donderdag 8 november 2018

Xin học bổng thạc sỹ và tiến sỹ ở Anh dễ hay khó? + Sinh viên Việt sang Anh phải vững vàng ra sao?

Xin học bổng thạc sỹ và tiến sỹ ở Anh dễ hay khó?

  • 1 giờ trước
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Xin học bổng Thạc sỹ ở Anh dễ hay khó?

Xin học bổng Thạc sỹ ở Anh dễ hay khó?
Anh Trương Bình Nguyên, từng là sinh viên và hiện làm việc tại Khoa Vi tính trường Imperial College London, chia sẻ cùng độc giả BBC kinh nghiệm xin học bổng thạc sỹ và tiến sỹ ở Anh Quốc.
Theo anh Bình Nguyên, một trong những điểm quan trọng nhất để đủ tiêu chuẩn xin học bổng là phải có các bài báo hay công trình được đăng trên các tạp chí nghiên cứu.
Học bổng tại Anh thường có hai loại. Các học bổng được cấp bởi các tổ chức hay của chính phủ, như Học bổng Chevening chẳng hạn, thường dành cho bằng Thạc sĩ.
Một tòa nhà xây dựng năm 1889, nay được dùng là nơi ở cho sinh viên và các phòng hội thảo của Imperial College London. Bản quyền hình ảnhJonathan McManus
Image caption Một tòa nhà xây dựng năm 1889, nay được dùng là nơi ở cho sinh viên và các phòng hội thảo của Imperial College London.
Còn học bổng tiến sỹ, Bình Nguyên cho biết, nên xin thẳng trực tiếp từ trường, từ giáo sư và tất cả những học bổng loại này đều được đăng trên trang web: https://www.jobs.ac.uk/
Tiêu chuẩn xin học bổng tại Anh, nhất là cho sinh viên quốc tế, khá là khó. Kinh nghiệm bản thân của Bình Nguyên là giáo sư thường tìm học sinh đã từng có bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế hoặc các hội thảo.
Ngoài ra Bình Nguyên cũng có lời khuyên với những ai đang học Thạc sỹ là nên cố gắng định hướng nghiên cứu ngay trong thời gian một năm học Thạc sĩ.
Những ai có các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học thì cơ hội xin được học bổng sẽ cao hơn rất nhiều.
Beit Hall Bản quyền hình ảnhJonathan McManus/Getty Images
Image caption Beit Hall, một khu ký túc xá của sinh viên trường Imperial College London

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/business-46139945

Sinh viên Việt sang Anh phải vững vàng ra sao?

  • 12 tháng 10 2018
Các du học sinh Việt Nam chia sẻ về cuộc sống và học tập ở Anh Quốc
Image caption Các du học sinh Việt Nam chia sẻ về cuộc sống và học tập ở Anh Quốc
Sinh viên Việt Nam và cha mẹ họ thường lo lắng người đi du học từ Việt Nam sang Anh sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì và thích nghi khi xa nhà ra sao.
Ba sinh viên đang học tại Anh Quốc kể với BBC về những trải nghiệm của họ về cuộc sống tự lập, cách xử lý tình trạng kỳ thị màu da, và sự khác biệt trong cách dạy và học so với khi còn học ở Việt Nam.
Anh: Mở trường và học không sách giáo khoa
Giáo dục tại nhà qua ví dụ nước Anh
Kỳ thị màu da có phải là một vấn đề?
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Lê Mai, sinh viên Việt ở Anh, chia sẻ kinh nghiệm

Lê Mai làm bằng thạc sĩ ở ĐH Northumbria
Học Thạc sĩ tại Đại học Northumbria, Anh Quốc, Lê Mai cho biết trước khi sang Anh cô cũng nghe một số sinh viên và phụ huynh có lo ngại liệu có tình trạng kỳ thị màu da hay không.
Bản thân Mai không nghĩ nhiều về điều này vì cô có bạn bè quốc tế, từng đi du lịch châu Âu, nhưng khi sang Anh học cô mới nhận ra rằng đi du lịch và tới sống tại một đất nước khác là hoàn toàn khác nhau.
Lê Mai cho biết khi thuê nhà, căn hộ có năm người trong đó có hai người châu Á. Bản thân Mai cho là mình không có vấn đề gì trong việc chia sẻ với các bạn từ các quốc gia khác, nhưng khi có bất cứ chuyện gì xảy ra trong nhà là những người khác luôn đổ lỗi cho hai người châu Á ở cùng.
Chuyện lặp đi lặp lại rất nhiều lần đến mức Mai và bạn châu Á kia đã phải gọi cảnh sát tới giải quyết.
"Mình nhận ra một điều là kỳ thị màu da có thể xảy ra ở khắp mọi nơi. Cho dù bạn có nói một thứ tiếng giống người bản địa, nhưng khuôn mặt của bạn vẫn khác với những người kia."
"Vì vậy, vẫn xảy ra tình trạng kỳ thị chủng tộc, dù nó không phổ biến tại nước Anh."
"Bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Khi vấn đề đó xảy ra thì luôn có cách giải quyết," Lê Mai nói thêm.
Giáo dục Singapore: Điểm cao nhưng áp lực lớn
Bất cập giáo dục VN 'bộc lộ rõ' qua kỳ thi PTTH
Du học là dịp bắt đầu cuộc sống tự lập
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Nguyễn Tuấn Dũng, sinh viên Việt ở Anh, nói về cuộc sống tự lập khi đi du học

Nguyễn Tuấn Dũng, sinh viên Việt ở Anh, nói về cuộc sống tự lập khi đi du học
Nói tới du học thường mọi người nghĩ ngay tới chuyện phải ở một mình ở nước ngoài, Nguyễn Tuấn Dũng, sinh viên University College London (UCL) chia sẻ.
"Khi ở nhà với bố mẹ, sáng đi học, chiều về nhà, ở nhà có đồ ăn, và có nhiều bạn bè. Có những bạn gia đình khá giả còn có cả bác giúp việc giúp đỡ.
"Nhưng khi đi du học thì cái khổ đầu tiên là phải xa rời tất cả những hỗ trợ đó, như không có bố mẹ, không có bạn bè và không có người nào giúp đỡ mình. Tuy nhiên đó chỉ là lúc ban đầu," Tuấn Dũng nói.
Từ kinh nghiệm bản thân, Tuấn Dũng cho biết một hai tháng đầu du học sinh sẽ phải thích nghi với việc tự dọn nhà, tự nấu ăn, tự lo cho bản thân mình và có thể sẽ khổ mất một thời gian, nhưng sau đó sẽ tìm được những người bạn, có thể là cùng lớp hay những người Việt đồng hương.
"Sau một hai tháng đầu đó, cái mà bạn có được chính là tính độc lập và mình đã trưởng thành hơn và phần thưởng sau đó sẽ rất lớn.
"Do vậy mình nghĩ rằng việc ở riêng, độc lập ở nước ngoài là chuyện hoàn toàn bình thường, ai cũng có thể làm được," Tuấn Dũng nói.
Cách dạy và học khác gì so với Việt Nam?
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Bảo Châu nói về khác biệt về cách học và dạy tại Anh

Bảo Châu nói về khác biệt về cách học và dạy tại Anh
Nguyễn Bảo Châu, sinh viên năm thứ hai ngành dược cũng ở UCL cho biết sang Anh cô phải thay đổi rất nhiều về tư duy.
"Ngày xưa đi học tại Việt Nam, khi tiếp cận một vấn đề của môn Sinh chẳng hạn thì sẽ phải học thuộc lòng nguyên một khổ, từng từ, từng câu một trong sách giáo khoa."
Bảo Châu so sánh:
"Nhưng khi sang Anh, giáo sư không kiểm tra xem có học thuộc lòng đúng như sách hay không mà kiểm tra xem có hiểu câu hỏi này, hay vấn đề kia hay không."
Việc kiểm tra xem có hiểu hay không đã làm tăng thêm đam mê với ngành Dược cũng như môn Sinh của Bảo Châu vì "phải hiểu vấn đề thì mới trả lời được câu hỏi của thầy chứ không cần học thuộc lòng. Điều này cũng khiến sinh viên càng muốn tự tìm hiểu rộng hơn về những gì đang diễn ra trong ngành Y, Dược nói chung".
"Ngoài ra du học tại Anh cũng cho mình cơ hội tham dự các buổi hội thảo chuyên ngành và nó tạo cho mình một động lực rất lớn để có thể tiếp tục học và tiếp tục trau dồi kiến thức của bản thân," Bảo Châu chia sẻ.
Bảo Châu nói thêm du học không phải là mơ ước của tất cả mọi người nhưng với cô du học thực sự là một cơ hội rất lớn để mỗi người có thể thay đổi bản thân cả về tư duy và về cách tiếp cận vấn đề nữa.
Các trường đại học ở Anh luôn thu hút nhiều sinh viên quốc tế Bản quyền hình ảnhPhotofusion/Getty Images
Image caption Các trường đại học ở Anh luôn thu hút nhiều sinh viên quốc tế
Còn nhiều những lo ngại khác?
Đây chỉ là ba trong số nhiều khía cạnh mà sinh viên du học tại Anh nói riêng và du học nước ngoài nói chung quan tâm và đã trải qua.
Từ những vấn đề đơn giản như nỗi nhớ món ăn Việt Nam khi xa nhà, tới việc nên chọn trường theo các tiêu chí như thế nào đều là những câu hỏi mà một số học sinh, sinh viên đặt ra trong quá trình tìm hiểu về du học.
Không ít học sinh, sinh viên Việt Nam quan tâm tới việc xin học bổng hay cơ hội xin việc làm tại Anh sau khi học xong là khó hay dễ và đôi khi đây lại điều góp phần vào quyết định có du học tại Anh hay không.
Dù vậy, đa số sinh viên đã chọn du học tại Anh đều hài lòng với lựa chọn, vì họ nói Anh là một nước có nền giáo dục thuộc nhóm đứng đầu thế giới.
Họ cũng tin rằng các bạn sinh viên có ý định hay đang chuẩn bị đi du học nếu nỗ lực sẽ có thể thích ứng được với những vấn đề này như họ đã từng trải qua.
Xem thêm về chủ đề 'Người Việt toàn cầu' và quan hệ Anh - Việt:
Jenny Đỗ: 'Ung thư khiến tôi rõ hơn sứ mệnh của mình'
Người Việt ở Ba Lan trong mắt người bản xứ
Carina Hoàng: Diễn viên Việt trên vòm trời Úc
Anh-Việt: Từ thương mại tới môi trường

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45802503

Geen opmerkingen:

Een reactie posten