donderdag 2 april 2015

Dấu vết mới về sự sống trên sao Hỏa + Những hình ảnh ấn tượng

Thứ sáu, 27/3/2015 | 08:16 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ sáu, 27/3/2015 | 08:16 GMT+7

Dấu vết mới về sự sống trên sao Hỏa

Thiết bị tự hành Curiosity của NASA phát hiện dấu hiệu của nitrat, trong đá ở sao Hỏa. Chất này là một trong những yếu tố quan trọng giúp định hình sự sống trên Trái Đất.
32-si-8678-1427251852.jpg
Thiết bị tự hành Curiosity trên sao Hỏa. Ảnh: Reuters/NASA
Thiết bị phân tích mẫu vật (SAM) trên sao Hỏa xác định ba mẫu được tìm thấy gần khu vực hạ cánh của Curiosity. SAM làm nóng chúng trong một cấu trúc nhỏ giống như lò thí nghiệm, phân tích hơi tạo ra và phát hiện một lượng nitơ monoxit đáng kể.
"Thứ chúng tôi phát hiện là nitơ monoxit, nhưng chúng ta biết rằng trong các thí nghiệm, khi chúng ta làm nóng nitrat, chúng sẽ phân hủy theo cách có thể dự đoán được. Và đó là lý do vì sao chúng tôi nghĩ rằng đây là nitrat", RT dần lời Jennifer Stern của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nói.
Nitrat là một hình thức tự nhiên của nitơ trong đất. Nhóm chuyên gia loại trừ khả năng tiếp xúc với các chất hóa học khác và nhận thấy rằng kết quả phân tích vẫn hiển thị lượng nitơ đủ để vi sinh vật hình thành sự sống ở những vùng khô hạn nhất trên Trái Đất.
Các nhà khoa học từ lâu muốn tìm kiếm các phân tử carbon hữu cơ, "ứng viên" hàng đầu cho bằng chứng về sự sống trên sao Hỏa. Tuy nhiên, nitơ cũng là yếu tố cần thiết. Nghiên cứu được công bố hôm 23/3 cho rằng sao Hỏa chứa một dạng đặc biệt của nitơ có lợi cho sự tồn tại của đời sống vi sinh vật, nếu có tồn tại. Vi sinh vật sử dụng nitơ để hình thành các thành phần của sự sống như axit amin, nucleobase (cấu tạo ADN và ARN).
Nguồn nitrat trên sao Hỏa hiện chưa được xác định rõ. Chuyên gia của NASA tin rằng một cú sốc nhiệt lớn, do hiện tượng thời tiết hoặc va chạm thiên thạch gây ra, có thể là nguyên nhân và họ sẽ tiếp tục kiểm tra.
Anh Hoàng

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/dau-vet-moi-ve-su-song-tren-sao-hoa-3162110.html

Thứ ba, 31/3/2015 | 15:46 GMT+7

Những hình ảnh ấn tượng trên sao Hỏa

Thiết bị chụp ảnh trên tàu thăm dò của NASA ghi lại hình ảnh thung lũng, các vùng đất cằn cỗi hay miệng núi lửa của hành tinh đỏ.
Mê cung Noctis Labyrinthus trên bề mặt sao Hỏa. Tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm các thung lũng dốc cắt ngang, giống như một cấu trúc mê cung khổng lồ.
 
Vùng đất cằn cỗi bị xói mòn ở Aram Chaos, một miệng núi lửa rộng lớn gần xích đạo của sao Hỏa. Khu vực này đã gần bị đá trầm tích lấp đầy.
 
Miệng núi lửa đảo ngược ở khu vực Arabia Terra của sao Hỏa, có đường kính khoảng 250 m.
 
Một trong những đụn cát đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện trên bề mặt hành tinh đỏ, ở miệng núi lửa Proctor.
 
Vùng Nili Fossae chứa mỏ đất sét là một trong những khu vực thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Nơi này cung cấp các điều kiện nghiên cứu vật chất hữu cơ.
 
 
Đụn cát có hình thù giống một con rắn khổng lồ trên vùng đồng bằng Hella. Nó hình thành dưới tác động của những cơn gió thổi cùng một hướng trong thời gian dài.
 
Một miệng núi lửa mới hình thành.
 
Thiết bị tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (góc phần tư bên trái) và dấu vết mà nó để lại trên bề mặt hành tinh đỏ.
 
Bão bụi trên cao ở vùng đồng Amazonia Planitia.
 
Lốc bụi để lại những đường xoắn trên bề mặt sao Hỏa.
 

Anh Hoàng (Ảnh: NASA)

http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/nhung-hinh-anh-an-tuong-tren-sao-hoa-3175661.html


Geen opmerkingen:

Een reactie posten