donderdag 2 april 2015

Hành trình 10 năm khám phá Sao Hỏa

Thứ hai, 13/1/2014 | 17:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ hai, 13/1/2014 | 17:00 GMT+7

Hành trình 10 năm khám phá Sao Hỏa

Kể từ khi thiết bị tự hành đầu tiên đổ bộ lên bề mặt Sao Hỏa, các nhà khoa học đã có nhiều phát hiện quan trọng như môi trường ẩm ướt phù hợp với sinh vật sống hay bằng chứng về hồ nước ngọt trên hành tinh này.
1_1389413048.jpg
Chương trình thám hiểm Sao Hỏa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bắt đầu thực hiện từ năm 2003, với việc đưa hai thiết bị tự hành Spirit và Opportunity lên hành tinh đỏ. Spirit đáp xuống bề mặt Sao Hỏa vào ngày 4/1/2004. Opportunity có mặt 3 tuần sau đó. Sau hơn 5 năm hoạt động, Spirit mất liên lạc với hệ thống kiểm soát trên Trái Đất từ tháng 3/2010, trong khi Opportunity vẫn tiếp tục nhiệm vụ tìm kiếm và thu thập dữ liệu.
3_1389414025.jpg
Hình ảnh đầu tiên từ bề mặt sao Hỏa được ghi lại từ thiết bị tự hành Spirit. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ trên Sao Hỏa, Spirit và Opportunity đã cung cấp các dữ liệu quan trọng về môi trường ẩm ướt trên hành tinh này có thể phù hợp với đời sống của vi sinh vật.
2_1389413608.jpg
Một trong những hình ảnh quan trọng được gửi về Trái Đất từ Sao Hỏa. Trong ảnh là một vết khoan được thiết bị tự hành Spirit để lại trên bề mặt khối đá núi lửa có tên là Mazatzal. Tại đây, Spirit đã phát hiện những dấu vết của nước chảy qua các vết nứt nhỏ trên đá.
4_1389414114.jpg
Hình ảnh 3D nổi về bề mặt Sao Hỏa được ghi lại từ camera điều hướng của Spirit. NASA công bố bức ảnh này vào ngày 6/1/2004.
6_1389414320.jpg
Các lớp bụi khí và hình ảnh giống như cồn cát trên hành tinh đỏ đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Ảnh chụp tháng 1/2004.
13-6026-1389587155.jpg
Những cồn cát trên bề mặt Sao Hỏa do thiết bị tự hành Opportunity chụp lại khi tiến sâu vào miệng núi lửa Endurance.
7_1389414523.jpg
Bức ảnh cuối cùng tại miệng núi lửa Gusev được ghi lại từ thiết bị tự hành Spirit vào tháng 2/2010. Spirit bị mất liên lạc hoàn toàn khi chỉ còn cách mục tiêu nghiên cứu tiếp theo 50 m.
8_1389414778.jpg
Thiết bị tự hành Spirit trên bề mặt Sao Hỏa với góc chụp 360 độ được ghi lại vào tháng 8/2005, với các tấm pin năng lượng mặt trời sáng lấp lánh.
11.jpg
Hình ảnh bao quát Sao Hỏa được kết hợp từ 817 bức ảnh chụp từ thiết bị tự hành Opportunity.
Thùy Linh (Theo Telegraph)

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hanh-trinh-10-nam-kham-pha-sao-hoa-2938924.html

Thứ hai, 13/1/2014 | 17:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ hai, 13/1/2014 | 17:00 GMT+7

Hành trình 10 năm khám phá Sao Hỏa

14.jpg
Sau thành công của Spirit và Opportunity, Curiosity là thiết bị tự hành thứ 3 được NASA đưa lên Sao Hỏa thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu hành tinh đỏ, với sứ mệnh đặc biệt là tìm kiếm sự sống trên hành tinh này. Trong ảnh là thiết bị tự hành Curiosity đổ bộ lên bề mặt địa hình đá do trầm tích tạo thành có tên gọi John Klein. 
sao-hoa.jpg
Màu sắc bên trong của một tảng đá nhỏ trên Sao Hỏa có tên gọi Sutton Inlier. Hòn đá có chiều rộng khoảng 12 cm, được phát hiện sau khi thiết bị tự hành Curiosity đi qua.
16.jpg
Kết quả thử nghiệm bằng máy khoan được thực hiện bởi thiết bị tự hành Curiosity. 
18.jpg
Quang phổ kế Alpha Particle X-Ray (APXS) trên thiết bị tự hành Curiosity. Hình ảnh này cho các nhà nghiên cứu biết được rằng APXS không bị đóng bụi và hoạt động bình thường trong quá trình Curiosity hạ cánh lên bề mặt đầy bụi của Sao Hỏa. 
19.jpg
Đỉnh Mount Sharp, địa điểm nghiên cứu cuối cùng của thiết bị tự hành trên Sao Hỏa. Đây là hình ảnh được ghi lại bằng thiết bị tự hành Curiosity vào tháng 8/2012. Các nhà khoa học đã xử lý màu sắc cho tấm ảnh này để quan sát cảnh quan hành tinh đỏ dưới điều kiện ánh sáng trên Trái Đất. Đây là phương pháp có thể giúp họ phân tích địa hình của nơi này.
mars-lake-2-620x479-3309-1386662023.jpg
Những dữ liệu mà thiết bị tự hành Curiosity tìm được hồi cuối tháng 12/2013 cho thấy hồ nước ngọt từng tồn tại trên hành tinh đỏ. Theo kết quả phân tích dữ liệu từ thiết bị thăm dò Curiosity, hồ nước trên Sao Hỏa được xác định tồn tại cách đây khoảng 3,6 tỷ năm và nằm ở vị trí gần xích đạo của hành tinh này.
Thùy Linh (Theo Telegraph)

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hanh-trinh-10-nam-kham-pha-sao-hoa-2938924-p2.html

Thứ tư, 11/12/2013 | 07:30 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ tư, 11/12/2013 | 07:30 GMT+7

Bằng chứng đầu tiên về hồ nước ngọt trên sao Hỏa

Thiết bị tự hành thăm dò sao Hỏa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây thu thập được những dữ liệu cho thấy hồ nước ngọt từng tồn tại trên hành tinh đỏ.
mars-lake-2-620x479-3309-1386662023.jpg
Hình ảnh mô phỏng hồ nước ngọt từng tồn tại trên Sao Hỏa. Ảnh: NASA
Theo kết quả phân tích dữ liệu từ thiết bị thăm dò Curiosity, hồ nước trên sao Hỏa được xác định tồn tại cách đây khoảng 3,6 tỷ năm và nằm ở vị trí gần xích đạo của hành tinh này.
Mặc dù hồ không còn tồn tại trên sao Hỏa ngày nay, kết quả kiểm tra bằng khoan thăm dò và phân tích hóa học các lớp đá mịn phát hiện những điều kiện thích hợp tương ứng với sự tồn tại của hồ nước.
Các lớp đá chứa dấu hiệu của carbon, hydro, oxy, nitro và lưu huỳnh, có thể cung cấp điều kiện sống hoàn hảo cho đời sống của các vi sinh vật đơn giản.
Theo Telegraph, dạng vi khuẩn nhỏ có tên là chemolithoautotrophs có thể từng có mặt trong các hồ nước ở sao Hỏa. Đây là loại vi khuẩn được biết đến với khả năng phát triển mạnh trong các điều kiện tương tự trên Trái Đất, thường được tìm thấy trong các hang động và ở miệng phun thủy nhiệt dưới đáy biển.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện được các mẫu đá trên sao Hỏa cung cấp bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của các hồ nước trên hành tinh đỏ", Sanjeev Gupta, một nhà nghiên cứu của Học viện Hoàng gia London trả lời AFP cho hay.
Nhóm nghiên cứu đồng thời tiến hành khoan sâu vào lớp đá bùn, đá sa thạch và tìm thấy các khoáng chất đất sét, cho thấy sự tiếp xúc của chúng với nước trong nhiều năm. Các đá sa thạch này cũng được tìm thấy ở nhiều con sông trên Trái Đất. Điều này khiến các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về dòng chảy của một con sông từng đi vào hồ nước và hồ nước này nằm dưới chân của một ngọn núi thấp.
Đây là phát hiện mới nhất cung cấp bằng chứng đáng tin cậy cho thấy môi trường của sao Hỏa có thể đảm bảo điều kiện sống cho một số loài vi sinh vật. Gupta cũng cho biết nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích mẫu vật từ các lớp đá nằm rải rác trên bề mặt miệng núi lửa để tìm thêm bằng chứng về môi trường sống trên hành tinh này.
Curiosity là robot tự hành thứ 4 được tạo ra để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sao Hỏa. Thiết tự bị hành bắt đầu thực hiện sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ từ tháng 8/2012. Chi phí để chế tạo robot nặng gần một tấn này là gần 2,5 tỷ USD.
Thùy Linh

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bang-chung-dau-tien-ve-ho-nuoc-ngot-tren-sao-hoa-2921594.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten