dinsdag 23 augustus 2022

Chiến tranh Ukraine: Sáu tháng qua sáu hình ảnh

 

Chiến tranh Ukraine: Sáu tháng qua sáu hình ảnh

  • Lorna Hankin, Báo chí Dữ liệu & Nhóm Báo chí Đồ họa
  • BBC Thế Giới Vụ

Đã sáu tháng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Chụp lại video,

Cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine khiến hàng ngàn người thiệt mạng và cả triệu người chạy nạn.

Vào ngày 24 tháng Hai, trong một bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố một "hoạt động quân sự đặc biệt" ở khu vực Donbas của Ukraine - cùng lúc đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang khẩn khoản yêu cầu ông dừng lại.

Còi báo động không kích vang lên khắp thủ đô Kyiv của Ukraine và tổng thống nước này Volodymyr Zelensky cảnh báo "nếu ai đó cố gắng lấy đi đất đai, tự do, cuộc sống của chúng tôi... chúng tôi sẽ tự vệ".

Đó là thời điểm mà cuộc sống của nhiều người đã thay đổi mãi mãi.

Vào Ngày Quốc khánh Ukraine và chưa thấy hồi kết cho cuộc chiến, chúng ta xem xét tác động của nó qua sáu hình ảnh đồ họa, sáu tháng sau - từ sự tiến tới của Nga đến số người thiệt mạng và di tản.

1: Ukraine trước cuộc xâm lược

Ukraine map

Trước cuộc xâm lược, lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn đã chiếm giữ một lượng đáng kể lãnh thổ ở Donbas, phía đông Ukraine.

Ngày 21/2, Tổng thống Nga Putin tuyên bố công nhận nền độc lập của hai khu vực ly khai là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng.

Đó là một động thái bị Ukraine, NATO và các nước phương Tây lên án - và sau đó đã cho phép Putin chuyển quân vào Ukraine.

Tại thời điểm này, Nga đã sáp nhập Crimea vào năm 2014, mặc dù hầu hết các nước vẫn công nhận bán đảo này là một phần của Ukraine.

2: Ukraine sáu tháng sau

Ukraine map

Sáu tháng sau cuộc xâm lược và Nga đã tiến lên, giành được vị trí ở phía đông.

Nhưng Moscow bị buộc phải rời khỏi những vùng đất rộng lớn gần Kyiv và các thành phố lớn khác của Ukraine ở phía bắc mà họ đã chiếm giữ trong những ngày đầu của cuộc chiến.

Các lực lượng Nga hiện kiểm soát toàn bộ vùng Luhansk và họ đang tiếp tục đạt được những bước tiến nhỏ ở vùng Donetsk.

Thành phố Kharkiv đã bị pháo kích dữ dội trong nhiều tháng.

Việc sơ tán quân đội Ukraine khỏi nhà máy thép Azovstal của Mariupol vào tháng 5, sau một cuộc bao vây kéo dài và đẫm máu, đã giúp Nga có một cây cầu trên bộ với Crimea và kiểm soát hoàn toàn Biển Azov, bao gồm cả việc chiếm toàn bộ bờ biển phía đông nam của Ukraine.

Nga vẫn nắm quyền kiểm soát quân sự đối với Crimea, mặc dù vào tháng 8 nó đã bị tấn công, với các vụ nổ gần căn cứ không quân Belbek bên ngoài Sevastopol, nơi được sử dụng cho các cuộc không kích chống lại Ukraine.

Ở phía nam, Kherson là thành phố đầu tiên của Ukraine bị quân Nga chiếm đóng sau cuộc xâm lược nhưng Ukraine đang cố gắng giành lại lãnh thổ ở đó bằng cách sử dụng pháo tầm xa mới nhằm vào các cây cầu bắc qua sông Dnipro.

3. Số người thiệt mạng

total death

Việc ghi lại số người thiệt mạng trong bất kỳ cuộc xung đột nào đều phức tạp.

BBC News phân tích dữ liệu từ Armed Conflict Location and Event Data Project (Acled) - một nhóm phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ ghi lại bạo lực chính trị, đưa ra số người chết từ khi bắt đầu chiến tranh cho đến ngày 10 tháng 8 là hơn 13.000 người .

Nhưng các chuyên gia cho rằng tổng số người thiệt mạng được ghi nhận có thể là một sự đánh giá quá thấp.

Ukraine và Nga tuyên bố con số lên tới hàng chục nghìn - nhưng tuyên bố của họ không trùng khớp và không thể được xác minh độc lập.

Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết họ không coi các số liệu được công bố bởi những người liên quan đến cuộc xung đột là đáng tin cậy.

4. Số người chạy nạn

refugee

Ít nhất 12 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, LHQ cho biết.

Hơn năm triệu người đã rời sang các nước láng giềng, trong khi bảy triệu người được cho là vẫn đang phải di dời ngay trong đất nước Ukraine.

Tuy nhiên, hàng trăm nghìn người tị nạn đã trở về quê hương của họ - đặc biệt là tới các thành phố như Kyiv.

Ước tính có hơn 6,4 triệu người tị nạn đã chạy khỏi Ukraine sang châu Âu kể từ khi bắt cuộc xâm lược cho đến ngày 17 tháng 8, theo Cơ quan Tị nạn LHQ (UNHCR).

Một số người Ukraine từ các vùng Luhansk và Donetsk đã đến Nga. Tổng thống Putin cho biết lực lượng của ông đã sơ tán 140.000 dân thường ra khỏi Mariupol và khẳng định không ai trong số họ bị buộc phải tới Nga. Tuy nhiên, các nhóm tình nguyện cho biết họ đã giúp hàng nghìn người Ukraine rời khỏi Nga.

Trong khi nhiều người tị nạn đã rời Ukraine đến các nước láng giềng Ba Lan hoặc Đức.

5. Thiệt hại gây ra

Ukraine: 104 tỷ USD thiệt hại về cơ sở hạ tầng trong chiến tranh. Tổng thiệt hại (tỷ USD).  Tính đến ngày 8/6/2022. "Khác" bao gồm ô tô, quỹ đất, kho dầu, tòa nhà hành chính,....

Sáu tháng sau và thiệt hại về vật chất của chiến tranh ở Ukraine có thể thấy rõ.

Nơi nhà dân và các tòa nhà lớn từng mọc lên - giờ chỉ còn lại đống đổ nát của toàn bộ dãy nhà bị thổi bay.

Thiệt hại ước tính về nhà cửa trong chiến tranh, tính đến ngày 8 tháng 6 là 39 tỷ USD, theo Kyiv School of Economics.

Tính tổng thiệt hại về cơ sở hạ tầng trong chiến tranh là 104 tỷ USD, con số này sẽ còn tăng lên.

6. Tác động toàn cầu đối với lương thực

Lúa mì của Ukraine xuất khẩu đi đâu?. Các nước nhập khẩu lúa mì hàng đầu của Ukraine (triệu tấn). Biểu đồ thể hiện 10 quốc gia nhập khẩu lúa mì Ukraine nhiều nhất (tính theo triệu tấn) vào năm 2021 Số liệu năm 2021.

Chiến tranh đã góp phần gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Nhiều nước phụ thuộc vào xuất khẩu lúa mì của Ukraine nhưng Nga đã phong tỏa các cảng của Ukraine kể từ tháng Hai.

Sáu tháng sau và một thỏa thuận đã được đồng ý cho phép Ukraine khôi phục hoạt động xuất khẩu của mình.

Theo các điều khoản của thỏa thuận, Nga đã đồng ý không nhắm vào các cảng trong khi các chuyến hàng đang vận chuyển và Ukraine đồng ý rằng các tàu hải quân của họ sẽ hướng dẫn các tàu chở hàng đi qua vùng biển đã bị thả thủy lôi.

Một số tàu chở ngũ cốc đã rời các cảng Biển Đen của Ukraine nhưng giới chỉ trích lo ngại nhiều tàu sẽ không thể nhận được bảo hiểm cần thiết để quay trở lại.

LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp làm trung gian cho thỏa thuận - một trong số ít những đột phá ngoại giao trong cuộc chiến này cho đến nay.

Antonio Guterres, Tổng thư ký LHQ, người có liên quan trực tiếp đến các cuộc đàm phán kêu gọi tất cả các bên tiếp tục làm việc "có thiện chí" để thỏa thuận được duy trì.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết thỏa thuận ngũ cốc có thể tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga. Nhưng ít người chia sẻ sự nhiệt tình này. Tổng thống Zelensky cho biết các cuộc đàm phán chỉ có thể bắt đầu sau khi Nga rời khỏi lãnh thổ mà nước này xâm lược.

Chiến tranh Ukraine: Sáu tháng qua sáu hình ảnh - BBC News Tiếng Việt

Geen opmerkingen:

Een reactie posten