Mỹ báo động khả năng Trung Quốc lập vùng phòng không ở Biển Đông
Đô đốc Samuel J. Locklear, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở vùng Thái Bình Dương, họp báo về an ninh Châu Á tại Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tháng 6/2012.Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ
Những lời tố cáo công khai từ phía Hoa Kỳ nhắm vào hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang cấp tốc tiến hành tại Biển Đông càng lúc càng nhiều. Vào hôm qua 15/04/2015, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở vùng Thái Bình Dương đã không ngần ngại cho rằng Bắc Kinh đang có những hành vi « hung hăng » tại Biển Đông, với mục tiêu là thiết lập một vùng nhận dạng phòng không, tương tự như Trung Quốc đã làm trên Biển Hoa Đông.
Trong một cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear đã nêu bật các hoạt động cải tạo đất, xây dựng cơ sở của Trung Quốc tại tám nơi được ông gọi là tiền đồn của Bắc Kinh ở cả hai vùng Trường Sa và Hoàng Sa. Tại Trường Sa, đó là những công trình bồi đắp quy mô lớn, còn tại Hoàng Sa là việc nâng cấp các cơ sở có sẵn.
Đô đốc Mỹ đặc biệt quan tâm đến các công trình xây dựng bến tàu cũng như điều được cho là một phi đạo dài trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef). Đối với ông Locklear, các cơ sở đó sẽ cho phép Trung Quốc triển khai nhiều tàu thuyền hơn trong vùng, vì đã có nơi để trú đóng và nhận tiếp tế tại chỗ.
Điều đáng ngại là Trung Quốc hoàn toàn có thể triển khai trên các tiền đồn đó các loại vũ khí như các hệ thống tên lửa hiện đại và radar tầm xa. Đô đốc Locklear kết luận là những nhân tố đó có thể trở thành nền tảng cho việc xây dựng một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Vào cuối năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, gộp luôn cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý. Quyết định của Bắc Kinh đã bị cả Washington lẫn Tokyo cực lực lên án.
Cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn phủ nhận mưu toan thành lập vùng phòng không trên Biển Đông, nhưng việc họ ráo riết bồi đắp tạo đảo nhân tạo đã khiến nhiều nước lo ngại.
Mặt khác, các quan chức Hải quân phương Tây và châu Á đã bày tỏ thái độ lo ngại trước nguy cơ Trung Quốc hạn chế quyền tự do lưu thông qua khu vực này, một khi họ hoàn tất công việc bồi đắp và xây dựng cơ sở trên các hòn đảo nhân tạo.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150416-my-bao-dong-kha-nang-trung-quoc-lap-vung-phong-khong-o-bien-dong/
Đô đốc Mỹ đặc biệt quan tâm đến các công trình xây dựng bến tàu cũng như điều được cho là một phi đạo dài trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef). Đối với ông Locklear, các cơ sở đó sẽ cho phép Trung Quốc triển khai nhiều tàu thuyền hơn trong vùng, vì đã có nơi để trú đóng và nhận tiếp tế tại chỗ.
Điều đáng ngại là Trung Quốc hoàn toàn có thể triển khai trên các tiền đồn đó các loại vũ khí như các hệ thống tên lửa hiện đại và radar tầm xa. Đô đốc Locklear kết luận là những nhân tố đó có thể trở thành nền tảng cho việc xây dựng một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Vào cuối năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, gộp luôn cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý. Quyết định của Bắc Kinh đã bị cả Washington lẫn Tokyo cực lực lên án.
Cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn phủ nhận mưu toan thành lập vùng phòng không trên Biển Đông, nhưng việc họ ráo riết bồi đắp tạo đảo nhân tạo đã khiến nhiều nước lo ngại.
Mặt khác, các quan chức Hải quân phương Tây và châu Á đã bày tỏ thái độ lo ngại trước nguy cơ Trung Quốc hạn chế quyền tự do lưu thông qua khu vực này, một khi họ hoàn tất công việc bồi đắp và xây dựng cơ sở trên các hòn đảo nhân tạo.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150416-my-bao-dong-kha-nang-trung-quoc-lap-vung-phong-khong-o-bien-dong/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten