Quốc (China Youth Daily) là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc. Hai lập luận đập nhau chan chát, cho thấy ngay trên chóp bu nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn còn đang chia rẽ về công tác chống tham nhũng.
Một bức ảnh làm nên lịch sử
Ngày 8 tháng Sáu này là đúng 40 năm ngày phóng viên Nick Út bấm máy ghi hình một bức ảnh lịch sử về chiến tranh Việt Nam, bức ảnh đưa tác giả trở nên nổi tiếng thế giới và đưa nạn nhân đi vào lịch sử. Tuần san Le Monde dành đến 4 trang cho bức ảnh này với bài viết chạy tựa : « Cô bé trong bức ảnh bước ra khỏi khung hình ».
Bức ảnh ghi hình các trẻ em vừa chạy vừa khóc la hoảng sợ do ngôi làng vừa bị đánh bom napalm, trong đó ấn tượng nhất là một bé gái trần truồng thảm thương. Bé gái đó chính là bà Phan Thị Kim Phúc, đang định cư tại Canada và hiện « cô bé Napalm » đã gần 50 tuổi.
Câu chuyện xãy ra ngày 08/06/1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Ngày ấy, máy bay Nam Việt Nam dội bom xuống làng Trảng Bàng. Bức ảnh được chụp khi Kim Phúc và một số trẻ em Việt Nam vừa khóc vừa chạy tại ngã Ba Trảng Bàng sau khi bị dội bom napalm. Cô bé bị bỏng nặng và cháy hết quần áo. Nhiếp ảnh gia Nick Út đã ghi lại khoảnh khắc này.
Tấm ảnh trở nên một trong những hình tượng ám ảnh nhất về chiến tranh Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, tấm ảnh được đưa lên trang bìa của tờ New York Times. Về sau, tác giả của nó được trao Giải Pulitzer và bức ảnh được chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới Năm 1972. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.
Lần kỷ niệm này, Kim Phúc đã nâng ly cùng với ba người mà bà cho là « những anh hùng » của cuộc đời bà, trong đó người hùng số một của bà là phóng viên Nick Út, người đã kịp đưa Kim Phúc đi bệnh viện, và đã kịp ghi lại bức ảnh làm thay đổi cuộc đời bà.
Năm 1972, Nick Út mới 21 tuổi, là phóng viên của hãng thông tấn AP. Theo lời ông, ngày ấy, ông nhìn thấy 4 quả bom napalm được quân đội miền Nam Việt Nam ném xuống làng Trảng Bàng. Cánh đồng rực lửa, cây cối xác xơ, từ trong làng đầy khói đen những bóng người chạy ra, hớt ha hớt hải, hoảng loạn, rồi kêu cứu khi nhìn thấy các binh sĩ và nhà báo trên đường.
Anh nhớ rõ, chạy trước là một bà lão tay bồng một đứa bé bị bỏng nặng, rồi đến một bé trai mặt quần đùi áo sơ mi trắng, vừa chạy vừa khóc vừa la lên : « Cứu em tôi với! ». Sau đó là một bé gái, trần truồng, hai tay giang ngang, mình cháy nám, vừa chạy vừa kêu : « Nóng quá, nóng quá!». Cảnh tượng thật hãi hùng, và Nick Út đã kịp ghi lại khoảng khắc lịch sử ấy. Sau đó Nick Út đã đưa cô bé đi bệnh viện. Hiện Nick Út đang sống tại Los Angeles,Hoa Kỳ.
Le Monde đánh giá : Chỉ một bức ảnh thôi cũng đủ nói lên sự kinh hoàng của chiến tranh Việt Nam ; cảnh tượng khủng khiếp trên bức ảnh cho thấy sự bất công, đau đớn và điên rồ của chiến tranh. Đến mức mà, khi nhìn thấy bức hình, Tổng thống Nixon khi ấy còn không dám tin là sự thật và ông cho rằng đó là ảnh giả.
Để vượt qua khó khăn, cần thành lập Liên bang Châu Âu
Châu Âu đang chìm trong khủng hoảng nợ công, đang có manh nha một số nước ra khỏi khu vực euro, nguy cơ đổ vỡ của Liên Hiệp Châu Âu (EU) không phải là không thể. Trong bối cảnh đó, L’Express đăng bài Thời luận kêu gọi củng cố EU. Bài viết chạy dòng tựa: « Lần này, chúng ta chơi ván bài châu Âu, được ăn cả ngã về không ».
Hy Lạp có thể từ giã khối euro, ngân hàng Tây Ban Nha trên bờ phá sản, kinh tế Ý chao đảo, Pháp bị hạ điểm tín nhiệm, trái phiếu châu Âu (eurobond) vẫn chưa thành hình, Đức tỏ ra khe khắt trong việc cứu nguy các nước khủng hoảng…Trước bão táp phong ba, liệu các nước trên con thuyền Liên Hiệp Châu Âu có cùng nhau vượt qua được không ? Tác giả cho là : Được !
Theo tác giả cách đây hai thế kỷ, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ cũng gặp phải vấn đề như vậy. Khi ấy, do vừa trải qua cuộc chiến giành độc lập, nhiều bang của Mỹ bị nợ nần chồng chất. Thế là, vị Bộ trưởng này đã dùng đến tài chính liên bang để đảm bảo cho các bang. Ông đã ban hành những giới hạn đối với khả năng vay mượn của các bang, thành lập ngân hàng trung ương liên bang và hình thành một ngân sách cấp liên bang dùng để ổn định kinh tế. Và như vậy đã ra đời hệ thống liên bang hiện đại ngày nay.
Giờ đây, Liên Hiệp Châu Âu đã có Ngân hàng Trung ương Châu Âu và một đơn vị tiền tệ chung. Tất cả như là đã đặt trâu trước cày, và chỉ còn việc cho trâu kéo cày mà thôi. Thế thì còn thiếu gì nữa ? Theo tác giả, cái thiếu đó là quyết tâm để tạo ra một Liên Hiệp Châu Âu vừa về kinh tế lẫn về chính trị.
Nếu châu Âu còn tồn tại, đồng euro còn đó, thì việc tiến đến một Liên bang là tất yếu. Vấn đề không phải là các nước chấp nhận từ bỏ toàn bộ quyền tự chủ quốc gia, tuy nhiên ít nhất cũng phải biết nhượng bộ một phần, và không phải tức thời mà phải có tiến trình. Các thị trường có thể chờ đợi vài năm để thấy sự ra đời của một « Liên bang Châu Âu », thế nhưng trong khi chờ đợi, các nhà chức trách nên cho một tầm nhìn, vẽ ra một hướng đi và xây dựng tiến trình cụ thể. Tức là, phải cho thị trường biết : Khối euro sẽ là gì trong những năm tới . Như vậy sẽ tạo được niềm tin, mà niềm tin chính là tăng trưởng vậy.
Ngày 28 và 29 tới đây, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ xem xét ý tưởng thành lập Liên hiệp Ngân hàng Châu Âu, theo đó những ngân hàng lớn sẽ có chung một cơ chế giám sát, chung luật điều tiết, chung cơ chế can thiệp khi khi khẩn cấp. Thế nhưng, theo tác giả, phải nghĩ đến việc tạo ra chức Bộ trưởng Tài chính chung cho khối euro. Và trước mắt nên có hai nghị viện hoạt động song song, một cấp Liên Hiệp Châu Âu, một thuộc 17 nước sử dụng đồng euro.
Tác giả nhận định, các thị trường đang chờ đợi nhũng thay đổi đó, nhưng giới chính trị và nhân dân châu Âu thì lại e ngại, thiếu quyết tâm. Như sắp tới đây, có đến 20% các nghị sĩ châu Âu của nước Pháp phải rời Bruxelles trở về Paris nhậm chức vụ mới trong nội các. Sự thiếu tinh thần châu Âu này cũng hiện diện ở người dân Pháp, bằng chứng là trong các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu trên đất Pháp, tỷ lệ cử tri Pháp tham gia không vượt quá 40%. Theo tác giả, nếu bầu chọn những chức vụ mang tính biểu trưng cao hơn như « Tổng thống Châu Âu » chẳng hạn, thì có lẽ người dân sẽ tham gia đông hơn.
Tác giả kết luận : Châu Âu không phải là một cái phanh kiềm hãm tăng trưởng, mà trái lại trong trung hạn, chỉ có nó mới có thể đảm bảo sự tăng trưởng. Đừng để cho người Mỹ mỗi khi nhắc đến châu Âu lại mỉa mai : « Số nào là số điện thoại của châu Âu nhỉ ? ».
Suy ngẫm về quyền tự quyết quốc gia và quyền cấp châu Âu
Cũng liên quan đến tương lai Liên Hiệp Châu Âu, Le Nouvel Observateur đăng bài Thời luận với một góc nhìn khác. Bài xã luận chạy dòng tựa gây chú ý : « Những điều giả nhân giả nghĩa của Pháp và Đức ».
Tác giả chỉ ra ba điều mà tác giả cho là « Giả nhân giả nghĩa ».
Trước tiên liên quan đến tân Tổng thống Pháp Hollande. Theo tác giả, ông Hollande có lý trên một điểm sau đây : Đó là, kinh tế châu Âu, và lớn hơn là Liên Hiệp Châu Âu, cần có một nỗ lực chung và cần có sự tương trợ giữa các nước nhiều hơn để có thể vượt qua khủng hoảng. Sự tương trợ này trước hết là tương trợ vốn để triển khai các dự án, nhất là trong lĩnh vực vận tải và năng lượng, bằng các « trái phiếu dự án » (project bonds).
Kế đến là tương trợ giải quyết nợ, giúp các nước gặp khó khăn có thể tiếp tục vay tiền để đầu tư cho chính sách trong nước, với công cụ là « trái phiếu châu Âu » (eurobonds). Thế nhưng, những giải pháp này đòi hỏi các nước phải tăng cường hội nhập chính trị, tức phải nhượng nhiều quyền hơn cho các định chế EU, cả quyền lập pháp lẫn hành pháp. Như vậy, rõ ràng là, tương trợ nhau càng nhiều, thì quy tắc chung ràng buộc nhau càng lớn. Tác giả đặt câu hỏi, làm sao điều đó có thể thuận lợi với nhiều hệ thống văn hóa xã hội khác nhau đến thế, và mỉa mai, thế mà Tổng thống Hollande lại cố tình quên.
Cái đạo đức giả thứ hai thuộc về Thủ tướng Merkel. Bà cho rằng : Tất cả các nước phải cùng nhau nỗ lực ổn định ngân sách để giảm nợ công xuống mức chấp nhận được, trong một khuôn khổ « liên bang » hơn khuôn khổ hiện tại. Về điểm này, tác giả cho rằng bà Merkel có lý.
Thế nhưng, theo tác giả, bà Merkel đã sai lầm khi cứ chạy theo biện pháp buộc các nước phải thắt lưng buộc bụng, trong khi giải pháp này không thể dẫn đến một tương lai sáng sủa hơn. Bà Merkel cũng sai lầm khi sử dụng khái niệm « Liên hiệp chính trị » mà lại cổ vũ cho việc thành lập « một khu vực euro phát triển theo hai tốc độ », một điều mà khiến cho các giải pháp cho các vấn đề tồn tại càng trở nên xa vời.
Tác giả nhấn mạnh, hễ nói « Liên hiệp chính trị », có nghĩa là nói đến đoàn kết, tôn trọng và chú ý đến những thực trạng kinh tế và thể chế hiện tại. Tức là, một « Châu Âu chính trị » là để điều khiển « sự đoàn kết ». Thế mà, Thủ tướng Merkel lại giả vờ không biết điều này.
Điều thứ ba thuộc về cả hai khi họ cho rằng, châu Âu không thể tiến hành phục hồi kinh tế, cũng không thể liên kết chính trị chặt chẽ hơn nếu không có một ngân sách ổn định chung, mà chắc chắn Nghị viện và Ủy ban châu Âu sẽ quản lý. Thế nhưng, từ đó quyền lực chính trị cấp châu Âu sẽ mạnh lên, với các định chế cấp châu Âu độc lập, có khả năng quyết định và tạo đối trọng với quyền tự chủ của các nước.
Điều đó, rõ ràng không phù hợp với tôn chỉ xây dựng « Một quốc gia hùng mạnh » mà nước Pháp theo đuổi bấy lâu nay, một tôn chỉ mà cánh Tả của Tổng thống Hollande dường như chưa bao giờ muốn thay đổi.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120617-bao-chi-trung-quoc-%C2%AB-danh-nhau-%C2%BB-ve-tham-nhung
Ngày 29/05/2012 Hoàn cầu Thời báo (Global Times) có đăng một bài xã luận bàn về vấn đề tham nhũng, trong đó có một số lập luận đáng chú ý.
Đầu tiên tờ báo thừa nhận tham nhũng tại Trung Quốc đang nghiêm trọng, tuy nhiên chưa hội đủ điều kiện để có thể tiêu diệt tận gốc. Nhiều người cho rằng, muốn diệt được tham nhũng thì trước hết Trung Quốc phải trở thành một nước dân chủ. Nhưng theo tờ báo, nhiều quốc gia được gọi là dân chủ ở châu Á cũng đang bị tham nhũng hoành hành, như Indonesia, Philippines hay Ấn Độ chẳng hạn.
Tờ báo lý luận, nguyên tắc đạo đức theo đó cán bộ nhà nước phải phục vụ nhân dân vốn đã ăn sâu vào tâm trí người dân Trung Quốc, bởi vậy người dân đòi hỏi nhiều về đạo đức của cán bộ. Thế nhưng, trong cơn bão táp kinh tế thị trường, nguyên tắc này rất khó được thực hiện, bởi có nhiều quan chức xem nhẹ, thậm chí là phản bội nó, lợi dụng kẽ hở của hệ thống để luồn lách trục lợi.
Tờ báo khẳng định, không một quốc gia nào có thể diệt tận gốc tham nhũng, bởi vậy nên cố gắng giữ tham họa này ở một mức độ có thể chấp nhận được. Và chỉ như vậy thôi, thì hiện tại Trung Quốc cũng phải vất vả lắm rồi. Vì sao ? Vì Trung Quốc không có những định chế đảm bảo phòng chống tham nhũng như ở một số nước. Như ở Singapore hay tại Hồng Kông, lương của cán bộ viên chức khá cao. Còn như ở Mỹ, khi ra tranh cử thì thường ai cũng đã giàu có. Khi làm việc, họ tranh thủ tạo danh tiếng và tích lũy các quan hệ, để khi không còn là viên chức nữa họ có thể tiếp tục kiếm tiền bằng những lợi thế này.
Tất cả những điều nêu trên hiện Trung Quốc chưa có. Người dân Trung Quốc không tha thiết với việc tăng lương cao cho cán bộ, và quy định của Trung Quốc là không cho phép công chức sau khi hết nhiệm kỳ được phép sử dụng ảnh hưởng và quan hệ để kiếm lợi. Người dân cũng không có cảm tình với những ai giàu có mà giữ chức cao. Lương của các bộ cao cấp vì thế rất thấp, vì thế quan chức địa phương mới tự tạo ra những lợi ích riêng bằng những « nguyên tắc ngầm ».
Và xã hội Trung Quốc hiện tại đang bị chi phối bởi cái gọi là nguyên tắc ngầm này, nó tồn tại trong đủ thành phần nghề nghiệp. Vì thế, nhiều người có thêm những khoản thu nhập theo kiểu đút lót bên cạnh thu nhập chính thức ít ỏi.
Một câu hỏi đặt ra : Đâu là giới hạn của các nguyên tắc ngầm này ? Theo tờ báo, giới hạn này khá mù mịt, và đó chính là lý do tại sao hiện có nhiều vụ tham nhũng, và đôi khi có cả những « ổ tham nhũng ».
Phải tiêu diệt tham nhũng tận gốc
Phản bác lại lập luận của của Hoàn cầu Thời báo, Nhật báo Thanh niên Trung Quốc (China Youth Daily) cho rằng, đó là những lý lẽ phi lý đến ngạc nhiên.
Tờ báo cho rằng, việc khẳng định không tiêu diệt tận gốc tham nhũng mà chỉ giữ nó ở mức độ chấp nhận được, đó là một cách nói đi ngược lại lương tri và ngược với tinh thần của một Nhà nước pháp quyền. Nói rằng người dân có thể chấp nhận được tham nhũng ở một mức độ vừa phải và buộc phải sống chung với nó trong một chừng mực nào đó, tức là nói rằng tham nhũng chỉ là một hiện tượng bình thường. Tờ báo đặt câu hỏi, nếu được chọn lựa, thì người dân nào lại chọn cách chấp nhận tham nhũng ?
Còn về việc cho rằng, Trung Quốc là một nước châu Á có người dân dị ứng nhất với tham nhũng, bởi thế mà cái nguyên tắc đạo đức cán bộ phục vụ nhân dân đã ăn sâu trong tâm trí người dân, từ đó mọi sự chịu đựng tham nhũng điều được phóng đại. Nhật báo Thanh niên cho rằng lập luận này vô cùng phi lý, bởi nếu đấu tranh chống tham nhũng trên tinh thần đó, thì khác nào bảo dân nên giảm bớt sự trông đợi vào cán bộ, bảo dân nên chấp nhận một mức độ tham nhũng nào đó. Kiểu lý luận này sẽ làm cho cuộc chiến chống tham nhũng lâm nguy, gây tổn hại tương lai dân tộc. Tờ báo đặt câu hỏi, dù đã đặt mục tiêu tận diệt tham nhũng, mà tham nhũng hiện tại còn hoành hành đến thế, thì khi chấp nhận tham nhũng dù có mức độ, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra ?
Tờ báo cay đắng : Có phải mong muốn cán bộ phục vụ nhân dân là một mong muốn phi hiện thực ? Và câu trả lời là : Không ! Nguyên tắc cán bộ phục vụ nhân dân không riêng gì của Trung Quốc mà là của tất cả các nước. Cái cảm giác đau đớn của người dân trước tham nhũng là đến từ hiện trạng tham nhũng, vì thế để trị được nỗi đau này, giải pháp duy nhất là dấn thân và làm lan tỏa cuộc chiến chống tham nhũng.
Điểm đáng chú ý trong việc Le Courrier International trích đăng hai tờ báo trên, bởi đó là hai tờ báo dẫn đầu trong các tờ báo chính thức tại Trung Quốc. Hoàn cầu Thời báo (Global Times) thuộc Nhân Dân Nhật báo - cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn Nhật báo Thanh niên Trung Quốc (China Youth Daily) là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc. Hai lập luận đập nhau chan chát, cho thấy ngay trên chóp bu nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn còn đang chia rẽ về công tác chống tham nhũng.
Một bức ảnh làm nên lịch sử
Ngày 8 tháng Sáu này là đúng 40 năm ngày phóng viên Nick Út bấm máy ghi hình một bức ảnh lịch sử về chiến tranh Việt Nam, bức ảnh đưa tác giả trở nên nổi tiếng thế giới và đưa nạn nhân đi vào lịch sử. Tuần san Le Monde dành đến 4 trang cho bức ảnh này với bài viết chạy tựa : « Cô bé trong bức ảnh bước ra khỏi khung hình ».
Bức ảnh ghi hình các trẻ em vừa chạy vừa khóc la hoảng sợ do ngôi làng vừa bị đánh bom napalm, trong đó ấn tượng nhất là một bé gái trần truồng thảm thương. Bé gái đó chính là bà Phan Thị Kim Phúc, đang định cư tại Canada và hiện « cô bé Napalm » đã gần 50 tuổi.
Câu chuyện xãy ra ngày 08/06/1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Ngày ấy, máy bay Nam Việt Nam dội bom xuống làng Trảng Bàng. Bức ảnh được chụp khi Kim Phúc và một số trẻ em Việt Nam vừa khóc vừa chạy tại ngã Ba Trảng Bàng sau khi bị dội bom napalm. Cô bé bị bỏng nặng và cháy hết quần áo. Nhiếp ảnh gia Nick Út đã ghi lại khoảnh khắc này.
Tấm ảnh trở nên một trong những hình tượng ám ảnh nhất về chiến tranh Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, tấm ảnh được đưa lên trang bìa của tờ New York Times. Về sau, tác giả của nó được trao Giải Pulitzer và bức ảnh được chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới Năm 1972. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.
Lần kỷ niệm này, Kim Phúc đã nâng ly cùng với ba người mà bà cho là « những anh hùng » của cuộc đời bà, trong đó người hùng số một của bà là phóng viên Nick Út, người đã kịp đưa Kim Phúc đi bệnh viện, và đã kịp ghi lại bức ảnh làm thay đổi cuộc đời bà.
Năm 1972, Nick Út mới 21 tuổi, là phóng viên của hãng thông tấn AP. Theo lời ông, ngày ấy, ông nhìn thấy 4 quả bom napalm được quân đội miền Nam Việt Nam ném xuống làng Trảng Bàng. Cánh đồng rực lửa, cây cối xác xơ, từ trong làng đầy khói đen những bóng người chạy ra, hớt ha hớt hải, hoảng loạn, rồi kêu cứu khi nhìn thấy các binh sĩ và nhà báo trên đường.
Anh nhớ rõ, chạy trước là một bà lão tay bồng một đứa bé bị bỏng nặng, rồi đến một bé trai mặt quần đùi áo sơ mi trắng, vừa chạy vừa khóc vừa la lên : « Cứu em tôi với! ». Sau đó là một bé gái, trần truồng, hai tay giang ngang, mình cháy nám, vừa chạy vừa kêu : « Nóng quá, nóng quá!». Cảnh tượng thật hãi hùng, và Nick Út đã kịp ghi lại khoảng khắc lịch sử ấy. Sau đó Nick Út đã đưa cô bé đi bệnh viện. Hiện Nick Út đang sống tại Los Angeles,Hoa Kỳ.
Le Monde đánh giá : Chỉ một bức ảnh thôi cũng đủ nói lên sự kinh hoàng của chiến tranh Việt Nam ; cảnh tượng khủng khiếp trên bức ảnh cho thấy sự bất công, đau đớn và điên rồ của chiến tranh. Đến mức mà, khi nhìn thấy bức hình, Tổng thống Nixon khi ấy còn không dám tin là sự thật và ông cho rằng đó là ảnh giả.
Để vượt qua khó khăn, cần thành lập Liên bang Châu Âu
Châu Âu đang chìm trong khủng hoảng nợ công, đang có manh nha một số nước ra khỏi khu vực euro, nguy cơ đổ vỡ của Liên Hiệp Châu Âu (EU) không phải là không thể. Trong bối cảnh đó, L’Express đăng bài Thời luận kêu gọi củng cố EU. Bài viết chạy dòng tựa: « Lần này, chúng ta chơi ván bài châu Âu, được ăn cả ngã về không ».
Hy Lạp có thể từ giã khối euro, ngân hàng Tây Ban Nha trên bờ phá sản, kinh tế Ý chao đảo, Pháp bị hạ điểm tín nhiệm, trái phiếu châu Âu (eurobond) vẫn chưa thành hình, Đức tỏ ra khe khắt trong việc cứu nguy các nước khủng hoảng…Trước bão táp phong ba, liệu các nước trên con thuyền Liên Hiệp Châu Âu có cùng nhau vượt qua được không ? Tác giả cho là : Được !
Theo tác giả cách đây hai thế kỷ, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ cũng gặp phải vấn đề như vậy. Khi ấy, do vừa trải qua cuộc chiến giành độc lập, nhiều bang của Mỹ bị nợ nần chồng chất. Thế là, vị Bộ trưởng này đã dùng đến tài chính liên bang để đảm bảo cho các bang. Ông đã ban hành những giới hạn đối với khả năng vay mượn của các bang, thành lập ngân hàng trung ương liên bang và hình thành một ngân sách cấp liên bang dùng để ổn định kinh tế. Và như vậy đã ra đời hệ thống liên bang hiện đại ngày nay.
Giờ đây, Liên Hiệp Châu Âu đã có Ngân hàng Trung ương Châu Âu và một đơn vị tiền tệ chung. Tất cả như là đã đặt trâu trước cày, và chỉ còn việc cho trâu kéo cày mà thôi. Thế thì còn thiếu gì nữa ? Theo tác giả, cái thiếu đó là quyết tâm để tạo ra một Liên Hiệp Châu Âu vừa về kinh tế lẫn về chính trị.
Nếu châu Âu còn tồn tại, đồng euro còn đó, thì việc tiến đến một Liên bang là tất yếu. Vấn đề không phải là các nước chấp nhận từ bỏ toàn bộ quyền tự chủ quốc gia, tuy nhiên ít nhất cũng phải biết nhượng bộ một phần, và không phải tức thời mà phải có tiến trình. Các thị trường có thể chờ đợi vài năm để thấy sự ra đời của một « Liên bang Châu Âu », thế nhưng trong khi chờ đợi, các nhà chức trách nên cho một tầm nhìn, vẽ ra một hướng đi và xây dựng tiến trình cụ thể. Tức là, phải cho thị trường biết : Khối euro sẽ là gì trong những năm tới . Như vậy sẽ tạo được niềm tin, mà niềm tin chính là tăng trưởng vậy.
Ngày 28 và 29 tới đây, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ xem xét ý tưởng thành lập Liên hiệp Ngân hàng Châu Âu, theo đó những ngân hàng lớn sẽ có chung một cơ chế giám sát, chung luật điều tiết, chung cơ chế can thiệp khi khi khẩn cấp. Thế nhưng, theo tác giả, phải nghĩ đến việc tạo ra chức Bộ trưởng Tài chính chung cho khối euro. Và trước mắt nên có hai nghị viện hoạt động song song, một cấp Liên Hiệp Châu Âu, một thuộc 17 nước sử dụng đồng euro.
Tác giả nhận định, các thị trường đang chờ đợi nhũng thay đổi đó, nhưng giới chính trị và nhân dân châu Âu thì lại e ngại, thiếu quyết tâm. Như sắp tới đây, có đến 20% các nghị sĩ châu Âu của nước Pháp phải rời Bruxelles trở về Paris nhậm chức vụ mới trong nội các. Sự thiếu tinh thần châu Âu này cũng hiện diện ở người dân Pháp, bằng chứng là trong các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu trên đất Pháp, tỷ lệ cử tri Pháp tham gia không vượt quá 40%. Theo tác giả, nếu bầu chọn những chức vụ mang tính biểu trưng cao hơn như « Tổng thống Châu Âu » chẳng hạn, thì có lẽ người dân sẽ tham gia đông hơn.
Tác giả kết luận : Châu Âu không phải là một cái phanh kiềm hãm tăng trưởng, mà trái lại trong trung hạn, chỉ có nó mới có thể đảm bảo sự tăng trưởng. Đừng để cho người Mỹ mỗi khi nhắc đến châu Âu lại mỉa mai : « Số nào là số điện thoại của châu Âu nhỉ ? ».
Suy ngẫm về quyền tự quyết quốc gia và quyền cấp châu Âu
Cũng liên quan đến tương lai Liên Hiệp Châu Âu, Le Nouvel Observateur đăng bài Thời luận với một góc nhìn khác. Bài xã luận chạy dòng tựa gây chú ý : « Những điều giả nhân giả nghĩa của Pháp và Đức ».
Tác giả chỉ ra ba điều mà tác giả cho là « Giả nhân giả nghĩa ».
Trước tiên liên quan đến tân Tổng thống Pháp Hollande. Theo tác giả, ông Hollande có lý trên một điểm sau đây : Đó là, kinh tế châu Âu, và lớn hơn là Liên Hiệp Châu Âu, cần có một nỗ lực chung và cần có sự tương trợ giữa các nước nhiều hơn để có thể vượt qua khủng hoảng. Sự tương trợ này trước hết là tương trợ vốn để triển khai các dự án, nhất là trong lĩnh vực vận tải và năng lượng, bằng các « trái phiếu dự án » (project bonds).
Kế đến là tương trợ giải quyết nợ, giúp các nước gặp khó khăn có thể tiếp tục vay tiền để đầu tư cho chính sách trong nước, với công cụ là « trái phiếu châu Âu » (eurobonds). Thế nhưng, những giải pháp này đòi hỏi các nước phải tăng cường hội nhập chính trị, tức phải nhượng nhiều quyền hơn cho các định chế EU, cả quyền lập pháp lẫn hành pháp. Như vậy, rõ ràng là, tương trợ nhau càng nhiều, thì quy tắc chung ràng buộc nhau càng lớn. Tác giả đặt câu hỏi, làm sao điều đó có thể thuận lợi với nhiều hệ thống văn hóa xã hội khác nhau đến thế, và mỉa mai, thế mà Tổng thống Hollande lại cố tình quên.
Cái đạo đức giả thứ hai thuộc về Thủ tướng Merkel. Bà cho rằng : Tất cả các nước phải cùng nhau nỗ lực ổn định ngân sách để giảm nợ công xuống mức chấp nhận được, trong một khuôn khổ « liên bang » hơn khuôn khổ hiện tại. Về điểm này, tác giả cho rằng bà Merkel có lý.
Thế nhưng, theo tác giả, bà Merkel đã sai lầm khi cứ chạy theo biện pháp buộc các nước phải thắt lưng buộc bụng, trong khi giải pháp này không thể dẫn đến một tương lai sáng sủa hơn. Bà Merkel cũng sai lầm khi sử dụng khái niệm « Liên hiệp chính trị » mà lại cổ vũ cho việc thành lập « một khu vực euro phát triển theo hai tốc độ », một điều mà khiến cho các giải pháp cho các vấn đề tồn tại càng trở nên xa vời.
Tác giả nhấn mạnh, hễ nói « Liên hiệp chính trị », có nghĩa là nói đến đoàn kết, tôn trọng và chú ý đến những thực trạng kinh tế và thể chế hiện tại. Tức là, một « Châu Âu chính trị » là để điều khiển « sự đoàn kết ». Thế mà, Thủ tướng Merkel lại giả vờ không biết điều này.
Điều thứ ba thuộc về cả hai khi họ cho rằng, châu Âu không thể tiến hành phục hồi kinh tế, cũng không thể liên kết chính trị chặt chẽ hơn nếu không có một ngân sách ổn định chung, mà chắc chắn Nghị viện và Ủy ban châu Âu sẽ quản lý. Thế nhưng, từ đó quyền lực chính trị cấp châu Âu sẽ mạnh lên, với các định chế cấp châu Âu độc lập, có khả năng quyết định và tạo đối trọng với quyền tự chủ của các nước.
Điều đó, rõ ràng không phù hợp với tôn chỉ xây dựng « Một quốc gia hùng mạnh » mà nước Pháp theo đuổi bấy lâu nay, một tôn chỉ mà cánh Tả của Tổng thống Hollande dường như chưa bao giờ muốn thay đổi.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120617-bao-chi-trung-quoc-%C2%AB-danh-nhau-%C2%BB-ve-tham-nhung
Geen opmerkingen:
Een reactie posten