Sự giàu nghèo của các quốc gia phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau. Có quốc gia giàu lên nhờ địa hình thuận lợi, tài nguyên thiên
nhiên phong phú, có quốc gia giàu lên nhờ chiến lược kinh doanh.
Tất
nhiên, quốc gia giàu có nhất không có nghĩa là người dân quốc gia ấy giàu có
nhất. Luôn có khoảng cách giàu nghèo tồn tại trong mỗi một quốc gia.
Dưới
đây là danh sách 10 quốc gia với những người dân giàu có nhất:
10.
Switzerland (Thu nhập bình quân đầu người 40.000 đô la)
Không ngạc nhiên
khi Thụy Sĩ lọt danh sách này. Thụy Sĩ là một trong những trung tâm tài chính
quan trọng nhất của châu Âu – nổi danh với những ngân hàng khổng lồ.
Có
thể nói rằng Thụy Sĩ là nơi tập trung nhiều tiền gửi nhất thế giới và điều đó
làm giàu cho đất nước Thụy Sĩ. Ngoài ra, các hãng công ty danh tiếng như Nestle,
Rolex, Logitech, và Credit Suisse cũng đóng góp không nhỏ cho đất nước này. Mức
thu nhập bình quân đầu người ở đây là hơn 40.000 đô la Mỹ.
9. Na Uy (Thu
nhập bình quân đầu người 51.000 đô la)
Na Uy không thuộc Liên minh châu
Âu EU, nhờ đó quốc gia này thoải mái tận dung các nguồn lực của mình. Được thiên
nhiên ban tặng nguồn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên dồi dào, Na Uy là quốc gia xuất
khẩu dầu hàng đầu thế giới (Chỉ sau Nga và Ả Rập Xê Út). Mức thu nhập trung bình
của Na Uy là 51.000 đô ;a Mỹ.
8. Singapore (Thu nhập bình quân đầu người
61.000 đô la)
Singapore là một trong những quốc gia có môi trường kinh
doanh thân thiện nhất thế giới. Singapore bao gồm 63 hòn đảo với diện tích vỏn
vẹn 270 km vuông.
Hầu hết người dân Singapore sống bằng nghề kinh doanh với
mức thu nhập bình quân đầu người lên tới 61.000 đô. Tuy nhiên chi phí sinh hoạt
ở đây cũng cao hàng đầu thế giới và cuộc sống khá áp lực.
7. Luxembourg
(Thu nhập bình quân đầu người 61.000 đô la)
Diện tích của Luxembourg vẻn
vẹn chỉ 50x30 km vuông. Là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới với dân số
dưới 500.000 người, Luxembourg khiến nhiều người ngạc nhiên khi lọt vào danh
sách này.
Tuy diện tích nhỏ nhưng nơi đây tập trung 250 ngân hàng lớn nhỏ
khác nhau. Trong số những ngân hàng này còn có tập đoàn các ngân hàng lớn nhất
của Liên minh châu Âu và trên thế giới. Mức thu nhập bình quân đầu người tại
quốc gia này là 61.000 đô la. Rất nhiều nhà tư bản tài chính đầu sỏ hiện đang
sinh sống tại Luxembourg.
6. Nhật Bản (Thu nhập bình quân đầu người
31.000 đô la)
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thế ba thế giới mặc dù đất nước
này không hề rộng lớn và được thiên nhiên ưu ái. Có được ngày hôm nay tất cả là
nhờ vào tinh thần làm việc sáng tạo của người dân Nhật Bản.
Những công
nghệ tiên tiến của Nhật Bản luôn được cả thế giới ngưỡng mộ. Các tập đoàn gia
đình của Nhật Bản luôn xếp vào nhóm những tập đoàn quyền lực nhất. Nhật Bản cũng
là nơi tập trung cao nhất của các triệu phú trên thế giới.
5. Trung Quốc
(100 tỷ phú)
Nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước chuyển biến đáng
kinh ngạc trong 30 năm qua. Hiện nay Trung Quốc có hơn 100 tỷ phú và dự kiến sẽ
tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Nhiều nhà kinh tế học dự đoán rằng
Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ trở thành thị trường lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Hạn chế duy nhất của quốc gia này là chính sách dân số chỉ cho phép sinh 1 con
khiến dân số đang có xu hướng già đi.
4. Ả Rập Xê Út (Thu nhập bình quân
đầu người 45.000 đô la)
Với nguồn dầu mỏ dồi dào, Ả Rập Xê Út nhanh chóng
trở thành sân chơi của những triệu phú. Đây là mảnh đất của những tòa nhà cao
nhất thế giới.
Khi nào dầu mỏ vẫn còn thì Ả Rập Xê Út tiếp tục là một
trong những quốc gia giàu có hàng đầu thế giới với thu nhập bình quân đầu người
lên tới 45.000 đô la Mỹ.
3. Kuwait (Thu nhập bình quân đầu người 48.000
đô la)
Kuwait là Ả Rập Xê Út thứ hai. Nằm trên vịnh Persian, giáp biên
giới với Ả Rập Xê Út và Iraq. Quốc gia này chứa 10% trữ lượng dầu mỏ trên toàn
thế giới và mang về nguồn tiền khổng lồ mỗi năm.
Đặc biệt, người dân nước
này không phải đóng thuế, số tiền họ kiếm được hoàn toàn là của họ. Nhờ đó,
những năm gần đây, số tỷ phú tại Kuwait tăng lên không ngừng.
2. Qatar
(Thu nhập bình quân đầu người 106.000 đô la)
Qatar là một trong những nền
kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Từng là một thuộc địa của Anh và giành
độc lập vào năm 1971. Đến năm 1940, Qatar tìm thấy mỏ dầu đầu tiên, kể từ đó
tiền chảy về quốc gia này như sông đổ về biển.
Qatar cũng không yêu cầu
người dân đóng thuế thu nhập cá nhân. Những năm gần đây Qatar còn đầu tư phát
triển du lịch. Mức thu nhập bình quân đầu người tại Qatar là 106.000 đô la
Mỹ.
1. Mỹ (422 tỷ phú)
Mặc dù nền kinh tế Mỹ đang có xu hướng đi
xuống những năm gần đây, Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều tỷ phú nhất. Con số gần đây
nhất là 422 người, nhiều gấp 4 lần tất cả các quốc gia khác cộng lại.
Mặc dù khá nhiều người dân Mỹ phải di cư sang vùng đất
khác vì thuế quá cao, rất nhiều người vẫn đổ về mảnh đất của Nữ thần tự do tìm
kiếm cơ hội làm giàu.
Phương Thảo (dịch theo The Richest)
GDO
Geen opmerkingen:
Een reactie posten