zaterdag 3 november 2018

Boeing 747: Lịch sử 50 năm của Siêu máy bay 'nữ hoàng bầu trời' đã từng ngự trị bầu trời thế giới

Boeing 747: Siêu máy bay chinh phục thế giới

  • 30 tháng 10 2018

Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Một vấn đề mà các hãng hàng không nhận ra đó là chiếc máy bay quá lớn không thể vừa các bãi đậu máy bay hiện có

Ngày 30/09/1968, hàng ngàn người tụ tập tại xưởng sản xuất Boeing mới tại Everett, nằm cách 50km về phía bắc thành phố Seattle để chứng kiến thiết kế cách tân của hãng sản xuất máy bay này.
Chiếc máy bay mà hãng Boeing ra mắt trong ngày này sẽ trở thành biểu tượng của những hành trình đường dài hào nhoáng - chiếc phi cơ có thể đưa bạn đến bãi biển đầy nắng cách xa cả lục địa.
Boeing 747: Từ nhu cầu quân sự đến phi cơ dân dụng
Chiếc phi cơ Anh làm thay đổi ngành hàng không thế giới
'Cỗ xe tăng bay' Xô-viết hồi sinh trên đất Mỹ
Chiếc xe tăng làm thay đổi chiến tranh vĩnh viễn
Nó sẽ định danh lại hình dáng và kích cỡ của sân bay, và trở thành người hùng thầm lặng của dòng máy bay vận tải trên thế giới.
Nó có thể vận chuyển số lượng hàng hóa khổng lồ đi khắp toàn cầu ngày nay.
Nó sẽ trở thành tên tuổi nổi tiếng nhờ vào kích cỡ khổng lồ, với tên gọi "Jumbo Jet" (máy bay phản lực khổng lồ).
Boeing đặt tên chiếc máy bay này là 747.

Số phận trắc trở

Được bắt đầu với một hợp đồng quân sự, quá trình thiết kế và chế tạo Boeing 747 trải qua nhiều trắc trở.
Sau khi được giới thiệu vào tháng 9/1968, khi thế giới đã lần đầu tiên nhìn thấy chiếc máy bay khổng lồ, cột mốc quan trọng kế tiếp đến vào tháng 2/1969.
Các phi công lái thử gồm có Jack Waddel và Biren Wigle bay chuyến thử nghiệm đầu tiên trên chiếc 747 từ Everett.
Chiếc phản lực khổng lồ của Boeing chứng minh là nó có thể bay, nhưng liệu các hãng hàng không trên thế giới có mua nó không?
Pan Am là khách hàng tiên phong - Boeing đã hứa sẽ chuyển cho họ đơn hàng vào cuối năm 1969. Chiếc máy bay phải được thiết kế và chế tạo trong vòng 28 tháng, trái với thông lệ 42 tháng để chế tạo máy bay chở khách mới.
Boeing đã sản xuất chiếc 747 đầu tiên với tốc độ nhanh chóng đó tại nhà máy khổng lồ ở Everett trước khi trần của nhà máy được làm xong.
Các hãng hàng không khác quyết định là họ cũng muốn có phần với chiếc "phản lực khổng lồ".
Một trong số đó là Hãng Hàng không British Airways. Một kỹ sư bảo trì trẻ tuổi tên Stewart John được đưa tới Seattle để tìm hiểu về chiếc máy bay mới.
"Tôi được mời đến Seattle, vào khoảng [thời gian] mẫu máy bay thứ hai, với màu sắc của hãng Pan Am, được đưa đi bay," John kể lại với BBC Future.
"Everett vừa mới xây xong. Chúng tôi có hai người từ hãng BA và nhiều người khác từ hãng Lufthansa, Qantas, American Airlines và hãng Delta.
"Chúng tôi làm việc rất giống với một lớp học. Một thứ Sáu, có tin đồn trong lớp: 'Người ta sẽ cho bay chiếc thứ hai hôm nay.'
"Vì vậy tất cả chúng tôi đều đi đến cuối đường băng. Chúng tôi không thể tin nổi khi thấy kích cỡ của nó. Khi vật thể đó bay trên đầu bạn, cảm giác thật tuyệt vời."
Ban đầu cũng có những ý kiến chống lại chiếc 747, đặc biệt là một số hãng hàng không Hoa Kỳ, vì kích cỡ khổng lồ của nó - có nhiều quan ngại là hầu hết sân bay đều không thể chứa được chiếc máy bay.
Nhưng Boeing đã thuyết phục được các hãng hàng không phải băng qua đại dương - như các hãng bay từ New York đến London và quay lại - họ sẽ nhìn thấy lợi ích của máy bay cỡ lớn như vậy.
Yếu tố quan trọng khiến nó được yêu thích đó là máy bay có thể chở đến 550 hành khách, gần gấp bốn lần chiếc 707.

Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Chiếc máy bay 747 đã được chế tạo với kích cỡ gấp đôi dòng sản phẩm trước nó, chiếc 707
Ngày 15/1/1970, chiếc 747-100 đầu tiên dành cho hãng Pan Am (là mẫu 747 đầu tiên đi vào phục vụ) chính thức được khai trương bởi Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Pat Nixon.
Phi cơ lớn nhất thế giới có sứ mệnh mới?
Bạn có dám đi máy bay không người lái?
Hết thời được mang theo hành lý xách tay?
Chiếc 747 của hãng bắt đầu bay hành trình đầu tiên từ New York đến London, chỉ một tuần sau đó.
Nhưng chiếc 747 vẫn chưa qua khỏi thời gian khó khăn.
Hãng Boeing đã chi phí quá nhiều vào dự án - và nợ 1,2 tỷ đô la Mỹ ở ngân hàng, một kỷ lục nợ vào thời đó - khoản nợ đến ngay vào thời gian Hoa Kỳ bước vào đợt suy thoái kinh tế.
Chiếc 747 không hề rẻ. Mỗi chiếc máy bay trị giá 24 triệu đô la Mỹ tương đương với số tiền 155 triệu đô la Mỹ vào năm 2018. Hãng Boeing chỉ có thể bán được hai chiếc 747 trong một năm rưỡi kể từ tháng 9/1970.
Các hãng hàng không đã mua chiếc máy bay nhanh chóng đổi chúng lấy các dòng máy bay nhỏ hơn vì cơn khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 dẫn đến tình trạng giá nhiên liệu tăng cao.
Ngay cả British Airways, hãng hàng không đã bay chiếc 747 nhiều hơn bất cứ hãng nào, cũng gặp rắc rối với chiếc máy bay.
"Chúng tôi đặt hàng ba máy bay từ 20 chiếc đầu tiên được sản xuất," John kể lại. "Ban đầu đã xảy ra sự cố kinh khủng với động cơ. (Sau đó) phi công còn đình công ở hãng BA - họ muốn có thêm tiền để bay loại máy bay này.
"Các máy bay chỉ nằm đó - cuối cùng chúng tôi cho hãng Pan Am thuê động cơ máy bay của mình. Máy bay của chúng tôi thì nằm ở sân bay với những khối bê tông đè ở phần cánh, chờ động cơ về."
Những khách hàng khác nhận thấy một trong những ưu điểm hấp dẫn của chiếc máy bay - là chi phí thấp hơn khi vận hành vì nó có thể chở nhiều hành khách hơn - chỉ có thể trở thành hiện thực khi máy bay đầy khách. Một chiếc máy bay 747 chỉ chở 70% số hành khách vẫn đốt lượng nhiên liệu tương đương với máy bay đầy khách.

Liên tục điều chỉnh

Nhưng chiếc 747 vượt qua được những trở ngại đó.
Hãng Boeing cần chiếc 747 phải thành công. Vì vậy hãng điều chỉnh thiết kế và lắng nghe đề xuất từ các khách hàng là hãng hàng không.
Các hãng hàng không từ Nhật Bản muốn sử dụng chiếc 747 làm máy bay phản lực chở khách tầm ngắn với số lượng ghế nhiều nhất là 550 ghế, vì vậy Boeing chế tạo môt phiên bản ngắn hơn, chứa được ít nhiên nhiên liệu nhưng nhiều hành lý hơn.
Chiếc 747-200 ra đời năm 1971, với động cơ mạnh hơn và tải trọng tối đa khi cất cánh cao hơn rất nhiều.

Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Hãng Pan Am bay chuyến đầu tiên vượt Đại Tây Dương vào tháng 1/1970
Ngày càng nhiều hãng hàng không đặt hàng Boeing.
Trong suốt thập niên 1970 và 1980, hình dáng cong gù khác biệt của chiếc 747 trở thành biểu tượng của các chuyến bay đường dài sang trọng.
Sức hấp dẫn kỳ lạ của phi cơ bốn ghế Cessna
Cảnh tượng máy bay chen nhau cất cánh khắp thế giới
IS dùng 'máy bay đồ chơi' làm không quân
Cabin hành khách của 747 rất rộng, và chiếc máy bay thậm chí còn có cả cầu thang cuốn để lên tầng trên.
Trong nỗ lực khuyến khích mọi người bay trên máy bay khổng lồ, một số hãng hàng không tận dụng kích cỡ của máy bay 747 để tạo ra sự sang trọng chưa từng có.
Chiếc 747 của hãng American Airlines có một quán bar chơi piano trên khoang bình dân vào thập niên 1970; mẫu thiết kế của hãng Continental có một quầy rượu với ghế sofa.
Robert Scott là phi công đã bay với chiếc máy bay khổng lồ. "Hãng của chúng tôi là một trong những hãng đầu tiên đưa 747 vào phục vụ và chúng tôi khá hào hứng khi bay trên chiếc máy bay lớn nhất và tốt nhất trên thế giới vào thời đó," ông nói với BBC Future.
"Người ta sẽ cảm thấy sửng sốt khi đứng đó và thán phục kích cỡ của máy bay. Nó đúng nghĩa là to như cả một khối nhà. Thời gian đi bay ban đầu của tôi là với Hạm đội Không quân của Hải Quân Hoàng gia, vì vậy tôi vốn quen với loại máy bay nhỏ hơn nhiều so với 747."
"Tôi đã bay các loại máy bay dân sự khác trước khi tham dự khóa học về 747 nhưng không có chiếc nào gần được như vậy về mặt kích cỡ."
"Dù có kích cỡ khổng lồ, bay chiếc máy bay này lại rất thú vị. Người ta thường nghĩ rằng sẽ khó khăn khi điều khiển nó bởi nó có vấn đề về điểm nhìn, rằng chiếc máy bay không chỉ to như cả một khối nhà mà khi bay nó cũng như bay cả khối nhà."
"Vì vậy, cảm giác thật kinh ngạc tuyệt vời khi nhận ra xử lý nó gần giống với các loại máy bay nhỏ hơn và nó cực kỳ linh hoạt."
"Chỉ khi chiếc máy bay ở trên mặt đất người ta mới phải chú ý đến kích cỡ khổng lồ và cẩn thận khi di chuyển, đặc biệt trong các khu vực cấm."
Các hãng hàng không tiếp tục đặt hàng mua phi cơ 747, và nhiều sân bay kéo dài đường băng và tăng kích cỡ nhà ga để có thể cho máy bay đậu. Và Boeing thì tiếp tục điều chỉnh thiết kế khi công nghệ tiên tiến hơn.
Vào giữa thập niên 1980, Stewart John rời hãng British Airways để bắt đầu công việc mới ở hãng Cathay Pacific ở Hong Kong.

Thiết kế linh hoạt

"Vào năm 1986, tôi bắt đầu nói chuyện với hãng Boeing xem liệu họ có thể tạo ra thay đổi lớn với thiết kế hay không."
"Ở Hong Kong chúng tôi thực sự đã đẩy giới hạn của phiên bản 200 của máy bay 747 tới mức tối đa của nó. Chúng tôi bay từ Hong Kong tới Vancouver, Vancouver về Hong Kong. Trên đường về máy bay tốn thêm một giờ rưỡi vì gió mạnh. Chuyến đi khổ sở luôn là bay từ Bờ Tây Hoa Kỳ về lại Đông Á."
"Cathay có những hành trình bay dài nhất trên thế giới, vì vậy Boeing gửi một nhóm đến và nói chuyện để xem họ phải làm gì. Họ đưa ra đề xuất về chiếc 747-400 và chúng tôi là khách hàng đầu tiên cho phiên bản với động cơ do hãng Rolls-Royce cung cấp."
Chiếc 747-400 là bước tiến khổng lồ. Chiếc máy bay được một số hãng hàng không gọi là "Longreach" (Bay đường dài), và có thể bay tối đa không ngừng trên quãng đường 14.200km.
Nó có thể làm được điều này một phần nhờ vào "cánh lượn" được gắn thêm ở cuối phần cánh, giúp cải tiến khí động học và nghĩa là chiếc máy bay sẽ đốt ít nhiên liệu hơn trên mỗi dặm bay.
Nếu các hãng hàng không muốn, họ có thể sắp xếp 660 hành khách nhờ thiết kế toàn bộ lại khoang bình dân.
Lần đầu tiên được đưa vào bay năm 1988, chiếc 747-400 là thành công to lớn: gần 700 chiếc được bán ra. Ngày nay vẫn còn rất nhiều chiếc đang được sản xuất.
"Thiết kế lại trong hệ thống và buồng lái nghĩa là không cần có kỹ sư trên chuyến bay nữa," Scott cho biết.
"Đó không chỉ là khoản tiết kiệm tài chính với đội bay mà còn là biểu hiện cho thấy công nghệ đang định hình tương lai của thiết kế máy bay như chưa từng có trước đó."
Một mẫu tinh chỉnh thêm nữa của 747 xuất hiện vào năm 2005, với sự ra đời của chiếc 747-8; đến thời đó, tiên đoán của Sutter rằng chiếc máy bay sẽ trở thành phương tiện vận tải hàng hóa đã thành hiện thực. Boeing đề nghị đưa chiếc 800 vào làm máy bay chở hàng từ khi còn mới, thay vì các hãng máy bay vận tải hàng hóa phải gỡ bỏ cabin hành khách khi chiếc máy bay kết thúc sự nghiệp làm máy bay chở khách.
Nhưng vào năm 2005, chiếc "phản lực khổng lồ" không còn địa vị như cũ nữa.
Đối thủ của Boeing ở châu Âu là hãng Airbus đã thiết kế chiếc máy bay siêu kích cỡ có tên A380; có thể chở đến 853 hành khác. Giống như chiếc 747 trước đây, kích cỡ khổng lồ của máy bay này đòi hỏi các sân bay vận hành chúng phải thích nghi.

Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Chiếc máy bay 747 có vẻ sẽ còn tiếp tục phục vụ trong nhiều thập niên sắp tới

Tương lai ngành hàng không

Thị trường hàng không đã thay đổi rất nhiều từ khi máy bay 747 được thiết kế.
Chiếc phi cơ bay nửa vòng Trái đất trong 30 phút
Nơi sản sinh máy bay không người lái
Cảnh tượng máy bay chen nhau cất cánh khắp thế giới
Trở lại thời đó thì không có máy bay hai động cơ nào được phép bay xa hơn thời gian 60 phút để tới một sân bay, đề phòng có trục trặc động cơ xảy ra.
Giờ đây những dòng máy bay như 777 hoặc 787 có thể bay trong thời gian suốt 5 giờ trước khi đến sân bay gần nhất - điều đó có nghĩa là chúng có thể vượt qua các đại dương khổng lồ như Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Di chuyển bằng đường hàng không cũng đã thay đổi nhiều. Sự ra đời của máy bay 747 và A380 đã dẫn đến sự ra đời của các sân bay khổng lồ, với các máy bay phản lực khổng lồ bay ở đó.
Hành khách từ các sân bay nhỏ hơn thời đó có thể bắt các chuyến bay trên máy bay nhỏ hơn. Nó đã giúp định hình hệ thống "trục xe và nan hoa" - mô hình vận tải hàng không trong đó các thành phố lớn là trục và có rất nhiều chuyến bay hướng về đó, và sau đó các thành phố nhỏ nối với nhau như nan hoa xe, ít chuyến bay đến hơn - đã định hình ngành hàng không trong suốt 40 năm qua.
Nhưng trong vài năm gần đây nhiều thứ đã thay đổi. Các máy bay hai động cơ nhỏ hơn giờ đây có thể bay xa hơn, và vì chúng chỉ cần hai động cơ, nên vận hành chúng rẻ hơn, vì vậy ngày càng có nhiều điểm đến hơn.
Điều đó có nghĩa là những chuyến bay dài từ các nơi như London tới Nashville - với khoảng khách 6.720km giờ đây có thể thực hiện bằng máy bay hai động cơ.
Bỗng nhiên, các dòng máy bay khổng lồ bay từ sân bay khổng lồ này đến sân bay khổng lồ khác trở nên ít nhiều yếm thế.
Hãng Airbus bắt đầu thấy ảnh hưởng này đến dây chuyền lắp ráp; ngoài đơn hàng cho 20 chiếc A380 từ hãng Emirates trong tháng 1/2018, Airbus đã không bán được bất cứ chiếc máy bay khổng lồ nào trong hơn hai năm qua. Và những hãng hàng không đặt mua dòng máy bay này đang hủy đơn hàng.
Điểm hay của chiếc 747 là ở điểm nó có thể dễ dàng chuyển thành máy bay vận tải.
"Bạn có thể chở hành khách, và nếu bạn không thể chở khách bạn có thể chở hàng, và nếu bạn không thể chở hàng bạn có thể chở nhiên liệu," John nói. "Còn chiếc A380? Bạn không thể chở hàng được."
Dây chuyền lắp ráp máy bay Boeing 747 chưa ngừng lại, nhưng có vẻ như đến năm 2020, hầu hết những chiếc 747 được chế tạo sẽ là phiên bản máy bay chở hàng hoặc máy bay riêng cho chính phủ và giới siêu giàu.
Cùng với đó sẽ là sự kết thúc của hơn 50 năm sản xuất dòng máy bay phản lực khổng lồ của Boeing. Kế hoạch của hãng này trong hai thập niên tới vẫn chưa đề cập đến loại máy bay nào cùng kích cỡ. Thế nhưng tính đến năm 2018, đã có 1.500 chiếc xuất xưởng.
"Trong khi nhiều người vẫn cảm thấy hoài nhớ quầy bar và những chiếc đàn piano lớn vốn làm rạng danh máy bay 747, đặc biệt là thời mới ra đời, thì kinh tế mới là yếu tố quyết định hình dáng và kích cỡ của các loại máy bay sắp tới," Robert Scott nói.
"Những người giữ trong tim hình ảnh chiếc 747 yêu quý sẽ phải nói lời chia tay với chiếc máy bay đã ấn định chuẩn mực gần như là bất khả thi chỉ một thế hệ trước đó."
Vào lúc này, sáng tạo của Sutter sẽ tiếp tục phủ bóng ở những nhà ga sân bay khắp thế giới.
Mỗi lần Mike Lombardi nhìn thấy một chiếc, ông như được nhắc nhở về nhà thiết kế đã cương quyết theo đuổi mục tiêu là chiếc 747 phải được cất cánh.
"Vài năm trước, tôi định bay đi London từ Seattle. Chỉ ngay trước khi tôi định đi thì Joe Sutter qua đời. Joe giống như một người cậu nhiệt thành đã bảo bọc cho tôi. Tôi nhìn thấy chiếc 747 đi trên đường băng về hướng mình, và tôi nghĩ về Joe, và đó là khoảnh khắc nhiều xúc động."
Lombardi cho biết những chiếc 747 còn lại - ngày càng chở hàng nhiều hơn so với chở hành khách - sẽ còn hoạt động trong nhiều năm nữa. Thế hệ tương lai sẽ chia sẻ ký ức với ông khi còn nhỏ, xem chiếc 747 bay dần lên cao và tự hỏi sao nó có thể bay trên ấy.
"Thậm chí ngay cả khi bạn hiểu tất cả khoa học về máy bay, tôi vẫn nghĩ hẳn là có chút điều kỳ diệu nào ở đó."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-46022539

Boeing 747: Từ nhu cầu quân sự đến phi cơ dân dụng

  • 29 tháng 10 2018

Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images

Đó là ngày 30/09/1968. Đám đông hàng ngàn người tụ tập tại xưởng sản xuất Boeing mới tại Everett, nằm cách 50km về phía bắc thành phố Seattle. Họ đến để chứng kiến thiết kế cách tân của hãng sản xuất máy bay này.
Thập niên 1960 đã chứng kiến nhiều thay đổi xã hội gây chấn động. Đó là cuộc chạy đua đưa phi hành gia lên Mặt Trăng, sự ồn ào của Cuộc chiến Việt Nam và những biến động trong căng thẳng thời Chiến tranh Lạnh.
Chiếc phi cơ Anh làm thay đổi ngành hàng không thế giới
'Cỗ xe tăng bay' Xô-viết hồi sinh trên đất Mỹ
Chiếc xe tăng làm thay đổi chiến tranh vĩnh viễn
Qua thập niên này, ngành khàng không đã tiến từ bước chỉ là phương tiện di chuyển dành riêng cho người giàu có thành phương tiện vừa túi tiền hơn cho phần đông dân số.
Chìa khóa cho sự thay đổi đến từ thế hệ mới của máy bay phản lực.
Chúng trở nên to hơn, nhanh hơn loại máy bay cánh quạt thời trước, và động cơ phản lực mạnh mẽ đưa máy bay lên cao hơn rất nhiều - giúp chúng vượt qua những vùng thời tiết xấu thay vì phải bay vòng qua khu vực đó.
Điều đó có nghĩa là các chuyến bay về vùng xa xôi chỉ tốn ít thời gian hơn nhiều so với trước kia.
Máy bay 707 của hãng Boeing đã là trụ cột cho các hãng hàng không không ngừng phát triển từ giữa thập niên 1950.
Nó có nhiều đối thủ từ Anh, Pháp và Liên Xô.
Máy bay phản lực lớn hơn có nghĩa là sẽ chở được nhiều hành khách hơn, và điều đó có nghĩa là các sân bay cũng ngày càng phải mở rộng để theo kịp nhu cầu.

Đơn hàng từ quân đội

Nguồn gốc thiết kế mới của hãng Boeing không phải đến từ trong hãng, mà là từ một trong các khách hàng của hãng.
Ông Juan Trippe, lãnh đạo Hãng Hàng không Toàn cầu Pan Am, đã để ý tình trạng quá tải ngày càng tăng ở sân bay.
Trong khi số lượng chuyến bay ngày càng nhiều, thì máy bay lại chỉ có thể chở số lượng hành khách khá nhỏ. Một loại máy bay lớn hơn sẽ giúp các hãng hàng không giảm chi phí xuống.
Trippe đề nghị hãng Boeing hãy thiết kế sản phẩm gì đó hoàn toàn khác biệt, một chiếc máy bay siêu kích cỡ, gấp đôi kích thước Boeing 707.

Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption ẢNH: Chiếc máy bay 747 xuất hiện trong quá trình tìm kiếm một phương tiện vận tải mới và khổng lồ cho quân đội
Chiếc máy bay mà hãng Boeing ra mắt trong ngày này tháng Chín sẽ trở thành biểu tượng của những hành trình đường dài hào nhoáng - chiếc phi cơ có thể đưa bạn đến bãi biển đầy nắng cách xa cả lục địa.
Phi cơ lớn nhất thế giới có sứ mệnh mới?
Bạn có dám đi máy bay không người lái?
Hết thời được mang theo hành lý xách tay?
Nó sẽ định danh lại hình dáng và kích cỡ của sân bay, và trở thành người hùng thầm lặng của dòng máy bay vận tải trên thế giới.
Nó có thể vận chuyển số lượng hàng hóa khổng lồ đi khắp toàn cầu ngày nay.
Nó sẽ trở thành tên tuổi nổi tiếng nhờ vào kích cỡ khổng lồ, với tên gọi "Jumbo Jet" (máy bay phản lực khổng lồ).
Nhưng với hãng Boeing, họ đặt tên chiếc máy bay này là 747.
***
Tuy nhiên, câu chuyện về máy bay 747 lại bắt đầu với một hợp đồng quân sự ít được biết đến.
Đầu thập niên 1960, Không quân Hoa Kỳ chỉ vừa bắt đầu nhận các máy bay vận tải Lockheed C-141 Starlifter. Đây là loại máy bay phản lực vận tải bốn động cơ được thiết kế để vận chuyển 27 tấn hàng hóa đi được một khoảng cách tối đa là 5.600km.
Nhưng không lực Mỹ cần có phương tiện gì đó lớn hơn thế.
Vào 3/1964, Không quân Hoa Kỳ mời các hãng sản xuất máy bay đề xuất thiết kế của họ.
Yêu cầu đặt ra là chiếc máy bay mới sẽ phải chở được 52 tấn hàng hóa bay đi xa khoảng 8.000km - hoặc có khả năng cất cánh với 81 tấn hàng trên khoang cho các chuyến bay ngắn.
Thêm nữa, chiếc máy bay phải có khoang hàng hóa rộng 5,18m, cao 4,1m và dài 30m, đủ rộng để lái hẳn một chiếc xe tăng vào khoang.
Và nó cần phải có dốc lên cả hai chiều phía trước và sau để các loại xe có thể đưa lên và đưa xuống từ cả hai đầu máy bay.
Boeing đưa ra một mẫu thiết kế, và các hãng đối thủ cũng vậy, gồm Douglas, General-Dynamics, Lockheed và Martin-Marietta.
Thiết kế của Boeing, Douglas và Lockheed đều được chọn để nghiên cứu tiếp.
Mỗi hãng có cách tiếp cận khác nhau vướng mắc chủ yếu: buồng lái cần đặt ở đâu khi phải có cửa vận tải ở phía trước máy bay.
Thiết kế của hãng Douglas để nó ở phần trên thân máy bay, nơi phía trước cánh.
Thiết kế của hãng Lockheed thì đặt một buồng lái và một cabin thêm cho hành khách trong khung "xương sống" dài dọc theo suốt chiều dài máy bay.
Hãng Boeing chọn cách làm lai giữa hai cách trên - và lựa chọn này sau đó hóa ra là quyết định cực kỳ khôn ngoan.
Thiết kế của hãng Lockheed chiến thắng trong cuộc thi của quân đội. Đề xuất của họ sau này sẽ trở thành chiếc C-5 Galaxy, chiếc máy bay lớn nhất trên thế giới trong hai thập niên kế tiếp.
Thế nhưng thiết kế của hãng Boeing lại tạo ra ảnh hưởng với những chiếc máy bay khác trong vai trò rất khác biệt.

Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Mũi của chiếc 747 có thể mở ra để hàng hóa có thể được đưa vào nhanh chóng và dễ dàng

Thiết kế của tương lai

Vào 1965, Joe Sutter, kỹ sư của hãng Boeing, người đã làm việc với chiếc máy bay 737 tầm ngắn, được chủ tịch hãng là Bill Allen mời vào tham gia một dự án mới.
Đó là dự án máy bay khổng lồ lấy cảm hứng từ yêu cầu từ phía quân đội, và từ nỗi khao khát của Juan Trippe trong việc giải quyết tình trạng máy bay chở khách ngày càng quá tải.
Pháo đài bay B-52 và sứ mệnh tìm đường lên Mặt Trăng
Sức hấp dẫn kỳ lạ của phi cơ bốn ghế Cessna
Cảnh tượng máy bay chen nhau cất cánh khắp thế giới
IS dùng 'máy bay đồ chơi' làm không quân
Công trình của Sutter và nhóm của ông bắt đầu một phần với cảm hứng từ thiết kế quân sự.
Nó giữ lại sàn máy bay cao và cửa mở ở mũi máy bay, và sử dụng các động cơ 'high-bypass' (tức động cơ turbofan có hệ số tách dòng cao) được phát triển cho máy bay vận tải quân sự (các động cơ 'high-bypass' lưu thông không khí xung quanh turbine và qua turbin, tạo ra lực đẩy mạnh hơn rất nhiều với cùng lượng nhiên liệu được đốt).
Qua tìm hiểu từ các khách hàng tiềm năng như Pan Am, Sutter nhận ra rằng các hãng hàng không cần loại máy bay có thể chở trên 190 hành khách, con số tối đa mà máy bay 707 khi đó có thể chuyên chở.
Làm được vậy thì sẽ ít xảy ra tình trạng chen chúc hơn, và việc chuyên chở được nhiều hành khách hơn trong mỗi chuyến bay sẽ đồng nghĩa với việc chi phí mà mỗi hành khách phải trả sẽ giảm xuống. Các máy bay lớn hơn sẽ có chi phí vận hành rẻ hơn.
Nhưng vẫn có một vấn đề phức tạp đi kèm.
Thời đó, hãng Boeing đang nghiên cứu một dự án tham vọng hơn, Mike Lombardi, nhà sử học làm việc tại Boeing cho biết.
"Boeing đang nghiên cứu máy bay vận tải siêu thanh (SST - Supersonic Transport) để cạnh tranh với hãng Concorde. Thời đó người ta nghĩ rằng khi máy bay Concorde và STT bắt đầu được đưa vào phục vụ, mọi người sẽ muốn bay với chúng và sẽ không muốn bay với các loại máy bay di chuyển chậm hơn vận tốc âm thanh."
"Sutter nhận ra rằng một ngày nào đó, những chiếc máy bay này sẽ trở thành máy bay vận tải hàng hóa."
Điều này có nghĩa là dòng máy bay với kích cỡ khổng lồ mới sẽ phải giữ nguyên cấu trúc là máy bay vận tải, với buồng lái trên khoang hành khách, vì họ nhận ra rằng thời gian nó là máy bay chở khách không còn bao lâu.
"Việc cần đảm bảo để chiếc 747 có thể là máy bay vận tải tốt đã ảnh hưởng quan trọng với thiết kế," Lombardi cho biết. Đó là sự sáng suốt đảm bảo thành công của chiếc 747.
Chiếc SST của hãng Boeing, có tên gọi 2707, đã không bao giờ được đưa vào hoạt động.
Quan ngại về việc gây ô nhiễm môi trường với tiếng ồn từ tiếng nổ siêu thanh - và chi phí nhiên liệu nhiều khủng khiếp đã khiến chiếc máy bay không được sản xuất trước khi nó bay thử.
Thậm chí trước khi có thể chế tạo máy bay 747, hãng Boeing có một việc khác phải làm - là xây một nhà máy đủ lớn để lắp ráp 747.

Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Chiếc Boeing 747 thống trị tất cả các dòng máy bay khác cho đến khi chiếc Airbus A380 ra đời

Nhà máy khổng lồ

Chiếc 747 vô cùng to lớn - với chiều dài 70,6m từ mũi máy bay đến phần đuôi, và sải cánh rộng 59m - khiến người ta không thể lắp ráp chúng ở bất cứ xưởng nào sẵn có của hãng Boeing.
Chiếc phi cơ bay nửa vòng Trái đất trong 30 phút
Nơi sản sinh máy bay không người lái
Cảnh tượng máy bay chen nhau cất cánh khắp thế giới
Họ phải xây dựng một nhà máy lắp ráp hoàn toàn mới, đủ lớn để chiếc máy bay 747 vừa xuất xưởng có thể lăn bánh sau khi hoàn thành."
Người ta không chỉ chế tạo một trong những chiếc máy bay lớn nhất thế giới mà họ còn phải xây dựng một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới để lắp ráp nó," Lombardi nói. Nhà máy Everett vẫn là một trong những tòa nhà lắp ráp lớn nhất trên thế giới.
Việc chế tạo chiếc 747 diễn ra vào thời điểm đầy tham vọng của hãng Boeing, Lombardi nhận định.
Khi ấy, hãng không chỉ phải giám sát dự án 747 (và tòa nhà cần để lắp ráp máy bay) và chương trình SST có số phận hẩm hiu, mà hãng còn phải chế tạo mẫu máy bay 737 tầm trung và hệ thống sử dụng cho chương trình không gian Sao Thổ của tàu Apollo.
Với tất cả những hoạt động này, Boeing đều phải chi tiền.
Để có thể có tiền cho dự án 747, hãng sản xuất phải vay tiền từ ít nhất là bảy ngân hàng.

Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Một vấn đề mà các hãng hàng không nhận ra đó là chiếc máy bay quá lớn không thể vừa các bãi đậu máy bay hiện có
Sutter, người sau này nổi tiếng với biệt hiệu "cha đẻ của 747", đã đấu tranh để các kỹ sư trong nhóm của ông không bị lôi kéo sang nhiều dự án khác.
"Với việc có chừng đó các hoạt động khác nhau tại Boeing thì vấn đề không phải chỉ nằm ở chỗ thiếu ngân quỹ, mà còn ở cả chỗ thiếu hụt các kỹ sư tài năng," Lombardi nói. "Tất cả các kỹ sư tài năng đều làm việc cho dự án SST. Joe Sutter đã thực sự phải chiến đấu để có kỹ sư làm việc cho chiếc 747."
"Tôi từng nghe chuyện kể rằng ông đến một cuộc họp và ở đó ông được yêu cầu phải nhường bớt kỹ sư cho những chương trình khác," Lombardi kể. "Ông nói: 'Vậy thì tôi không thể chế tạo nó [chiếc 747]'."
"Ông đứng dậy và nói 'không', và rời khỏi cuộc họp, nghĩ rằng thế là xong, thể nào ông cũng bị sa thải. Nhưng Bill Allen nói với ông, 'Tôi thực sự kính trọng những gì ông đã làm trước tất cả mọi người'." Sutter sau đó không bị sa thải.
Sau khi được giới thiệu vào tháng 9/1968, khi thế giới đã lần đầu tiên nhìn thấy chiếc máy bay khổng lồ, cột mốc quan trọng kế tiếp đến vào tháng 2/1969.
Các phi công lái thử gồm có Jack Waddel và Biren Wigle bay chuyến thử nghiệm đầu tiên trên chiếc 747 từ Everett.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-45997081

Thứ ba, 19/12/2017, 11:31 (GMT+7)

Người Mỹ tạm biệt 'nữ hoàng bầu trời' Boeing 747

Gần nửa thế kỷ sau khi ra mắt, Boeing 747 sẽ thực hiện chuyến bay chở khách cuối cùng tại Mỹ hôm nay, trên tuyến Seoul - Detroit của Delta Air Lines.


Delta còn có các chuyến bay đặc biệt trong ngày mai, dành cho nhân viên và các khách hàng vip. Giá vé cho những chuyến bay trong "tour tạm biệt" này đã tăng vọt nhờ nhu cầu của khách hàng.
Dù vậy, 747 vẫn sẽ hoạt động cho các hãng Lufthansa (Đức), British Airways (Anh) và Korean Air Lines (Hàn Quốc). Boeing cũng vẫn sản xuất máy bay này để chở hàng và cho vài khách hàng đặc biệt, như Tổng thống Mỹ.
nguoi-my-tam-biet-nu-hoang-bau-troi-boeing-747
Boeing 747 là máy bay chở khách lớn nhất thế giới khi ra mắt. Ảnh: AFP
"747 đã giúp tất cả mọi người được đi máy bay", Michael Lombardi - Giám đốc lịch sử tại Boeing nhận xét, "Nó đã chắp cánh cho cả thế giới". Chuyên gia tư vấn hàng không - Michel Merluzeau thì cho rằng máy bay này đã thay đổi việc đi lại của mọi người: "Đột nhiên, bạn có thể đi từ Singapore đến London trong chưa đầy 24 giờ. Nó khiến mọi việc trở nên dễ tiếp cận hơn".
Boeing 747 có biệt danh "jumbo jet" vì phần bướu lớn đặc trưng trên đầu, từng là máy bay chở khách lớn nhất thế giới, có 4 động cơ với sức chứa lên tới 600 hành khách. Được coi là "Nữ hoàng của bầu trời", 747 bắt đầu vận hành năm 1969, khởi đầu thời kỳ bay đường dài với máy bay phản lực thân rộng hai lối đi.
"747 là một cột mốc lớn trong lịch sử hàng không", Bob Van der Linden - người quản lý tại Bảo tàng Hàng không - Vũ trụ Quốc gia thuộc Viện Smithsonian nhận xét, "Nó rất lớn, rất thoải mái, đẹp và có cả cầu thang nữa. 747 là biểu tượng về quyền lực kinh tế".
Với hơn 1.500 đơn hàng cho tất cả các dòng, Boeing 747 là một trong những máy bay bán chạy nhất lịch sử ngành hàng không. Hiện tại, khoảng 500 chiếc vẫn còn hoạt động, theo số liệu của Flightglobal Ascend.
Gần đây, khi 747 bắt đầu kém thịnh hành, Boeing cũng chuyển sang sản xuất máy bay nhỏ hơn. Họ tin rằng các hãng bay sẽ tiếp tục chuộng loại máy bay 2 động cơ cỡ lớn, như Boeing 777X hay Airbus A350. Chúng có thể bay xa như những tàu bay khổng lồ, nhưng dùng ít nhiên liệu hơn. Chúng cũng có ít ghế hơn, giúp các hãng hàng không dễ dàng sắp xếp hành khách.
Hà Thu (theo AFP)
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/nguoi-my-tam-biet-nu-hoang-bau-troi-boeing-747-3686645.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten